XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu KHCN-thang-12 (Trang 46 - 47)

Trong quá trình sản xuất, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở công nghệ luyện gang, công nghệ luyện thép dưới dạng xỉ lò cao, xỉ lò điện. Đây là chất thải được tái sử dụng cho sản xuất, làm vật liệu xây dựng, làm phụ gia xi măng...

Riêng về chất thải nguy hại, các chi nhánh thành viên của Công ty đều đã được cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Hiện nay, công tác thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại tại Công ty đều được thực hiện theo phương án cấp sổ chủ nguồn thải, định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý môi trường địa phương. Đầu tư xây dựng các nhà kho lưu chứa chất thải nguy hại với giá trị hàng trăm triệu đồng.

Cùng với đó là áp dụng thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng thực hiện công nghiệp hóa ít tác động tiêu

cực đến môi trường. Các dự án đầu tư sản xuất phải đáp ứng kinh phí xử lý môi trường đạt 20% tổng kinh phí dự án. Thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT và đề án BVMT tại các đơn vị theo đúng quy định. Các chương trình quan trắc, giám sát môi trường hàng năm được thực hiện có hiệu quả là cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề còn tồn tại về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Công ty thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCNV về phát triển bền vững.

Ngoài việc phát huy vai trò của người lao động cùng tổ chức công đoàn trong việc áp dụng công nghệ sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường lao động, Gang Thép Thái Nguyên còn tham gia vào các chương trình sản xuất sạch hơn của Bộ Công Thương phát động, triển khai tích cực việc giảm thiểu phát thải, tiết kiệm năng lượng. Hàng năm tổ chức thực hiện công tác sáng kiến, cải tiến công nghệ, tiết kiệm giá thành với giá trị làm lợi hàng trăm tỷ đồng.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả về công tác BVMT, Công ty Cổ

Bc tin Công ngh

phần Gang thép Thái Nguyên vẫn còn có một số khó khăn và tồn tại. Hiện nay, năng lực xử lý chất thải nguy hại cũng như công nghệ xử lý tại Việt Nam còn chưa đáp ứng hết nhu cầu xử lý chất thải nguy hại của đơn vị theo quy định. Chính vì vậy, việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, Công ty đang triển khai thực hiện quan trắc môi trường theo các báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án Bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Năm 2013 Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn QCVN 53:2013/BTNMT quy chuẩn nước thải quốc gia về nước thải ngành công nghiệp thép và quy chuẩn QCVN 51:2013/BTNMT quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp ngành thép. Đề nghị có hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện quan trắc môi trường doanh nghiệp cần thực hiện theo đánh giá tác động môi trường hay QCVN.

Trong năm 2017, lộ trình kế hoạch chi tiết cho công tác BVMT được Công ty đề ra gồm 3 nhiệm vụ chính: Thực hiện công tác giám sát quan trắc môi trường theo đúng quy

định; Xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá; Xây dựng kế hoạch lắp đặt thiết bị quan trắc tự động về môi trường theo quy định

Tuổi trẻ Thái Nguyên trồng cây bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu KHCN-thang-12 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)