Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó việc phát triển vùng nguyên liệu dầu tràm cần có các chính sách sau:
- Hỗ trợ thành lập các loại hình tổ chức sản xuất (HTX, tổ hợp tác).
- Hỗ trợ chuyển đổi rừng trồng hiệu quả thấp sang các loại hình sản xuất khác có hiệu quả cao hơn, trong đó có trồng nguyên liệu cho chế biến tinh dầu tràm.
- Hỗ trợ tiếp nhận, ứng dụng công nghệ, lò chưng cất tiên tiến, hiện đại.
- Hỗ trợ về lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm.
Khôi phục, phát triển vùng trồng cây tràm nguyên liệu để sản xuất tinh dầu tràm sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường ở những địa phương có nghề chế biến tinh dầu tràm, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.
hồ vang
CHUYÊN ĐỀ DẦU TRÀM HUẾ
Huế nổi tiếng với nhiều đặc sản, trong đó có dầu tràm. Dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm thiên nhiên, đem lại nhiều tính năng hỗ trợ về sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Dầu tràm đã được nhiều người Huế và các tỉnh miền Trung sử dụng từ rất lâu. Trong những năm gần đây sản phẩm này được sử dụng phổ biến ở trong nước cũng như nước ngoài. Trong thời gian qua, các cơ sở SX-KD tập trung nhiều ở Phú Lộc, Hương Thủy, Phong Điền và Hương Trà đã tăng cường khai thác nguyên liệu tràm tự nhiên trên địa bàn, một số cơ sở đã đầu tư lò chưng cất, đầu tư thương hiệu, nhãn hiệu và ứng dụng nhiều hình thức kinh doanh để mở rộng thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.
Để dầu tràm Huế trở thành một trong những thương hiệu mạnh của Huế trong thời kỳ hội nhập, đáp ứng yêu cầu cao của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển, ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, các cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch, đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ về nguồn vốn, công nghệ, mở rộng quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp…, trong đó, vấn đề về mẫu mã, nhãn mác, chai lọ cho sản phẩm dầu tràm và xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử là một trong những điều kiện rất cần thiết để phát triển sản phẩm dầu tràm. Bài viết này, chúng tôi xin trình bày những nội dung liên quan đến các vấn đề trên và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm dầu tràm Huế, phát triển bền vững, phục vụ tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu.
Từ thực trạng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở SX-KD; có 54 lò chưng cất, tập trung chủ yếu tại 3 huyện Phú Lộc, Hương Thủy và Phong Điền, đa số là lò nhỏ, chỉ có vài cơ sở sử dụng lò chưng cất loại vừa như: Cơ sở sản xuất dầu tràm Anh Chiến; Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Nhân Tín; HTX Dầu Tràm Lộc Thủy và Công ty TNHH MTV Sản xuất tinh dầu Kim Vui… với sản lượng và doanh thu khá lớn.
Trên thị trường có rất nhiều loại nhãn hiệu dầu
tràm như: Lộc Thủy, Trường Hải, Kim Vui, Nhân Tín, Anh Chiến, Lộc Việt, Bé Thơ, Liên Mỹ, Cung Đình, Cung Đình Vỹ Dạ, Tiên Ông (Đà Nẵng), BabyMum, tinh dầu tràm An (Hà Nội)… các loại dầu này đều dán nhãn mác, tên thương hiệu, số điện thoại và giấy phép kinh doanh của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn có những cơ sở chế biến dầu tràm kém chất lượng, làm giả nhãn hiệu ở các chợ lớn, dọc đường quốc lộ 1A pha hóa chất mang nhãn hiệu sản xuất tại Huế, Lộc Thủy để chào bán. Bên cạnh đó, việc kinh doanh sản phẩm dầu tràm hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức như bán sỉ, bán lẻ và đóng gói, bao bì chai lọ với nhiều dung tích khác nhau, đa số chai thủy tinh có hình dạng dẹp, tròn và rất ít chai đặt theo khuôn, chai nhựa với nhiều dung tích 125ml, 120ml, 100ml, 75ml, 50ml, 30ml và 10ml…
Hiện nay, quy trình đóng gói, bao bì, chai lọ cho sản phẩm dầu tràm từ khâu thiết kế, chế tạo khuôn, mẫu đến sản xuất sản phẩm bao bì, chai lọ và đóng gói sản phẩm dầu tràm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật nên mẫu mã, hình thức của sản phẩm khá bắt mắt, tạo sự lôi cuốn cho khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh những cơ sở, doanh nghiệp làm tốt vấn đề này thì vẫn còn nhiều cơ sở chưa chú trọng đến hình thức, mẫu mã bao bì, sản phẩm nên mức tiêu thụ của sản phẩm còn hạn chế.
Về hoạt động xúc tiến thương mại và thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dầu tràm, trong thời gian qua, Sở Công Thương và các sở ngành liên quan xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch hoạt động, cụ thể như:
- Hàng năm hỗ trợ hàng chục lượt cơ sở tham gia trưng bày triển lãm, giới thiệu sản phẩm dầu tràm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh; xây dựng các chuyên đề, phóng sự quảng bá sản phẩm và mô hình trình diễn qua các phương tiện thông tin đại chúng, website Sở Công Thương…
- Thông qua các hội nghị kết nối cung cầu, một số cơ sở sản xuất dầu tràm trên địa bàn tỉnh có cơ hội trưng bày và giới thiệu sản phẩm, có cơ hội tiếp
CHUYÊN ĐỀ DẦU TRÀM HUẾ
Dầu tràm Kim Vui được giới thiệu tại Techmart 2015
cận với khách hàng và tìm đối tác để mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Thông qua các cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và tỉnh, cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng hàng lưu niệm Huế, các cơ sở sản xuất dầu tràm như Lộc Thủy, Trường Hải, Kim Vui, Nhân Tín, Anh Chiến... đã chú ý đến đầu tư mới về chai lọ, thiết kế nhãn mác cũng như đa dạng hóa sản phẩm, góp phần khẳng định về chất lượng, uy tín và có chỗ đứng trên thị trường.
- Thông qua chương trình khuyến công, chương trình khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, Sở Công Thương đã hỗ trợ vốn cho một số cơ sở chế biến dầu tràm để đào tạo nghề, đầu tư thiết bị máy móc và đăng ký nhãn hiệu quảng bá sản phẩm để phát triển sản xuất như cơ sở Mai Đình Hưng, Lộc Thủy, Kim Vui, Trường Hải…
Qua thống kê cho thấy có khoảng 10% trong tổng số 152 cơ sở SX-KD đã xây dựng website, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín như onlinefriday, Lazada, Sendo…, báo điện tử, diễn đàn, chẳng hạn như HTX Dầu tràm Lộc Thủy, cơ sở Dầu tràm Lộc Thiên, Tinh dầu Kim Vui, Nhân Tín... Ngoài ra, khoảng 25%-30% các cơ sở sản xuất kinh doanh và phân phối dầu tràm đã đẩy nhanh việc quảng bá bán hàng trên mạng xã hội, điển hình là Facebook dưới hình thức lập trang, nhóm hoặc cá nhân để bán, hoặc tham gia vào các diễn đàn, các trang rao vặt…
Việc ứng dụng thương mại điện tử để phát triển kinh doanh đã giúp các cơ sở SX-KD có cơ hội tiếp cận khách hàng tăng nhanh, hiệu quả, tăng nguồn thu và mở rộng thị trường khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử trong đó có chương trình hỗ trợ xây dựng website, phần mềm công cụ kinh doanh điện tử, hỗ trợ quảng bá trên các phương tiện truyền thông, các hội thảo tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử… đã giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nắm bắt và nhận thấy được lợi ích thiết thực từ việc ứng dụng thương mại điện tử đem lại, xem đây là một trong những chìa khóa thành công trong quá trình mở rộng thị trường kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.
Bên cạnh những thuận lợi trong việc ứng dụng thương mại điện tử của các đơn vị, đa số các cơ sở vẫn còn gặp khó khăn về vấn đề nhân lực, hạn
Việc phát triển công nghiệp bao bì, chai lọ và đóng gói trên địa bàn cần có sự đầu tư, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư cũng như các cơ sở SX-KD. Theo đó, nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để kêu gọi, thu hút đầu tư có quy mô lớn và vừa vào các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ và của tỉnh, quan tâm giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính; hỗ trợ về phát triển sản xuất: đào tạo nghề, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử; tạo điều kiện để phát triển SX-KD; hỗ trợ về đặt hàng thiết kế, chế tạo mẫu mã mới, khuôn, mẫu bao bì, chai lọ sản phẩm dầu tràm và quảng bá mẫu mới ra thị trường; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến đóng gói sản phẩm để bảo quản, vận chuyển; tạo điều kiện để liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất bao bì, chai lọ và các cơ sở sản xuất kinh doanh dầu tràm; giữa các cơ sở SX-KD dầu tràm với những chuyên gia đồ họa về nghiên cứu, sáng tác, thiết kế các mẫu mã mới về bao bì và kiểu dáng chai lọ phù hợp, mang nét văn hóa Huế. chế về trình độ công nghệ thông tin, đầu tư máy tính, internet dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất vẫn chưa quảng bá cũng như giao dịch trên môi trường trực tuyến, giảm khả năng cạnh tranh và hạn chế mở rộng thị trường tiêu thụ.
đến giải pháp
Để xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm dầu tràm Huế, phát triển bền vững, phục vụ tiêu
CHUYÊN ĐỀ DẦU TRÀM HUẾ
dùng, du lịch và xuất khẩu, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Quan tâm đầu tư khâu đóng gói, bao bì, để đẩy mạnh thương hiệu, tăng sản lượng và nguồn tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đặt chai theo khuôn mẫu hoặc các loại chai có dung tích đúng chuẩn, đúng quy cách. Thiết kế hộp, túi xách, bao bì mang biểu trưng, bản sắc văn hóa Huế, đóng gói hộp với nhiều kích cỡ.
- Đa dạng hóa sản phẩm dầu tràm như cao dầu tràm, dầu nước, hơi dầu… và hạn chế bán dầu tràm dưới dạng dầu nguyên liệu (có một số cơ sở bán dầu tràm dưới dạng nguyên liệu cho các cơ sở tại Đà Nẵng và tỉnh khác).
- Quan tâm giữa sản xuất và vùng nguyên liệu, nghiên cứu, chọn giống tràm phù hợp để phục vụ trồng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng trong các năm tới.
- Đăng ký sở hữu trí tuệ về tên và nhãn hiệu để bảo vệ thương hiệu trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Tiến hành kiểm định và công bố chất lượng sản phẩm dầu tràm, đáp ứng đủ các tiêu chí để đưa sản phẩm phân phối vào siêu thị và trung tâm thương mại. Xúc tiến thành lập Hội dầu tràm Huế.
- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử qua việc xây dựng, duy trì và phát triển website bán hàng, tham gia quảng bá mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Không nên vì lợi ích kinh tế, sử dụng các loại dầu tràm có pha hóa chất, không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm độ tin dùng, làm mất thương hiệu dầu tràm Huế.
- Chủ động phát hiện và thông báo với cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh không lành mạnh. Tổ chức, cá nhân tàng trữ, vận chuyển, SX-KD hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không có xuất xứ nguồn gốc, dầu có pha hóa chất…
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Sở Khoa học và Công nghệ: Tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất xây dựng và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, kiểm định chất lượng theo quy định pháp luật; Thông qua các chương trình bình chọn thương hiệu của trung ương và địa phương để tôn vinh công nhận thương hiệu sản phẩm dầu tràm chất lượng cho các cơ sở sản xuất; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ giống mới để phát triển vùng nguyên
liệu; Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về dầu tràm; Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm dầu tràm Huế; Hỗ trợ nghiên cứu, cải tiến mô hình ứng dụng lò chưng cất tinh dầu tràm cho năng suất cao và có hiệu quả kinh tế; sử dụng các phế thải từ sản xuất dầu tràm, xử lý môi trường…
- Sở Công Thương: Hỗ trợ các cơ sở SX-KD về xúc tiến thương mại: tham gia quảng bá sản phẩm, thương hiệu tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; Hỗ trợ tham gia hội nghị kết nối cung cầu; thúc đẩy ứng dụng phát triển thương mại điện tử như: hỗ trợ các cơ sở sản xuất và kinh doanh dầu tràm xây dựng website bán hàng, tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín, cổng thương mại điện tử của tỉnh; Hỗ trợ nguồn vốn khuyến công: tập huấn, đào tạo nghề, ứng dụng đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, bao bì; Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chỉ đạo Quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, các điểm kinh doanh để xử lý các sản phẩm dầu tràm làm giả, không có nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng (so với công bố), dầu pha chế hóa chất; Tham mưu UBND tỉnh thành lập Hiệp Hội dầu tràm Huế.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với Sở KH&CN, Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dầu tràm; Hỗ trợ nguồn vốn và khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi đất đồi, nghèo để phát triển trồng tràm; Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ở huyện Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà, Hương Thủy.
- Sở Y tế: Chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trực thuộc tiến hành kiểm định chất lượng dầu tràm cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
- UBND huyện, thị xã, thành phố: Đề xuất các chương trình hỗ trợ nguồn vốn khuyến công giúp các cơ sở sản xuất trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn đầu tư lò chưng cất dầu tràm, thiết kế nhãn mác, bao bì; Phối hợp với các ngành liên quan quy hoạch, xây dựng rừng tràm, hình thành vùng nguyên liệu trên địa bàn quản lý.
Lê Tự dũng
CHUYÊN ĐỀ DẦU TRÀM HUẾ