Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam có sự tăng trưởng bứt phá do phát triển sau muộn so với các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử (TMĐT) được đánh giá là đầy sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Theo báo cáo của Nielsen tại VOBF 2017, 45% người dân Việt Nam tiếp cận internet với thời gian truy cập trung bình 2 giờ/ngày. Thêm vào đó, hội thảo Creative Commerce 2017 thống kê 91% người dân sở hữu điện thoại thông minh và nhận định sự nổi lên nhanh chóng của các thiết bị kết nối (smartphone, tablet). Đây là những yếu tố quan trọng góp phần chuyển dịch nhu cầu mua hàng trực tuyến.
Theo những điều kiện thuận lợi trên, thị trường TMĐT Việt Nam phát triển ổn định trong những năm gần đây và được kỳ vọng bứt phá trong tương lai. Theo Kantar Worldpanel (2017), thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn thể hiện sức hút và tiềm năng phát triển rất lớn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thuộc tốp đầu thế giới với con số ổn định 35%/năm, chỉ đứng sau Thái Lan và Malaysia nhưng dẫn trước những quốc gia phát triển công nghệ như Trung Quốc, Hàn Quốc. Nếu trong năm 2013, doanh thu từ các giao dịch trực tuyến chỉ đạt mức 2,2 tỷ USD thì 3 năm sau con số đã tăng lên 4 tỷ USD, chi tiêu bình quân khi mua hàng online tăng từ 120 USD/người lên 160 USD/người.
Cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử ngày càng được hoàn thiện. Theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, số lượng thẻ ngân hàng phát hành đang tăng lên nhanh chóng, giá trị giao dịch thẻ tăng trưởng liên tục và ổn định. Tính đến 6/2018, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 141,5 triệu thẻ. Thêm vào đó, hầu hết các ngân hàng đã tích hợp nhiều tính năng, ứng dụng thanh toán trực tuyến trực tiếp các dịch vụ như: tiền điện, tiền nước, bảo hiểm, phí viễn thông, giao thông, mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, theo xu hướng thị trường, hơn 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 39 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Có thể thấy, cơ sở
hạ tầng đáp ứng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt đang dần hoàn thiện để đảm bảo các hoạt động thanh toán diễn ra an toàn và nhanh chóng.
Thêm vào đó, dịch vụ vận chuyển vẫn trong quá trình nâng cao chất lượng.Để hỗ trợ cho TMĐT Việt Nam phát triển vững chắc, ngày càng nhiều doanh nghiệp phục vụ dịch vụ vận chuyển gia nhập thị trường như Shipchung.vn, Giaohangtietkiem, Giaohangnhanh,… Ngoài ra, sự có mặt của dịch vụ vận chuyển theo yêu cầu (On-demand) – điển hình như Ahamove, kết nối xe tải dịch vụ với người dùng tương tự mô hình của Grab và Uber. Tất cả dịch vụ vận chuyển đã góp phần đẩy tốc độ quá trình luân chuyển hàng hóa, đáp ứng mong đợi của khách hàng, đồng thời tăng sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ mua sắm trực tuyến.
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2018 của Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 4,97 tỷ USD, chiếm 3,18% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%.
Kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây.
Hình 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên mạng xã hội
Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại Việt Nam năm 2018
Bên cạnh mạng xã hội thì sàn giao dịch thương mại điện tử là một công cụ hữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn trong vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi. Năm 2018 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát triển khai kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2017.
Hình 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch điện tử
Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2018
28% 34% 32% 35% 72% 66% 68% 65% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Có Không 15% 13% 13% 11% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Năm 2015 đã đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng thương mại di động. Song song với sự phát triển của hạ tầng di động, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh trên nền tảng mới này, từ khâu nâng cấp website tương thích với thiết bị di động tới việc phát triển các ứng dụng. Tuy nhiên xu hướng này có vẻ chững lại với tỷ lệ website tương thích với thiết bị di động không tăng. Có thể thấy nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thấy hiệu quả từ nền tảng này và nhu cầu mua sắm trên nền tảng di động chỉ phù hợp với những thành phố phát triển như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, còn xét về tổng thể cả nước thì mức độ phát triển chưa cao và đồng đều.
Hình 2.3: Tỷ lệ DN sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động để bán hàng
Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
Hình 2.4: Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm
Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
Về hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức: mạng xã hội, website của doanh nghiệp, ứng dụng di động và trên các sàn giao dịch TMĐT, doanh nghiệp có
19%
81%
Tỷ lệ DN sử dụng các ƯD trên thiết bị di động
Có Không 15% 26% 19% 17% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
xu hướng đánh giá tốt hiệu quả của mạng xã hội và website doanh nghiệp (với tỷ lệ tương ứng 66% và 71% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả cao hoặc trung bình cho 2 hình thức này).
Hình 2.5: Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng
Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
Về quy mô, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm (Compound Average Growth Rate – CAGR) của giai đoạn 2016– 2208 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ sau
34% 29% 43% 40% 50% 48% 44% 44% 16% 23% 13% 16% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Mạng xã hội Website Ứng dụng di động Sàn TMĐT Cao Trung bình Thấp