công ty Phân bón và Kerala của Ấn Độ (FCI) tại Sindri, Bihar (50 năm) là các nhà máy phân bón quy mô lớn đầu tiên thiết lập với một tầm nhìn để xây dựng một cơ sở công nghiệp có thể tự cung tự cấp trong ngành trồng trọt.
Tiếp sau đó, các cuộc cách mạng xanh ở giữa những năm 1960 đã tạo một động lực cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp phân bón ở Ấn Độ. Thập niên 1980 và 1990 chứng kiến một sự bổ sung đáng kể cho năng lực sản xuất phân bón. Công suất lắp đặt các nhà máy đạm như trên đã đạt đến một mức độ 12,3 triệu tấn nitơ (công suất lắp đặt là 21triệu tấn urê) và 5,7 triệu tấn P2O5(31/3/2008) đã làm cho Ấn Độ là nước sản xuất phân bón đứng thứ 3 trên thế giới. Sự tích tụ nhanh chóng của năng lực sản xuất phân bón trong cả nước đã đạt được là kết quả của một môi trường chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho đầu tư lớn trong cộng đồng, hợp tác xã và khu vực tư nhân. Hiện nay, Ấn Độ có 51 nhà máy phân bón có quy mô lớn trên cả nước sản xuất các loại phân đạm, và phân bón tổng hợp.
Tuy nhiên, nói đến Ấn Độ là nhắc đến câu chuyện về nông nghiệp hữu cơ. Mà nói đến câu chuyện về nông nghiệp hữu cơ ở Ấn Độ không thể không nhắc đến Bhaskar Save - người được mệnh danh là thánh sống của nông nghiệp hữu cơ nổi tiếng khắp thế giới bởi những triết lý canh tác hài hòa với thiên nhiên và hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của hóa chất. Với triết lý và cách làm này, tên tuổi của Bhaskar Save không những đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Ấn Độ, mà nông nghiệp hữu cơ còn trở thành một định hướng quan trọng của mọi đất nước có nền nông nghiệp phát triển.
Năm 1951, cùng với việc làm hệ thống tưới tiêu, ông trở thành người đầu tiên ở làng sử dụng phân bón hóa học. Ông bắt đầu có những vụ mùa bội thu tới mức giám đốc một công ty phân bón đã trao cho ông quyền đại diện để tiếp thị sản phẩm! Ông đã bị thuyết phục, cũng như bắt đầu đi thuyết phục người khác về hình thức trồng trọt mới và trở thành “người nông dân kiểu mẫu” trong những ngày
đầu của “cuộc cách mạng Xanh”. Nhưng Save sớm nhận ra rằng, ông đã đi vào vòng luẩn quẩn với việc sử dụng phân hóa học. Để tránh giảm sản lượng, ông phải sử dụng ngày càng nhiều phân bón vô cơ. Và ông đã chuyển sang dùng phương pháp nông nghiệp hữu cơ. Nhưng ông không chuyển đổi toàn bộ trang trại sang canh tác hữu cơ ngay. Trước hết, với những sản phẩm rau để bán, ông vẫn tiếp tục sử dụng phân bón hóa học. Ban đầu, năng suất cây trồng giảm đáng kể. Nhưng cũng chính lúc đó ông nhận ra rằng, ông đã được hưởng lợi từ việc giảm chi phí sản xuất, khiến ông thu lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên chuyển hướng canh tác. Kết quả, ông đã gần như nhân đôi số ruộng và xây được một căn nhà nhỏ cho gia đình mình. Đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm rau do thừa cung, ông chuyển sang trồng cây ăn quả và cây lấy hạt. Cuối cùng, ông chấm dứt sử dụng mọi chất hóa học trên nông trại. Ngày càng có những phát triển đa dạng trên cánh đồng của ông: không chỉ có chuối, ông còn trồng cả dừa và đu đủ. Ông đã xây dựng hệ thống luống đánh cao, được ngăn cách bởi các rãnh tưới tiêu, để trồng cây. Dần dần, hình thức canh tác hữu cơ đem lại năng suất cao hơn (trong khi chi phí lao động đầu vào giảm đáng kể), dẫn đến thu nhập tăng.
Dù mới đi vào triển khai khoảng hơn chục năm trở lại đây, nhưng nông nghiệp hữu cơ đang làm thay đổi bộ mặt của nông thôn Ấn Độ. Rất nhiều mô hình trang trại hữu cơ như trang trại của lão nông Bhaskar Save đang dần được nhân rộng và phát triển."Lợi ích to lớn và thân thiện với môi trường là những lý do khiến nông nghiệp hữu cơ đang thu hút ngày càng nhiều nông dân Ấn Độ. Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ luôn có giá trị cao hơn 10-20% các sản phẩm thông thường, cũng như nguồn cầu ổn định từ thị trường nước ngoài hay từ các đô thị lớn, nơi an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu", một chuyên gia nông nghiệp lý giải.
Bên cạnh đó, giá của thuốc trừ sâu và phân bón không ngừng tăng cao, nhiều giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất cao nhưng chi phí quá lớn cũng khiến nông dân rơi vào cảnh nợ nần. Canh tác hữu cơ giúp giảm bớt đến 70% chi phí đầu vào khi nông dân có thể chủ động sản xuất phân hữu cơ thay thế phân hóa học từ nguồn nguyên liệu sẵn có. Ngoài ra, không chỉ giúp cho sản lượng gia tăng, thu nhập của nông dân được cải thiện, nông nghiệp hữu cơ còn góp phần làm hồi sinh phần đất bị nhiễm độc bởi thuốc trừ sâu thông qua các phương thức canh tác tự nhiên.