Bản đồ “biểu hiện gene (epigenome)” một mã di truyền thứ ha

Một phần của tài liệu khcn_thang_122015 (Trang 47 - 51)

mã di truyền thứ hai

Trong tháng Hai, một nhóm nhà di truyền học ở nhiều nơi trên đất Mỹ đã hoàn tất việc tạo dựng bản đồ biểu hiện gene loài người toàn diện nhất, trở thành đỉnh cao của một thập niên nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã có thể lập được bản đồ của hơn 100 loại tế bào nhân loại. Điều đó sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn mối liên hệ phức tạp giữa DNA với các loại bệnh.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

“…Tầm nhìn của chúng tôi là đưa Singapore trở thành một quốc gia thông minh-Một quốc gia mà tại đó con người được sống một cuộc sống ý nghĩa và đầy đủ, được hỗ trợ không gián đoạn bởi công nghệ, mang lại cơ hội đầy hấp dẫn cho tất cả mọi người”; trên đây là trích đoạn trong bài phát biểu của ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore, trong Lễ ra mắt Quốc gia thông minh, ngày 24/11/2015.

Trong nhiều năm trước, Chính phủ Singapore đã lập Văn phòng Chương trình quốc gia thông minh trực thuộc Văn phòng Thủ tướng và đặt mục tiêu trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới. Trong đó, nhiệm vụ chính là phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông để phục vụ mọi người dân và doanh nghiệp; và tất nhiên không thể thiếu trong cấu thành của một quốc gia thông minh là các thành phố thông minh (smart city). Hiện nay, xây dựng thành phố thông minh đang được rất nhiều nơi trên thế giới quan tâm và thực hiện. Nhiều thành phố ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada đã thực hiện

các dự án thành phố thông minh và gần đây Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng Đề án phát triển 100 thành phố thông minh.

Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có một số thành phố có những bước đầu tìm hiểu và triển khai dự án thành phố thông minh. Cụ thể là từ năm 2012, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của Việt Nam và là một trong 33 thành phố trên toàn thế giới được tập đoàn IBM hỗ trợ phát triển dự án “Thành phố thông minh hơn”; các thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đã có những bước triển khai cụ thể về những khía cạnh của thành phố thông minh như thử nghiệm sử dụng thẻ thay vì bán vé xe buýt theo kiểu truyền thống, sử dụng điện thoại di động để truyền tải thông tin tình trạng giao thông, xây dựng các giải pháp về chính quyền điện tử…

Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, tạo môi trường pháp lý quan trọng để phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và xã hội. Qua đó, việc ứng dụng, phát triển CNTT

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

và truyền thông được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tốt; nổi bật là các giải pháp về công sở điện tử, chính quyền điện tử từng bước được thực hiện có hiệu quả (ứng dụng GIS, các phần mềm điều hành, tác nghiệp; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; kê khai thuế, thủ tục hải quan trực tuyến...). Đồng thời, việc tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng thành phố thông minh cũng rất được quan tâm qua việc nghiên cứu mô hình kiến trúc tổng thể hướng đến thành phố thông minh, nghiên cứu đẩy mạnh các dịch vụ thông minh phục vụ công dân, tổ chức và nghiên cứu các nhóm lĩnh vực cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT đáp ứng tiêu chí thành phố thông minh… Và vừa qua, UBND thành phố Huế và Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển dự án thành phố thông minh Hàn Quốc, Công ty Nhà và Đất Hàn Quốc (thuộc Bộ Hạ tầng, Giao thông và Đất đai Hàn Quốc) đã hợp tác để bước đầu xây dựng kế hoạch dự án thành phố thông minh “U-City”.

Vậy khái niệm, yêu cầu về thành phố thông minh là như thế nào? Lợi ích do các giải pháp thành phố thông minh mang lại là gì?

Hiện nay, có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về thành phố thông minh. Một thành phố thông minh có thể được định nghĩa là một thành phố “tri thức” (knowledge), “số” (digital), “mạng” (cyber) phụ thuộc vào các mục tiêu do các nhà hoạch định ở các thành phố xác định. Tuy nhiên, ý tưởng chung về thành phố thông minh đều xuất phát từ việc phát triển của công nghệ điện toán đám mây trên internet cũng như từ áp lực việc điều phối nguồn lực tổng thể cho quản lý, vận hành thành phố một cách hiệu quả.

Như chúng ta đã biết, bất cứ một thành phố nào trên thế giới dù ở quy mô lớn hay nhỏ đều có ít nhất các chức năng và dịch vụ công ích thiết yếu sau: cơ sở hạ tầng xây dựng gồm hệ thống các tòa nhà, công viên và không gian công cộng; hệ thống năng lượng gồm có cơ sở hạ tầng để sản xuất và phân phối năng lượng (điện, ga); dịch vụ viễn thông kết nối cho người dân, doanh nghiệp; giao thông bao gồm hạ tầng giao thông, đường phố, các phương tiện đi lại; dịch vụ chăm sóc người dân gồm y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác; hệ thống nước sạch, nước thải và xử lý nước; hệ thống thanh toán kết nối giữa người gửi và người nhận liên quan tới

mọi thành phần kinh tế; an ninh xã hội gồm các cơ quan, nhân sự đảm bảo cho sự yên bình của người dân. Và như vậy, thành phố thông minh thông qua việc sử dụng các công cụ của CNTT và truyền thông để thu nhận, phân tích và tích hợp thông tin để vận hành thành phố với các chức năng và dịch vụ công ích thiết yếu nêu trên nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường, an toàn cộng đồng, duy trì tiến bộ xã hội và phát triển bền vững.

Do thành phố thông minh là thành phố sử dụng thông tin và CNTT trong mọi lĩnh vực của thành phố để quản trị thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững; nên thành phố thông minh có ba chức năng nòng cốt là thu thập thông tin, giao tiếp kết nối thông tin và xử lý thông tin.

Thứ nhất, thông tin được thu thập thông qua hệ thống các thiết bị cảm ứng thông minh, các thiết bị thu nhận thông tin được bố trí một cách hợp lý khắp thành phố để có thể đo lường và giám sát tình trạng hoạt động và cơ sở hạ tầng của thành phố. Ví dụ: công tơ thông minh có thể đo lường trực tiếp lượng sử dụng điện, ga, nước của một hộ gia đình; đồng thời có thể giám sát tình trạng đường truyền tại nơi cung cấp. Các thiết bị cảm ứng hoặc camera trên đường phố cung cấp các báo cáo về tình trạng đường phố và giao thông tại điểm thu nhận thông tin thông qua các hình ảnh, hệ thống định vị cùng với các báo cáo của trung tâm điều hành sẽ giúp cho người đi đường có thể xác định được đường đi tốt nhất để có thể tránh được tình trạng ùn tắc hoặc đi quãng đường nhanh nhất, tiết kiệm nhất.

Thứ hai, giao tiếp kết nối thông tin của thành phố thông minh là truyền dẫn thông tin thông qua hệ thống các đường truyền khác nhau như cáp quang hoặc mạng không dây với mục tiêu phủ rộng khắp mọi nơi, tới mọi người dân và mọi thiết bị thông tin.

Thứ ba, xử lý thông tin. Sau khi thu thập tổng hợp thông tin và truyền dẫn kết nối, xử lý thông tin tổng hợp tối ưu giúp chính quyền thành phố có được một bức tranh tổng thể và giúp cho người dân có được các chọn lựa, quyết định tối ưu nhất dựa trên điều kiện thực tế được cung cấp. Ví dụ: người dân sẽ lựa chọn thời gian, thiết bị sử dụng hợp lý nhất trong ngày dựa trên nhu cầu cá nhân và dữ liệu

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

tổng hợp chung của thành phố sao cho tiết kiệm điện, nước sinh hoạt nhất; sau đó, thành phố lại cập nhật thực tế tiêu thụ điện, nước mới giúp cho thành phố có phương án cung cấp điện, nước một cách hiệu quả và tránh được quá tải.

Qua các vấn đề được nêu ở trên, có thể thấy lợi ích do giải pháp thành phố thông minh mang lại là rất lớn.

Đầu tiên, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương; ví dụ như việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể nộp hồ sơ qua mạng. Trong quá trình đó, các thắc mắc đều có thể được trao đổi, giải đáp trực tuyến giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Các kiến nghị, đề xuất được thu thập, tổng hợp qua môi trường mạng để phục vụ cho việc rà soát, nâng cao chất lượng các dịch vụ công và hoàn chỉnh các kế hoạch, dự án, chương trình của thành phố.

Tiếp đến, người dân có thể dễ dàng tìm kiếm, sử dụng các dịch vụ thông qua môi trường mạng; doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trực tuyến, tiết kiệm tối đa được chi phí vận hành và có đầy đủ cơ hội, thông tin để quyết định các phương án kinh doanh, phương án phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Cuối cùng, giải pháp thành phố thông minh giúp xã hội phát triển bền vững, giúp cho người dân có được một môi trường sống thuận tiện, trong sạch, khỏe mạnh và an toàn với các giá trị như: chi phí sinh hoạt thấp, giao thông thuận tiện, giáo dục tốt, nước sạch, không khí trong lành, ít tội phạm, nhiều hình thức và dịch vụ giải trí…; khi đó, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với chính quyền thành phố sẽ tăng lên, điều này sẽ khuyến khích sự sáng tạo và tham gia một cách tích cực của người dân vào công tác quản lý xã hội.

Như vậy, có thể nói thành phố thông minh là một mô hình rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, để có thể phát triển bền vững, tạo ra môi trường sống tốt cho người dân, khi xây dựng dự án thành phố thông minh cần phải có những hành động và cách tiếp cận cụ thể, chú trọng đến các yếu tố, các điều kiện thực

tế của địa phương, của Việt Nam. Ở Thừa Thiên Huế đã có một số ngành (điện lực, cấp nước, viễn thông, ngân hàng, thuế, hải quan...) triển khai các giải pháp thông minh. Do đó, cần có đánh giá cụ thể hiện trạng công nghệ, kỹ thuật cũng như định hướng của các ngành, các đơn vị để khi thiết kế khung kiến trúc tổng thể có thể đấu nối thống nhất cả hệ thống một cách phù hợp, hiệu quả nhất.

Mỗi thành phố khi xây dựng thành phố thông minh thường đặt ra các ưu tiên riêng, nhưng tất cả các thành phố thông minh đều có 3 đặc điểm quan trọng: thứ nhất, hạ tầng CNTT, đây là điều kiện rất quan trọng đối với sự thành công của các dịch vụ thành phố thông minh hiện thời và đối với các nhu cầu dịch vụ được dự báo trong tương lai; thứ hai là thành phố phải có khung quản trị tích hợp và được định nghĩa chuẩn, nhiều hệ thống thông minh phải vận hành đồng bộ chỉ nhờ việc bám sát chặt chẽ các khung chuẩn chung; thứ ba, thành phố thông minh cần những người quản lý, sử dụng các dịch vụ cũng phải “thông minh”.

Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc tạo dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, vai trò của thị trường cũng rất quan trọng; Uber là một trường hợp điển hình. Cơ quan chức năng của nhiều nước phát triển đã mất nhiều công sức để làm sao cho việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân hiệu quả nhất (nhiều người có thể cùng chia sẻ hoặc sử dụng chung một phương tiện giao thông); tuy nhiên, kết quả vẫn rất hạn chế. Sự ra đời của Uber đã giải quyết rất tốt vấn đề này, nguồn lực xã hội đã được sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều; cơ chế thị trường và lợi ích cá nhân đã được vận dụng để tạo ra giải pháp mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh, rất nhiều người đăng ký sử dụng dịch vụ này, nó đã mang lại sự thuận tiện và lợi ích về kinh tế cho các bên liên quan.

* Một số nội dung trong bài viết được tham khảo từ tài liệu của Hội thảo “Đô thị thông minh: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, triển vọng tại Việt Nam”

Trần Quốc Thắng

Một phần của tài liệu khcn_thang_122015 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)