2.2.2.1. Kết quả đạt được
Thời gian đầu, TMĐT hình thành với quy mô rất nhỏ và số lượng người tham gia còn hạn chế và còn thiếu môi trường pháp lý. TMĐT chính thức được thừa nhận ở Việt Nam khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cùng nhiều Nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử được ban hành năm 2006 đã đánh dấu giai đoạn phổ cập TMĐT kéo dài trong 10 năm từ năm 2006 đến năm 2015. Từ năm 2015 đến nay, ngày càng nhiều người dân và doanh nghiệp tham gia mua bán và kinh doanh trực tuyến. So với giao dịch theo phương thức truyền thống, giao dịch điện tử nhanh chóng và tiện dụng hơn. Nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, các kênh thanh toán đa dạng, người mua và người bán dễ dàng kết nối và thực hiện giao dịch mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý. Hiện nay, TMĐT phát triển nhanh, giao dịch trực tuyến đã tăng cao cả về số lượng cũng như chất lượng giao dịch. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT, phát sinh nhiều vấn đề lớn mà thực tiễn đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là việc quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh này. Mặc dù, quản lý thuế đối với TMĐT là hoạt động rất phức tạp nhưng qua việc thực hiện nghiêm túc những quy định pháp luật về quản lý thuế nói chung và quy định pháp luật về quản lý thuế đối với TMĐT nói riêng, thời gian qua công tác quản lý thuế đối với TMĐT đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:
Luật Quản lý thuế hiện nay đã tạo nền tảng, mở đường cho việc phát triển các quy định và kỹ năng mới của quản lý thuế hiện đại; cho phép cơ quan thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế kinh doanh trong môi trường truyền thống và TMĐT thông qua các quan điểm trọng yếu như: cơ chế tự khai, tự nộp, nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ ba (bao gồm cả thông tin dạng dữ liệu điện tử).
Hệ thống khai và nộp thuế điện tử đã được triển khai trên phạm vi cả nước và cơ bản đảm bảo hạ tầng cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế thực hiện khai và nộp thuế điện tử. Hệ thống khai thuế qua mạng đã đáp ứng được yêu cầu của người nộp thuế nhất là trong thời gian cao điểm (tháng, quý, năm) và mang lại lợi ích cho cả
người nộp thuế, cơ quan thuế, ngân hàng... như giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, nhân lực thực hiện.
Mặc dù TMĐT được thực hiện ở nhiều chủ thể khác nhau và phạm vi hoạt động không bó hẹp về không gian nhưng thông qua việc thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin các loại hình kinh doanh TMĐT của Tổ công tác nghiên cứu quản lý thuế đối với TMĐT được đặt tại Tổng cục thuế và cơ quan thường trực tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã giúp các cơ quan quản lý thuế nhận diện các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, xây dựng hồ sơ để tiến hành phân tích rủi ro, lựa chọn các doanh nghiệp có doanh thu lớn, rủi ro cao để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm.
Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động quản lý thuế quan trọng trong mô hình quản lý thuế theo chức năng hiện nay. Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT đã được cơ quan thuế quan tâm để có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thu từ hoạt động này cho ngân sách Nhà nước. Thông qua kiểm tra, thanh tra người nộp thuế, cơ quan thuế đã tổng hợp, đánh giá được các vấn đề tồn tại về chính sách thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT và nhận diện được một số hành vi vi phạm, một số vướng mắc có tính chất điển hình của loại hình kinh doanh TMĐT như: doanh nghiệp không kê khai đủ doanh thu, không kê khai thuế nhà thầu đối với số tiền dịch vụ của các công ty đa quốc gia như Google, Yahoo... khi phát sinh dịch vụ tại Việt Nam, v.v....
Đối với lĩnh vực kinh doanh TMĐT, dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế cũng giống như kinh doanh truyền thống, thông qua việc tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, hướng dẫn người nộp thuế tiếp cận các văn bản pháp quy, hướng dẫn mẫu biểu, đã phần nào giúp người nộp thuế trong lĩnh vực TMĐT xác định được nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế, nắm rõ được chính sách thuế để tự giác thực hiện kê khai nộp thuế.
Với tốc độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) như vũ bão hiện nay, nhưng việc nộp thuế từ các hoạt động TMĐT còn rất hạn chế, chủ yếu từ các doanh nghiệp, cá nhân nhỏ lẻ trong nước. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ
lệ giữa số nộp NSNN với doanh thu khoảng từ 12,4% (năm 2015) đến 13% (năm 2018). Tuy nhiên tỷ lệ này của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nhỏ hơn rất nhiều.
Hình 2.6: Tỷ lệ doanh thu và số thuế nộp NSNN của các DN NQD
Nguồn: Báo cáo thu ngân sách nhà nước hàng năm
Hình 2.7: Doanh thu và số thuế nộp NSNN của các DN TMĐT
Nguồn: Báo cáo thu ngân sách nhà nước hàng năm
1057800 1348000 1526120 1658210 131862 157034 194419 218732 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Doanh thu các DNNQD (tỷ đồng) Số thuế nộp NSNN (tỷ đồng)
89700 112125 145762 179400 500 800 1540 2164 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tỷ lệ số thuế nộp NSNN so với doanh thu của các doanh nghiệp TMĐT còn rất hạn chế (0,56% năm 2015 tăng lên 1,2% năm 2018 sau khi có sự vào cuộc tích cực của cơ quan thuế). Mặc dù vậy, số thuế thu được từ các giao dịch TMĐT chủ yếu là thuế GTGT, là khoản thuế mà thực chất là người tiêu dùng phải trả, còn thuế TNDN thì hầu như chưa đáng kể.
2.2.2.2. Những hạn chế về quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT của Việt Nam đã được quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác quản lý thuế đối với một số hoạt động TMĐT như trường hợp các công ty có trụ sở tại nước ngoài kinh doanh đặt phòng khách sạn tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến (Agoda, Traveloka, Booking, Expedia...) đã bộc lộ những hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục. Cụ thể:
Một là, phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Việt Nam không
tiến hành đăng ký kinh doanh nên cơ quan nhà nước khó theo dõi, quản lý, xác định đối tượng. Đặc biệt là đối với loại hình quảng cáo trực tuyến, bán hàng qua mạng xã hội (như thông qua Google, Facebook, Zalo...). Trong đó, các hành vi mà DN (như Google, Yahoo…) vi phạm thường không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; Không kê khai thuế nhà thầu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia có phát sinh dịch vụ ở Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân hiện nay đang bùng phát nhanh chóng, trong khi cơ quan quản lý lại thiếu chế tài để tiến hành thu thuế kinh doanh khi phát sinh giao dịch buôn bán.
Hai là, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng tài khoản cá nhân để thanh
toán các khoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai doanh thu tính thuế. Trong đó, một bộ phận khá lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế GTGT và thuế thu nhập DN.
loại hình kinh doanh nào, dẫn đến khó khăn trong việc xác định bản chất, loại hình để đánh thuế hoạt động kinh doanh, trong khi tùy theo loại hình hoạt động mà cơ quan quản lý thuế áp dụng các mức thuế khác nhau. Thực tế cho thấy, đã xuất hiện nhiều cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán tiền “ảo”, chuyển nhượng các vật phẩm “ảo” trong game hay cho thuê ứng dụng để đặt quảng cáo trực tuyến có doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế đầy đủ.
Bốn là, vấn đề xác định doanh thu, thu nhập của các đối tượng kinh doanh
TMĐT gặp khó khăn. Hiện nay, công tác quản lý TMĐT chưa có các công cụ để kiểm soát, theo dõi lượng hàng hóa cũng như doanh thu phát sinh từ các hoạt động này. Việc xác định doanh thu chủ yếu dựa trên hóa đơn bán hàng và nội dung giao dịch thanh toán. Thực tế, nhiều đối tượng kinh doanh TMĐT khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng thực tế; Thực hiện phương thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, hoặc nếu thanh toán qua ngân hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế. Trong khi đó, pháp luật cũng chưa có quy định về trách nhiệm của ngân hàng trong việc cung cấp thông tin giao dịch thanh toán TMĐT, trách nhiệm của các đơn vị cho thuê máy chủ về cung cấp thông tin các DN vận hành các trang mạng có hoạt động kinh doanh TMĐT..., nên cơ quan Thuế còn gặp khó khăn trong quản lý kê khai, xác định doanh thu của các đối tượng kinh doanh TMĐT.
TMĐT có những tính chất đặc thù như quy mô hoạt động rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới, dễ dàng thay đổi, che dấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch. Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế là khá khó khăn đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới ví dụ như trường hợp cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dịch vụ du lịch đăng ký trực tuyến. Trong các trường hợp này, khách hàng sử dụng dịch vụ thường trả tiền trực tiếp cho DN ở nước ngoài, sau đó DN nước ngoài này lại chuyển tiền phòng cho khách sạn, cơ sở lưu trú... nên khó xác định giao dịch cũng như doanh thu của DN nước ngoài để tính, khấu trừ tiền thuế.
Mặc dù, chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn nếu tình trạng này kéo dài, NSNN thất thu là không nhỏ, khi sự phối hợp giữa ngành Thuế với các bộ,
ngành liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý thu NSNN đối với hoạt động TMĐT vẫn còn hạn chế như hiện nay.
2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý thuế
Dưới góc độ quản lý nhà nước, việc quản lý các giao dịch điện tử, trong đó có vấn đề quản lý và thu thuế phát sinh từ các giao dịch này vẫn là vấn đề còn khá mới đối với các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền còn gặp một số vướng mắc trong việc quản lý, hướng dẫn kê khai và nộp thuế đối với các đối tượng có liên quan, dẫn đến phát sinh những kẽ hở để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng internet lợi dụng, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thuế đối với TMĐT còn một số hạn chế nhất định, cụ thể:
Các quy định pháp luật liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT chưa hoàn thiện. Với đặc thù kinh doanh trên môi trường internet thông tin dễ thay đổi, dễ che dấu nên việc quản lý thuế đối với TMĐT 10 gặp không ít khó khăn. Mặc dù các văn bản pháp lý hiện nay điều chỉnh hoạt động TMĐT đã tương đối đầy đủ như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin... nhưng với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT, một loại hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ rất khó kiểm soát nên chưa có chính sách quản lý thuế cụ thể. Hiện nay ở nước ta các quy định thuế liên quan đến hoạt động TMĐT vẫn chung chung, trong khi đó sự phát triển quá nhanh của thực tiễn đã khiến cho các quy định của pháp luật không điều chỉnh kịp các vấn đề phát sinh trong thực tế. Luật Quản lý thuế hiện hành, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung ba lần, tạo tiền đề áp dụng quản lý thuế điện tử, song chưa đảm bảo được các quy định đầy đủ, hoàn thiện.
Với cơ chế quản lý thuế theo mô hình tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế thì người nộp thuế phải tự kê khai hoạt động kinh doanh đăng ký trên tờ khai ban đầu và bổ sung khi có thay đổi. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp cơ quan thuế chỉ nắm bắt được các hoạt động thực sự của người nộp thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Đối với các loại hình kinh doanh qua mạng, cơ quan thuế gặp không ít khó khăn trong việc quản lý như khó xác định được người nộp thuế,
doanh thu phát sinh, khó khăn trong việc xác định đúng bản chất giao dịch để đánh thuế, khó nắm bắt quy mô hoạt động kinh doanh, nắm bắt toàn bộ quá trình giao dịch... bởi giao dịch TMĐT có những đặc điểm riêng, khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, tính rộng lớn, tính quốc tế, dễ dàng tiếp cận, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi nên tạo sự khó khăn trong việc nắm bắt các giao dịch. Ví dụ: loại hình kinh doanh Uber (trước đây) và Grab (hiện nay), cơ quan thuế vẫn còn một số vướng mắc khi xác định đúng bản chất của giao dịch để đánh thuế. Hình thức kinh doanh trên là cung cấp dịch vụ vận tải hay cung cấp dịch vụ công nghệ? Bởi tùy theo loại hình kinh doanh khác nhau sẽ áp dụng mức thuế khác nhau, sẽ tạo ra sự chênh lệch trong việc áp dụng mức thuế. Do vậy, không xác định đúng bản chất của giao dịch TMĐT sẽ khó khăn trong việc quản lý thuế đối với TMĐT.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Quản lý thuế, các tổ chức kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải kê khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽ phải khai thuế theo từng lần giao dịch và khấu trừ nộp thuế cho doanh nghiệp nước ngoài. Do người bán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên việc yêu cầu người bán đăng ký thuế còn nhiều vướng mắc, chưa có quy định cụ thể bắt buộc người bán là các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ qua biên giới cần đăng ký thuế với cơ quan thuế Việt Nam.
Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT đã được cơ quan thuế quan tâm và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế:
Một là, cơ quan thuế khó kiểm soát được thông tin: khó quản lý do sự phát
triển nhanh của kỹ thuật công nghệ, hoạt động TMĐT được thực hiện qua các phương tiện công nghệ thông tin như: điện thoại di động, máy tính nên có thể phát sinh mọi lúc, mọi nơi, không giống như hình thức kinh doanh truyền thống (có cửa hàng, có địa chỉ doanh nghiệp...). Mặt khác, thông tin của người mua và người bán thường không hiển thị cụ thể, cơ quan thuế muốn nắm bắt được thông tin cũng rất khó khăn, đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thuê máy chủ để vận hành trang web
bán hàng. Ví dụ: những người bán hàng trên các trang Facebook hay Zalo... thì cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc kiểm soát thông tin và kiểm soát doanh thu vì một số đơn vị cho thuê máy chủ chưa hợp tác đầy đủ với cơ quan thuế về cung cấp thông tin các doanh nghiệp vận hành các website bán hàng do cơ chế bảo mật thông tin của khách hàng mà các website này đang thực hiện.
Hai là, cơ quan thuế khó kiểm soát được việc thực hiện thanh toán của người