IV VC CH HI IẾ ẾN NL LƯ ƯỢ ỢC CK KI IN NHH D DO OA AN NHH T TR RO ON NG GN NH HỮ ỮN NG GN NĂ Ă MM T TỚ Ớ
5 Các rủi ro dự kiến
5.1 Rủi ro của nền kinh tế
Hoạt động trong một ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế - ngành thép, mọi biến động của nền kinh tế quốc dân cũng nh ư nền kinh tế thế giới như xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng tự do mậu dịch, suy thoái kinh tế, khủng hoảng t ài chính… chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ, d ù là trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấ t nước trong đó nhu cầu xây dựng phát triển c ơ sở hạ tầng là rất rõ ràng. Đây là động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp thép Việt Nam trong những năm qua với tốc độ tăng tr ưởng bình quân trong giai đoạn 2005-2008 trên dưới 30%, tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm l à 8,4% năm 2005, 8,7% năm 2006, 8,4% năm 2007 và 6,1% năm 2008 trong đó công nghi ệp và xây dựng chiếm hơn 40% tốc độ tăng trưởng.
Tăng trưởng GDP hàng năm
Nguồn: Thị trường chứng khoán
Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2008 cho đến n ay, nền kinh tế trong nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng t ài chính và suy thoái kinh t ế toàn cầu. Kéo theo đó là tình hình cực kỳ khó khăn của ng ành thép trong nước nói chung và TISCO nói riêng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra những bất lợi to lớn đối với Công ty trong nỗ lực ho àn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa. Mặc d ù vậy, nhìn về dài hạn, tiềm năng tăng tr ưởng của Việt Nam nói chung v à ngành thép trong nước nói riêng là rất lớn. Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng trong nước vẫn không thể thay thế. Đây l à tiền đề để Công ty tin tưởng rằng những rủi ro của nền kinh tế mặc dù có thể có tác động bất lợi trong ngắn hạn nh ưng không đáng ngại về dài hạn.
5.2 Rủi ro luật pháp
Sau cổ phần hóa, Công ty là một công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra, với kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, trong tương lai Công ty cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán v à các văn bản pháp luật có liên quan. Hoạt động sản xuất kinh doanh h àng ngày của Công ty cũng sẽ bị ảnh h ưởng từ các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước như quyết định về thuế xuất nhập khẩu, thuế t ài nguyên môi trường...
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đ ang trong quá trình hoàn thi ện và sửa đổi, theo đó có thể tạo ra những rủi ro về mặt pháp lý đối với Công ty. Công ty chủ động hạn chế những rủi ro n ày bằng việc tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt những thay đổi về hệ thống pháp luật cũng nh ư chủ trương, chính sách của Nhà nước để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho ph ù hợp. Ngoài ra, Công ty cũng cố gắng giảm thiểu những rủi ro về mặt pháp lý khác ví dụ nh ư trong quan hệ hợp đồng kinh tế bằng việc tham vấn các luật s ư, chuyên gia pháp lý đổi với những vấn đề liên quan.
5.3 Rủi ro đặc thù
5.3.1 Rủi ro lãi suất
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong ng ành thép, nhu cầu vốn lưu động để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty là rất lớn. Ngoài ra, trong kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, quy mô của Công ty, nhu cầu vốn cố định cũng không hề nhỏ. Nh ư vậy rủi ro biến động lãi suất sẽ có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ví dụ như: trong năm 2008, bên c ạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm khó khăn, mức lãi suất đi vay tăng cao, đặc biệt trong nửa đầu năm 2008 l àm chi phí tài chính, trong đó l ãi vay góp tỷ trọng lớn, tăng cao, theo đó góp phần làm lợi nhuận của Công ty sụt giảm mạnh.
Tỷ giá VND/USD theo các hợp đồng NDF kỳ hạn từ 3 tới 1 2 tháng
Nguồn: Reuters
Để giảm thiểu rủi ro này, Công ty ngoài việc tạo lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các Ngân hàng thương mại để có được mức lãi suất đi vay cạnh tranh, cũng chủ động hạn chế nhu cầu vốn lưu động bằng cách: (i) đẩy nhanh v òng quay hàng tồn kho thông qua dự báo chính xác h ơn lượng hàng tồn kho và nguyên vật liệu cần thiết; (ii) đẩy mạnh h ình thức bán hàng thanh toán trực tiếp để giảm số ngày một vòng quay các khoản phải thu cũng như (iii) tăng cường số ngày một vòng quay các khoản phải trả. Đối với các khoản vay d ài hạn phục vụ hoạt động đầu t ư phát triển, Công ty cố gắng phối hợp giữa tiến độ xây dựng v à tiến độ giải ngân để tăng mức độ hoạt động của vốn vay. Ngoài ra, với việc trở thành công ty cổ phần, Công ty cũng có th êm các kênh huy động vốn khác thông qua thị trường chứng khoán như phát hành chứng khoán ra công chúng hay phát h ành riêng
lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. Sự linh hoạt này chắc chắn sẽ giúp Công ty giảm bớt rủi ro từ việc biến động lãi suất của thị trường.
5.3.2 Rủi ro tỷ giá
Là một doanh nghiệp sản xuất v à kinh doanh thép, nhu cầu nhập khẩu quặng sắt, phôi thép v à thép phế để đưa vào chu trình sản xuất ra thép cán thành phẩm là hoạt động thường ngày của Công ty. Bởi vậy, biến động về tỷ giá hối đoái cũng sẽ gây ra n hững tác động nhất định đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tỷ giá VND/USD theo các hợp đồng NDF kỳ hạn từ 3 tới 12 tháng
Nguồn: Reuters, VCSC
Để quản trị rủi ro này, Công ty cố gắng tận dụng lợi thế của m ình là nâng cao năng lực khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, qua đó giảm bớt tỷ trọng của nguy ên vật liệu nhập khẩu. Ngo ài ra, Công ty cũng chủ động kế hoạch nhập khẩu v à dự trữ ngoại tệ phục vụ hoạt động n ày. Mối quan hệ tốt đẹp đã được Công ty tạo lập với các ngân h àng thương mại cũng góp phần đảm bảo nguồn cung ngoại tệ khi cần.
5.3.3 Rủi ro biến động giá nguyên liệu
Đặc thù của ngành thép là giá thành nguyên li ệu đóng góp tỷ trọng rất lớn (tr ên 90%) trong tổng giá vốn hàng bán. Đặc thù này dẫn đến rủi ro đáng kể do biến động giá nguy ên liệu đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong năm 2008, mặc d ù doanh thu của Công ty tăng so với năm 2007 nhưng lợi nhuận lại sụt giảm mạnh. Để lý giải cho điều n ày, ngoài chi phí tài chính, có th ể thấy nguyên nhân chủ yếu là giá vốn hàng bán tăng cao do giá phôi, thép ph ế sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm. Đây là một bài toán không dễ giải đối với các doanh nghiệp trong ng ành thép nói chung và Công ty nói riêng.
Biến động giá phôi thép thế giới v à giá thép trong nước - 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 T1/2008 T2/2008 T3/2008 T4/2008 T5/2008 T6/2008 T7/2008 T8/2008 T9/2008 USD/tấn
Đơn giá phôi Giá thép xây dựng
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
Tuy nhiên, với quyết tâm đạt được các kế hoạch đã đề ra, Công ty đã đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục rủi ro do biến động giá nguy ên liệu nêu trên như sau: (i) chủ động nghiên cứu, nắm bắt và dự báo xu hướng biến động giá nguyên liệu; (ii) tối ưu hóa mức dự trữ hàng tồn kho; và (iii) tiếp tục nâng cao năng lực tự khai thác nguyên liệu, giảm thiểu phụ thuộc v ào nguồn nguyên liệu bên ngoài.
5.3.4 Rủi ro cạnh tranh
Có thể thấy ngành thép Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thép phía Bắc đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh rất lớn, không chỉ trong nội bộ ng ành mà còn cả áp lực từ nguồn nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là nguồn thép thông qua được nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc. Trong những ngày này, nguồn thép giá rẻ từ các n ước trong AFTA cũng đang tràn vào thị trường trong nước, khiến tình hình tiêu thụ và sản xuất thép của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước càng thêm khó khăn. Ngoài ra, trong tương lai hàng lo ạt các dự án xây dựng khu li ên hợp thép cũng sẽ được xây dựng, tạo thêm nguồn cung cho thị trường trong nước vốn đã đang dư thừa. Để tồn tại và phát triển trong tình hình cạnh tranh gay gắt này, Công ty đã xây dựng một kế hoạch tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân thông qua nhiều nhóm giải pháp, tiêu biểu như sau: (i) tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân nhằm giảm ti êu hao, tiết kiệm nguyên vật liệu qua đó làm giảm giá thành sản phẩm; (ii) đầu tư mở rộng công suất nhà máy để đạt tới tính kinh tế tr ên quy mô; (iii) nâng cao hi ệu quả của hệ thống phân phối qua đó khẳng định hình ảnh một thương hiệu mạnh trong mắt ng ười tiêu dùng; (iv) chú trọng công tác nghiên cứu, dự báo, kế hoạch nhằm theo sát diễn biến thị tr ường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; v à (v) nâng cao chất lượng quản trị và điều hành doanh nghiệp thông qua các biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp; (vi) thay đổi cơ cấu sở hữu, minh bạch hóa hoạt động Công ty với sự tham gia của cổ đông chiến lược, người lao động và các nhà đầu tư công chúng.
5.4 Rủi ro từ đợt phát hành
Đây là đợt phát hành cổ phần phục vụ mục đích cổ phần hóa cho nhiều nhóm đối t ượng: (i) cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư công chúng và các đối tác chiến lược. Tương ứng với từng nhóm đối tượng là những rủi ro khác nhau.
Đối với cán bộ công nhân vi ên, trong điều kiện quy mô chào bán là khá lớn (6,13% tổng VĐL dự kiến), rủi ro có thể xảy ra l à cán bộ công nhân viên không đủ tiền để mua hết số l ượng cổ phần ưu đãi. Để hạn chế rủi ro này, Công ty đã tiến hành tổ chức nhiều đợt vận động v à tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên về lợi ích của việc được mua cổ phần ưu đãi của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng đã chuẩn bị những hỗ trợ tài chính đáng kể để giúp cán bộ công nhân vi ên mua hết số cổ phần được mua ưu đãi, qua đó tăng thêm tính gắn kết, vai trò làm chủ của cán bộ công nhân vi ên với Công ty giai đoạn sau cổ phần hóa. Đối với nhóm nhà đầu tư công chúng, trong điều kiện tình hình chứng khoán đang diễn biến bất lợi cộng với quy mô ch ào bán khá lớn (265,61 tỷ đồng), sức hấp thụ của thị trường đối với đợt chào bán cần được xem xét. Để giảm thiểu rủi ro không bán hết số lượng cổ phần chào bán này, Công ty đã phối hợp với nhà tư vấn để đưa ra một mức giá khởi điểm
hợp lý, đủ để hấp dẫn các nh à đầu tư. Công ty cũng cam kết một chính sách trao đổi trực tiếp với nhà đầu tư trên nguyên tắc minh bạch, công khai. Đối với nhóm nhà đầu tư chiến lược, rủi ro có thể xảy ra là thời gian đàm phán kéo dài gây chậm trễ trong quá trình CPH, Công ty ý th ức được rủi ro này và đã tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược từ rất sớm để lấy được các cam kết mua của nhóm đối tượng này.Ngoài ra, rủi ro về thời gian phê duyệt cũng có thể có tác động đến đợt chào bán. Công ty đã chuẩn bị các tài liệu đầy đủ, chính xác và cần trọng để hạn chế tối đa rủi ro này.
Tuy nhiên, nếu các rủi ro phát sinh, kế hoạch cổ phần hóa của Công ty có thể bị ảnh h ưởng nhất định và có thể có một số tác động bất lợi đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty sau cổ phần hóa.
5.5 Rủi ro khác
Các rủi ro khác về cơ bản là những rủi ro bất khả kháng b ao gồm nhưng không hạn chế ở lũ lụt, động đất, núi lửa, bạo động, chiến tranh, đ ình công….sẽ có gây ra những thiệt hại, mất mát to lớn về con người, tài sản cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh h àng ngày của các doanh nghiệp, trong đó có TISCO.
V