Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Sơn Tây

Một phần của tài liệu 0268 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 78)

Những cải cách trong lĩnh vực tín dụng nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng thương mại Thái Lan, Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình chấn chỉnh công tác tín dụng của mình. Chúng ta cần tham khảo cách làm ở một số điểm như:

- Cách phân loại, chấm điểm khách hàng theo các tiêu chí cụ thể, khách quan.

- Có sự tách bạch rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các bộ phân trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng.

- Phân cấp mức uỷ quyền phán quyết tín dụng cụ thể cho từng chức vụ quản lý, Công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Xác định chiến lược, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn. Chiến lược, định hướng này cần tính tới các yếu tố bên ngoài như tình hình

giá cả

thế giới, tình hình thị trường xuất khẩu trong tương lai nhằm đưa ra được

những khu

vực cần ưu tiên phát triển nhưng thiếu vốn.

- Thúc đẩy tiến độ xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam (VAMC) nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính, tạo điều kiện

định về kiểm toán và công bố báo cáo tài chính nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý nguồn vốn và xử lý nợ xấu của VAMC.

- Bên cạnh đó, các NHTM cần tự nâng cao chất luợng danh mục cho vay của mình. Trong đó tập trung vào nâng cao chất luợng thẩm định dự án, phuơng án

nhằm hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng. Các NHTM cần định kỳ theo dõi

các khoản nợ xấu trong từng lĩnh vực cho vay để từ đó điều chỉnh tỷ trọng tín dụng

đối với từng lĩnh vực.

- Sớm phát hiện và cho đóng cửa các tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng "có vấn đề" về tài chính, nhất là khối ngân hàng cổ phần; xúc tiến cơ cấu lại các ngân

hàng yếu kém; kiểm soát chặt chẽ hơn và ngăn chặn tình trạng cho vay, thanh toán

đối ngoại tràn lan, giảm bớt các bảo lãnh dễ dãi của NHTW dành do các ngân hàng,

các TCTD yếu kém

- Tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các loại hình ngân hàng, công ty tài chính mới, bao gồm tổ chức dạng quỹ hoặc công ty đảm trách việc xử lý tài sản thế chấp,

mua bán nợ để thu hồi vốn cho ngân hàng. Đặc biệt, với hệ thống ngân hàng thuơng

mại cổ phần (NHTMCP) hiện nay, hoạt động còn chua có kinh nghiệm, hiệu quả

thấp, cần chấn . chỉnh bằng cách mua lại, sáp nhập, liên kết để im thành

những ngân

hàng mạnh hơn

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH SƠN TÂY

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Sơn Tây được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009 ( chuyển từ chi nhánh cấp 2 phụ thuộc NHNo&PTNT Hà Tây lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam) với nhiệm vụ huy động vốn để cho vay trong xã hội và thực hiện những dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn . Là ngân hàng thương maị quốc doanh được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước . Ngân hàng Sơn Tây có trụ sở chính đặt tại số 189 phường Lê Lợi thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội . Ngân hàng Sơn Tây có mạng lưới rộng khắp bao gồm 7 phòng giao dịch : PGD Văn Miếu, PGD Xuân Khanh, PGD Sơn lộc, PGD Quang Trung, PGD Lê Lợi, PGD Đông Sơn, PGD số 8. Tại hội sở có 7 phòng chức năng, gồm: Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Dịch vụ và Marketting, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Điện toán và phòng Kinh doanh ngoại hối.

2.1.2. Mô hình tổ chức

Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Sơn Tây được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến. Tức là Ban Giám Đốc quản lý tất cả các phòng nghiệp vụ tại hội sở. Các phòng ban ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ, đối với các chi nhánh,

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Sơn Tây

Ban giám đốc : Bao gồm giám đốc và ba phó giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp ra quyết định hoặc phân công ủy quyền cho các phó giám đốc hướng dẫn thi hành, quản lý hoạt động của tất cả phòng ban trong chi nhánh.

Hiện nay ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây có 7 phòng ban và 7 phòng giao dịch.

Phòng Hành chính nhân sự: chức năng của phòng hành chính là tham ưu cho ban giám đốc về : Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, bố trí, sắp xếp, tuyển dụng cán bộ. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên. Tổ chức về hoạt động hành chính công tác hoạt động của cơ quan.

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh ngoại hối : tham mưu cho ban giám đốc về xây dựng chiến lược mục tiêu kế hoạch của toàn chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, nhận, chuyển tiền nước ngoài . . .

Phòng Kinh doanh : Chỉ đạo hướng dẫn cho các phòng kinh doanh tại phòng giao dịch. Trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp giao dịch với khách hàng thông qua các chức năng nhiệm vụ: nhận chứng từ thanh toán của ngân hàng như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, bảng kê.. .thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng và tổng hợp vào sổ cái để theo dõi, thực hiện thu chi tiền vay và lãi phải trả theo kế hoạch của phòng tín dụng.

Lập báo cáo cân đối nguồn, tài sản, bảng cân đối kế toán ... theo ngày, tháng, năm và báo cáo thông tin tổng hợp cho các cấp quản lý, cho các phòng ban chức năng

có yêu cầu, cung cấp cho khách hàng về số dư tài khoản của họ.

Phòng Dịch vụ và Marketting: Phụ trách việc phát triển các dịch vụ ngân hàng và đưa thêm các dịch vụ mới vào hoạt động nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng từ các dịch vụ này.

Phòng Điện toán: Quản lý hệ thống máy móc của toàn chi nhánh, cấp và quản lý User & Password của cán bộ chi nhánh

Phòng Kiểm tra nội bộ: Nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm tra kiểm soát việc chấp hành các chế độ, chính sách, thể lệ, qui chế trong hoạt động tín dụng, tiền tệ toàn chi nhánh.

Kiểm tra kết quả thực hiện của phòng chức năng toàn chi nhánh báo cáo cho giám đốc. Tiếp dân, tiếp nhận các đơn khiếu nại tố cáo để trình giám đốc giải quyết.

Các Phòng giao dịch: Mỗi PGD giống như một ngân hàng thu nhỏ , bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, bộ phận kế toán đảm nhận công việc kế toán cho vay thu nợ, kế toán tiết kiệm hạch toán theo chế độ hạch toán báo sổ.

Tóm lại giữa các phòng ban của chi nhánh tuy có sự phân công khá rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhưng vẫn có mối quan hệ rằng buộc lẫn nhau trong một tổng thể chung. Các phòng luôn có sự giúp đỡ và tăng cường cho hoạt động của nhau, như thực hiện giải ngân hay thu hồi nợ vay cần có sự phối hợp giữa các phòng tín dụng đưa ra kế hoạch và phòng kế toán thực hiện kế hoạch đó. Thông tin

tổng hợp rất cần cho cho các cấp quản lý trong việc đưa ra các nhận xét, đánh giá về hiệu quả kinh doanh cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế.

2.1.3. Ket quả 1 số hoặt động kinh doanh chính

2.1.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh

Trong suốt những năm từ 2008 đến nay, tình hình kinh tế trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, sự suy thoái và khủng hoảng của nền kinh tế thế giới đã tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM. Vì vậy, nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ, NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm yêu cầu quốc phòng an ninh và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2015:

Năm 2015 là năm đầu tiên. trong kế hoạch 5 năm (2011 -2015) kể từ 2011 đến nay,

tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu

tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2015 cao hơn mức tăng trưởng

kinh tế 5,25% của năm 2013 và 5,42% của năm 2014 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền

kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái

phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu

Số tiên %____ Số tiên %____ Số tiên %____

I Phân theo kỳ hạn______________ 1,594,844 100 1,904,82 100 2,179,116 100 1___ Nguồn vốn KKH_______________ 192,435 12.07 204,392 10.73 240,357 11.03

2015, kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tổng doanh thu của nhóm doanhbnghiệp VNR500 cũng dần ổn 1 hơn với tốc độ tăng tuơng ứng trung bình 15%/năm. Năng suất lao động Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2013 - 2015, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nuớc trong khu vực. Năm 2013 tăng 3,05 %, năm 2014 tăng 3,83%, năm 2015 tăng 4,34% chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu lao động từ nữ nông nghiệp có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%, dịch vụ tăng 4,4%.

Kinh tế vĩ mô 10 tháng năm 2015 tiến triển tích cực: Lạm phát tiếp tục đuợc kiểm soát ở mức thấp, 10 tháng chỉ tăng 2,36% so với năm 2014. Tăng truởng GDP phục hồi mạnh hơn khi GDP 9 tháng đầu năm 2015 tăng 5,62% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn mức tăng 5,14% và 5,10 % của cùng kỳ năm 2014 và 2013. Thu, chi NSNN có những chuyển biến tích cực khi bội chi giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2014, nhiều hơn mức giảm của năm 2014, những bất cập trong đầu tu công cũng dần đuợc khắc phục. Xuất khẩu duy trì tăng truởng khá và là điểm sáng của nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng uớc đạt 123,1 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng ký năm 2014 và hoàn thành từ 84,7% kế hoạch năm, cán cân thuơng mại uớc tiếp tục thặng du 1,5-2 tỷ USD. Giải ngân FDI tăng nhẹ, 10 tháng đạt 10,15 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái với 1.306 dự án đuợc cấp phép mới. Thị truờng tiền tệ ngân hàng ổn định, lãi suất cho vay giảm mạnh góp phần tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp; Tỷ giá đuợc giữ vững và ổn định theo đúng cam kết. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh (từ ~7 tuần nhập khẩu giữa năm 2011 lên ~12,5 tuần nhập khẩu hiện nay. Những nhân tố trên cho thấy kinh tế vĩ mô Việt nam đã ào ổn định và đã đuợc nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với mốt số khó khăn, thách. Sức cầu trong nuớc còn yếu, tăng truởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2015 là 10,09% (cùng kỳ năm 2014 là 12,6%), là mức tăng chậm nhất trong vòng 5 năm gần đây (bình quân ~20%). Xử lý nợ xấu còn nhiều thách thức. Nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế với 3 đột phá chiến luợc thực hiện còn chậm.

2.1.3.2. về công tác huy động vốn

Nhận thức rõ sự ra tăng nguồn vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng. NHNo&PTNT Sơn Tây đã coi công tác huy động vốn và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh. Do vậy NHNo&PTNT Sơn Tây đã không ngừng đổi mới nghiệp vụ, đua ra nhiều biện pháp huy động vốn, luôn đảm bảo bí mật an toàn tiền gửi, cung ứng các dịch vụ đa dạng, tạo sự hấp dẫn, mới mẻ và nhiều tiện ích với thái độ tiếp khách lịch sự, văn minh, niềm nở để thu hút khách hàng. NHNo&PTNT Sơn Tây đã không ngừng tạo lập đuợc khối luợng vốn lớn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong thời gian vừa qua NHNo&PTNT Sơn Tây đã huy động tiền gửi bằng nhiều hình thức gửi tiền nhu tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thuởng, tiết kiệm gửi góp.. .nhờ vậy mà nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng truởng mạnh. Kết quả huy động vốn đuợc thể hiện qua bảng duới đây.

Bảng 2.1: Ket quả chỉ tiêu nguồn vốn các năm 2013, 2014 và 2015

2___ Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12T 739,936 46.40 1,170,27 61.4 1,397,249 64.12

2.1 Tiền gửi dân cu_________________ 705,466 44.23 1,132,42 59.45 1,367,396 62.75 2.2 Tiền gửi TCKT_________________ 34,470 2.16 37,848 1.99 29,854 1.37

3___ Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12T 662,473 41.54 530,154 27.83 541,510 24.85

3.1 Tiền gửi dân cu_________________ 662,473 41.54 530,154 27.83 541,510 24.85 3.4 Tiền gửi TCKT_________________ 0 0.00 0 0.00 0 0.00

II Phân theo đối tượng____________ 1,594,844 100 1,904,82 100 2,179,116 100

1___ Tiền gửi dân cu_________________ 1,368,190 85.79 1,716,99 90.14 1,973,190 90.55 2 TG TCKT 226,302 14.19 187,651 9.85 201,568 9.25 3___ TG TCTD __________________ 352^ 0.02 174 7 0.01 4,358 0.20

III Phân theo tiên tệ_______________ 1,594,844 100 1,904,82 100 2,179,116 100

1___ Nguồn vốn nội tệ________________ 1,509,158 94.63 1,818,39 95.46 2,084,137 95.64 2___ Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi theoTGKC________________________ 85,686 5.37 86,432 4.54 94,975 4.36

Qua bảng số liệu ta thấy, đến thời điểm 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh đạt 1.905 tỷ VNĐ. Trong đó : huy động vốn nội tệ đạt 1.818 tỷ đồng, huy động vốn ngoại tệ USD đạt 3.723 ngàn USD

- Phân theo kỳ hạn: đến 31/12/2014:

+ Nguồn vốn KKH đạt 204 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,73% tổng cơ nguồn vốn. So với 31/12/2013, nguồn vốn KHH tăng xấp xỉ 12 tỷ, tốc độ tăng truởng đạt 106.21%.

+ Nguồn vốn CKH duới 12 tháng đạt 1.170 tỷ, chiếm 61,44% tổng nguồn vốn. So với 31/12/2013 tăng 430 tỷ, đạt tốc độ tăng 58,16%.

+ Nguồn vốn CKH từ 12 tháng trở lên đạt 530 tỷ, chiếm 27,83% tổng nguồn vốn. So với 31/12/2013 giảm 132 tỷ, giảm 19,79%.

- Phân theo loại tiền tệ: đến 31/12/2014

+ Huy động vốn nội tệ VNĐ đạt 1.818 tỷ đồng chiểm chiếm 95,46% tổng nguồn vốn. So với 31/12/2013 tăng 309 tỷ, tốc độ tăng đạt 20.49%.

+ Huy động vốn ngoại tệ (bao gồm USD và EUR ) quy đổi đạt 86 tỷ, chiếm 4,54% tổng nguồn vốn. So với 31/12/2013 tăng 0,75 tỷ, tốc độ tăng 0,47%. Trong đó huy động vốn USD nguyên tệ đạt 3.723,38 ngàn USD, tăng 100,64 ngàn USD, tốc độ tăng 2,78%. Huy động vốn EUR nguyên tệ đạt 279 ngàn, giảm 92,64 ngàn EUR, tốc độ giảm 24,92%.

- Phân theo đối tuợng: đến 31/12/2014:

+ Huy động vốn từ dân cu đạt 1.717 tỷ, chiếm 90.14% tổng nguồn vốn huy động. So với 31/12/2013 tăng 260 tỷ, tốc độ tăng truởng đạt 19%.

+ Huy động vốn từ các đối tuợng khách hàng khác đạt 187,83 tỷ, chiếm 9,86%

Một phần của tài liệu 0268 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w