7. Kết cấu của đề tài
2.1. Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp SXPTTB PCCC Công ty TNHH
2.1.6. Đặc trưng về quan hệ lao động tại Xí nghiệp SXPTTB PCCC
Chi nhánh Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long
Xí nghiệp SXPTTB PCCC Chi nhánh Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước - tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao nên có những đặc trưng sau:
- Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập.
Việc thành lập Xí nghiệp dựa trên nguyên tắc thành lập ngành sản xuất thiết bị PCCC là ngành đặc thù theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Xí nghiệp do Nhà nước đầu từ vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước,
tài sản của Xí nghiệp là một bộ phận của tài sản Nhà nước. Xí nghiệp sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao.
- Xí nghiệp do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu
kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
- Nhà nước quản lý xí nghiệp thông qua Bộ Công An có thẩm quyền
theo phân cấp của Chính phủ. Bao gồm những nội dung sau:
- Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp.
- Những quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu tổ
chức trong xí nghiệp như hội đồng quản trị, Tổng giám đốc...
- Hoạt động của xí nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu
kinh tế xã hội do nhà nước giao.
- Xí nghiệp được giao thực hiện hoạt động công tích thì nhằm đạt
được các mục tiêu kinh tế xã hội.
- Xí nghiệp là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao.
Xí nghiệp SXPTTB PCCC hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau song các ngành mua bán và cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy sử dụng nhiều lao động hơn cả. Công ty cũng thể hiện được QHLĐ thị trường - quan hệ làm chủ và làm thuê - rõ ràng nhất. Tuy nhiên mâu thuẫn giữa hai bên rất hay nảy sinh, vấn đề bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và giải quyết những vướng mắc trong quan hệ này là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc thành lập tổ
chức Công đoàn lại không đơn giản mà tùy thuộc vào ý thức, quan điểm của cả NSDLĐ lẫn NLĐ.
Thời gian qua, thông qua nhiều hình thức tuyên tuyền, phổ biến đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và chủ công ty. Nhận thức của các cấp lãnh đạo của công ty về xây dựng QHLĐ được nâng cao. Hoạt động tổ chức Công đoàn có sự đổi mới, từng bước đi vào thực chất, tích cực phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Những kết quả trên đã góp phần xây dựng QHLĐ hài hoà; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, cải thiện điều kiện làm vệc, nâng cao đời sống người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình QHLĐ tại doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại, đơn cử như tình trạng vẫn còn tồn tại một số sai sót về công tác bảo hiểm, tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.
Trước thực tế trên, Ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Mau chóng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trong triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến lao động và QHLĐ trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích của các mối quan hệ bên trong QHLĐ.
Cùng với đó, gắn việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW với việc triển khai Bộ luật Lao động, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới", các chương trình, đề án, chính sách của công ty về lao động
và QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ cũng đã được xây dựng đưa vào kiểm nghiệm thực tế. Qúa trình thực hiện kế hoạch phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tế và tình hình phát triển của công ty; tổ chức thực hiện nghiêm túc, gắn với thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề mới nảy sinh.
Mục tiêu sắp tới của công ty là đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động; phối hợp giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động và đình công.