KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu KHCN-thang-12 (Trang 28 - 29)

Kết luận

- Ranh giới giữa các bể trầm tích được xác định/chính xác hóa đủ các luận cứ khoa học và độ tin cậy cần thiết nhằm định hướng cho hoạt động TKTD tài nguyên dầu khí nói riêng và khoáng sản nói chung cũng như góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

- Một số vấn đề cơ bản về kiến tạo Biển Đông được làm sáng tỏ, đối sánh và liên kết khu vực một cách tổng thể, thống nhất và hệ thống.

- Cấu trúc địa chất của các bể trầm tích, đới, vùng, cấu tạo và bẫy chứa đã được chính xác hóa bằng các số liệu mới với sự hỗ trợ của việc áp dụng công nghệ, phần mềm hiện đại, bảo đảm đủ độ tin cậy cho nghiên cứu phân vùng triển vọng và đánh giá tiềm năng dầu khí.

- Bộ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 cho toàn bộ thềm lục địa và vùng biển Việt Nam đã được thành lập, bao gồm: 05 bản đồ cấu tạo, 04 bản đồ đẳng dày, 02 bản đồ đá mẹ và mức độ trưởng thành, 01 bản đồ phân vùng kiến tạo, 01 bản đồ các cấu tạo triển vọng và tiềm năng, 04 bản đồ tập hợp cấu tạo triển vọng, 01 bản đồ phân vùng triển vọng dầu khí là bộ bản đồ lần đầu tiên được xây dựng khá đồng bộ, đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh trên cơ sở tổng hợp, liên kết hàng loạt bản đồ tương ứng ở tỷ lệ lớn hơn (1:200.000 - 1:500.000) của các bể trầm tích, đáp ứng được yêu cầu quy hoạch và quản lý tài nguyên, môi trường biển trong những năm trước mắt và lâu dài.

- Kết quả phân tích, đánh giá hệ thống dầu khí: đá sinh, đá chứa, đá chắn, bẫy và thời gian di cư HC của từng đới, vùng, khu vực và bể trầm tích đã làm cơ sở để xác định phạm vi phân bố và phân loại các tập hợp triển vọng bao gồm móng nứt nẻ trước Kz, cát kết Oligocen, cát kết Miocen, cacbonat Miocen, cũng như xác lập các phụ tập hợp triển vọng chi tiết (cát kết Miocen dưới, Miocen giữa - trên và Pliocen) trong một số bể trầm tích nhất định. Trên cơ sở đó xác lập và phân chia toàn bộ khu vực nghiên cứu thành 05 vùng triển vọng: vùng triển vọng cao (vùng triển vọng cao thiên về dầu/thiên về khí), vùng triển vọng khá (vùng triển vọng khá thiên về dầu/ thiên về khí), vùng triển vọng trung bình, vùng triển vọng thấp và vùng chưa rõ triển vọng.

- Kết quả tính trữ lượng dầu khí như sau:

- Trữ lượng tại chỗ các mỏ: Dầu 1.886,73 triệu m3 và khí 705,03 tỷ m3. Trữ lượng thu hồi dự kiến là 600,4 triệu m3 dầu và 356,83 tỷ m3

khí;

- Trữ lượng tại chỗ của các phát hiện: Dầu 523,7 triệu m3 và khí

728,92 tỷ m3; tương đương 1.252,53 triệu m3dầu quy đổi;

- Trữ lượng tiềm năng cấu tạo triển vọng: Dầu 2.628,3 triệu m3; Khí 3.052,56 tỷ m3; tương đương 5.680,86 triệu m3dầu quy đổi, phân bố theo tỉ lệ: móng nứt nẻ: 12%; cát kết Oligocen: 26%; cát kết Miocen: 49%; cacbonat Miocen: 12%; cát kết Pliocen: 1%.

- Trữ lượng tại chỗ chủ yếu tập trung ở các mỏ, phát hiện vừa và nhỏ có cấu trúc địa chất phức tạp nên công tác thăm dò, tận thăm dò, thẩm định và phát triển đòi hỏi yêu cầu cao hơn về công nghệ cũng như tài chính.Tổng trữ lượng tiềm năng các cấu tạo triển vọng tương đối lớn và tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích, khu vực nước sâu, xa bờ có thể tạo đột phá trong thăm dò dầu khí, song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức về kỹ thuật, kinh tế, chính trị.

- Kết quả thực hiện Dự án đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tiềm năng và trữ lượng dầu khí phục vụ các mục tiêu của Đề án 47 “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.

Kiến nghị

1. Trước mắt cần ưu tiên TKTD tại các vùng có triển vọng cao, triển vọng khá về dầu và khí ở các bể trầm tích trên thềm lục địa và vùng biển Việt Nam, chú ý đối tượng thăm dò cát kết Miocen.

2. Tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra cơ bản ở các bể trầm tích Hoàng Sa, Phú Khánh, Tư Chính - Vũng Mây và Trường Sa nhằm chính xác hóa cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí.

3. Nhanh chóng sử dụng và khai thác triệt để các tài liệu hiện có, đặc biệt của ngành Dầu khí để xây dựng kế hoạch và phương án thăm dò, đánh giá tài nguyên khoáng sản ngoài dầu khí (Gashydrat, kim loại hiếm…) ở những vùng nước sâu, xa bờ

Nghiên cu & Trin khai

Ngày nhận bài: 04/11/2016 Ngày chấp nhận đăng bài: 27/11/2016

Một phần của tài liệu KHCN-thang-12 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)