Được đánh giá là đơn vị có phong trào sáng kiến cải tiến mạnh nhất trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, năm 2015 Công ty đã áp dụng vào thực tế sản xuất, kinh doanh tổng số 314 đề tài và sáng kiến của 733 tác giả trên tất cả các lĩnh vực, với giá trị làm lợi hơn 70 tỷ đồng. Công ty hiện đang có 3 dây chuyền sản xuất axít sunphuríc, sản lượng 280.000 tấn/năm; 2 dây chuyền sản xuất supe phốt phát đơn với sản lượng 800.000 tấn/năm, hàm lượng P2O5hữu hiệu 16¸16,5%; 1 dây chuyền sản xuất lân nung chảy với sản lượng 100.000 tấn/năm, hàm lượng P2O5 hữu hiệu 15¸17%; 4 dây chuyền sản xuất phân bón NPK với sản lượng 730.000 tấn/năm, chủ yếu sản xuất các loại phân bón NPK có hàm lượng dinh dưỡng trung bình và thấp. Do đó, các sáng kiến, cải tiến của Công ty xoay quanh việc nghiên cứu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Đó là việc nghiên cứu, triển khai thực hiện sản xuất sản phẩm lân nung chảy hàm lượng cao dạng bột và hạt với hàm lượng P2O5hữu hiệu 17¸18 % để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Malaysia, Nhật Bản, New Zealand… Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, tăng sản lượng phân bón supe lân, lân nung chảy và NPK xuất khẩu ra thị trường quốc tế; Nghiên cứu sản xuất supe lân hàm lượng cao >28% P2O5hữu hiệu.
Bên cạnh đó, Công ty còn tiếp tục từng bước triển khai thực hiện các dự án và giải pháp nhằm đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, giữ vững uy tín về chất lượng sản phẩm gắn với công tác bảo vệ môi trường nhằm xây dựng Công ty theo hướng phát triển ổn định và bền vững như việc đầu tư dây chuyền sản xuất axít sunphuric 300.000 tấn/năm kết hợp phát điện bằng hơi nhiệt thừa; Dây chuyền NPK hàm lượng dinh dưỡng cao; Xử lý nước thải của các dây chuyền sản xuất supe và một phần của dây chuyền lân nung chảy.
Ngoài ra, Công ty còn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, hệ thống chăm sóc trách nhiệm (RC) và hệ thống phòng thí nghiệm hợp chuẩn (VILAS 134) để kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra sản phẩm, quyết tâm xây dựng thương hiệu phân bón Supe Lâm Thao là thương hiệu hàng đầu Việt Nam và trong khu vực
Vừa qua, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) lần thứ 2 vinh dự được nhận “Chứng chỉ vận hành xuất sắc” do hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch) - nhà cung cấp bản quyền công nghệ sản xuất Ammoniac (NH3) - trao tặng.
Theo báo cáo từ hệ thống theo dõi thiết bị tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Xưởng sản xuất NH3của Nhà máy đã hoạt động ổn định liên tục trong 279 ngày đêm không ngừng nghỉ, từ ngày 21/9/2015 đến 27/6/2016, phá vỡ mốc thành tích 188 ngày đạt được trước đó vào ngày 28/3/2013.
Ông Alok Verma, Giám đốc điều hành Haldor Topsoe A/S khu vực châu Á trong chuyến thăm và làm việc tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ ngày 3/8/2016 đã trực tiếp trao “Chứng chỉ vận hành xuất sắc” tới đại diện lãnh đạo PVFCCo và Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Phát biểu chúc mừng thành tích xuất sắc này, ông khẳng định Đạm Phú Mỹ là một trong số các nhà máy sử dụng công nghệ Haldor Topsoe tốt nhất trên toàn thế giới. “Đóng góp vào thành tích hoạt động xuất sắc của Xưởng Amoniac, công nghệ, thiết bị của Haldor Topsoe chỉ là một phần; phần lớn nhất và quan trọng nhất thuộc về năng lực và nỗ lực của đội ngũ nhân sự vận hành các thiết bị đó. Tôi xin chúc mừng các bạn đã có một đội ngũ tuyệt vời như vậy”, ông Alok Verma nói. Xưởng Amoniac là một trong những phân xưởng quan trọng nhất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Từ khi đi vào hoạt động năm 2004, Nhà máy Đạm Phú Mỹ luôn hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả. Nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Xưởng, PVFCCo đang triển khai dự án nâng công xuất Xưởng Amoniac từ 450.000 tấn/năm lên 540.000 tấn/năm, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017. Sản lượng NH3tăng thêm sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất phân bón NPK Phú Mỹ và một phần đáp ứng nhu cầu NH3trong nước còn thiếu hụt rất lớn.
Tổ hợp NH3(mở rộng) - Nhà máy NPK Phú Mỹ có diện tích hơn 15 ha, được xây dựng trong khuôn viên Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng mức đầu tư của Tổ hợp là gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 237 triệu USD), trong đó 70% là vốn vay và 30% còn lại là vốn của chủ đầu tư, gồm 2 công trình: Xưởng NH3(mở rộng) và Nhà máy NPK Phú Mỹ.
Dự án NH3(mở rộng) sẽ tăng công suất xưởng NH3 tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ thêm 90.000 tấn/năm (từ 450.000 tấn/năm hiện nay lên 540.000 tấn/năm), sử dụng cùng công nghệ của hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch). Liên danh Nhà thầu thực hiện là Tập đoàn Technip (cũng chính là Nhà thầu xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ) và Tổng công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC). Sản phẩm NH3tăng thêm được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất phân bón NPK Phú Mỹ và một phần nhằm đáp ứng nhu cầu NH3trong nước hiện còn thiếu hụt rất lớn.
Hiện nay ở Việt Nam, NPK đang được sản xuất theo kiểu trộn 3 hạt hoặc vê viên thành 1 hạt. NPK Phú Mỹ là nhà máy đầu tiên của Việt Nam sản xuất theo phương pháp hóa học. Công nghệ này cho phép kiểm soát được độ đồng đều của các chất dinh dưỡng trong 1 hạt phân bón, bảo đảm độ tan và độ cứng của sản phẩm một cách tối ưu nhất, giúp cây trồng hấp thu đồng đều các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và thổ nhưỡng.
Công nghệ sản xuất Amoniac của Phú Mỹ có thể tóm lược qua 8 bước sau đây:
Bước 1: Làm sạch khí nguyên liệu. Tại đây, khí thiên nhiên có chứa tạp chất được khử lưu huỳnh tới 0,05ppm (phần triệu) thể tích trong lò phản ứng với xúc tác và qua tháp hấp thụ H2S.
Bước 2: Quá trình Reforming sơ cấp: Khí thiên nhiên sạch cùng hơi nước được đun nóng lên 533oC, áp
suất 35 bar, rồi đưa vào lò phản ứng có xúc tác để chuyển hóa thành hỗn hợp CO, CO2và H2.
Bước 3: Quá trình Reforming thứ cấp: nhằm chuyển hóa hoàn toàn lượng Mêtan còn dư sau phản ứng Reforming sơ cấp, trong điều kiện: Xúc tác: Niken, Nhiệt độ khoảng 700 - 9000C, Áp suất: 33 Bar, thành khí CO, CO2và hơi nước
Bước 4: Chuyển hóa khí CO với xúc tác: Fe3O4+ Cr2O3/Fe3O4+ CuO, Nhiệt độ: Cao/Thấp = 360/1900C, Áp suất: 35 Bar, với hơi nước tạo thành CO2và H2.
Bước 5: Khí phản ứng được tách CO2 bằng công nghệ rửa với dung dịch Metyl Dietanol Amin (MDEA - công nghệ của BASF)
Bước 6: Chuyển hóa Metan : lượng CO và CO2 còn sót lại được chuyển hóa thành Metan.
Bước 7: Tổng hợp Amoniac (NH3):
- Khí Nitơ (N2) từ không khí qua thiết bị tách N2có độ tinh khiết đến 99,99%.
- Khí Nitơ tác dụng với Hydro trong điều kiện xúc tác: Fe, Nhiệt độ: 2540C, Áp suất 140 bar tạo thành khí Amoniăc (NH3).
Bước 8: Làm lạnh và thu hồi Amoniac
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tránh bị làm giả. Bởi thực tế hiện nay, NPK sản xuất theo phương pháp truyền thống trộn 3 hạt là loại phân bón bị làm giả nhiều nhất.
Khi đi vào hoạt động, sản phẩm do Nhà máy NPK Phú Mỹ sản xuất sẽ đáp ứng được 2/3 nhu cầu phân bón NPK cho nông nghiệp, góp phần thay thế phần lớn hàng nhập khẩu. Đây cũng là cách để PetroVietnam đi vào chế biến sâu các sản phẩm từ khí cho nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng cao
Bc tin Công ngh