7. Kết cấu của đề tài
1.2. Vai trò của QHLĐ đối với doanh nghiệp
Trong phạm vi DN, QHLĐ là mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ trong việc thực hiện các qui định của pháp luật lao động và các cam kết của DN về HĐLĐ, TƯLĐTT, tiền lương, BHXH, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATVSLĐ và các điều kiện khác nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Xây dựng mối QHLĐ hài hòa có mối liên kết trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của DN. Việc cân bằng lợi ích của NLĐ và NSDLĐ là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công của DN. Thực tế cho thấy, khi mối QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ được “cải thiện” thì lợi ích hai bên đều được bảo đảm. Rõ ràng, khi nhận thức và lợi ích của CNLĐ được nâng lên thì ý thức hành động của CNLĐ cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đó là việc chấp hành pháp luật, nhiệt tình và trách nhiệm cao trong sản xuất, cống hiến công sức,
trí tuệ làm ra sản phẩm chất lượng đem lại lợi nhuận cho DN. Ngược lại, DN phát triển sẽ bảo đảm được việc làm và thu nhập ổn định cho CNLĐ; đáp ứng một số đề xuất, kiến nghị chính đáng của CNLĐ về tăng lương, tăng hỗ trợ phụ cấp chuyên cần, nhà trọ, xăng xe...; tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động, thúc đẩy phong trào thi đua lao động, sản xuất làm lợi và tạo dựng uy tín, thương hiệu cho DN. Tuy nhiên, mối quan hệ biện chứng này phải luôn được tạo dựng và “nuôi dưỡng” thường xuyên, bởi nó luôn luôn biến đổi và phụ thuộc rất nhiều vào lợi ích hài hòa của cả NSDLĐ và NLĐ.