Chi nhánh NHTM thuộc bộ phận quản trị rủi ro thị trường, thuộc phòng quản trị rủi ro chung, trực tiếp dưới sự điều hành của Ban Giám đốc, có trách nhiệm phối hợp với các Phòng kinh doanh và Phòng quản lý Tài sản nợ - Tài sản có để có thể điều hành, kiểm soát về rủi ro lãi suất. Việc thiết lập bộ phận này là rất quan trọng đối với các ngân hàng nhằm nghiên cứu, phân tích và thường xuyên báo cáo cho Giám đốc Khối Quản trị rủi ro của Trụ sở chính về tất cả các yếu tố và sự kiện ảnh hưởng đến các loại rủi ro thị trường và rủi ro chung của ngân hàng.
Hiện tại, do NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Oai chưa quan tâm một cách toàn diện về quản trị rủi ro lãi suất nên trên thực tế chưa sử dụng các mô hình đo lường rủi ro. Muốn quản trị rủi ro một cách có hiệu quả thì các cán bộ làm công tác quản trị rủi ro của Chi nhánh phải được đào tạo cùng Trụ sở chính đầy đủ cả về cơ sở lý thuyết, cũng như cách thức áp dụng vào thực tế qua học tập, khảo sát kinh nghiệm thực tế của các ngân hàng nước ngoài. Sau khi đã có nguồn cán bộ được trang bị những kiến thức cần thiết, bộ phận quản trị rủi ro lãi suất của Chi nhánh, cần vận dụng những lý thuyết phù hợp vào thực tiễn và điều hành công việc sao cho đạt hiệu quả. Bộ phận quản trị rủi ro lãi suất tại Trụ sở chính có trách nhiệm từ việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro, lựa chọn mô hình đo lường đánh giá rủi ro cho toàn hệ thống Agribank. Từ đó bộ phận quản trị rủi ro lãi suất tại Chi nhánh Thanh Oai dự báo biến động lãi suất thị trường và quyết định các giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu tổn thất cho Chi nhánh.
3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi rolãi suất lãi suất
3.2.2.1. Về việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN
Ngân hàng cần chú ý tích cực duy trì sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN. Chẳng hạn, với các khoản vay dài hạn ngân hàng nên sử dụng
81
một nguồn vốn huy động trung dài hạn tương ứng. Khi số dư tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn hạn tại ngân hàng tăng lên do khách hàng gửi nhiều vào ngân hàng loại kỳ hạn này, làm cho kỳ hạn trung bình của TSN bị rút ngắn lại, ngân hàng cần chủ động rút ngắn kỳ hạn trung bình của TSC bằng các biện pháp: giảm đầu tư, cho vay với lãi suất cố định, tích cực cho vay đầu tư với thời hạn ngắn. Hoặc Ngân hàng cũng có thể sử dụng các biện pháp để kéo dài kỳ hạn trung bình của TSN bằng cách: tăng những khoản nợ dài hạn qua phát hành các công cụ nợ có kỳ hạn trên 12 tháng... Tuy nhiên, việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn các khoản mục trong Bảng cân đối tài sản một cách tuyệt đối là hết sức khó khăn và ngân hàng không thể chủ động được điều này, vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu gửi tiền và vay tiền của các khách hàng của ngân hàng. Mặc dù vậy, ít nhất thì NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Oai cũng phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ở mức 60% được quy định trong Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN.
3.2.2.2. Áp dụng chính sách lãi suất thả nổi
Có thể thấy rõ là nếu ngân hàng duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN thì có thể tránh được rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các NHTM có kỳ hạn của TSC dài hơn kỳ hạn của TSN, vì ngân hàng thường sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư, cho vay trung dài hạn. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể phòng chống rủi ro lãi suất bằng cách áp dụng chính sách lãi suất thả nổi với những khoản vay lớn có kỳ hạn dài. Cụ thể, trong hợp đồng cho vay sẽ có những điều khoản quy định về lãi suất biến đổi - nghĩa là lãi suất được điều chỉnh lên hoặc xuống tùy theo sự biến động của lãi suất cơ bản của NHNN. Các điều khoản về lãi suất biến đổi thường bao gồm các biên độ lãi suất cao nhất và lãi suất thấp nhất để lãi suất sẽ không thể nằm ngoài phạm vi quy định. Việc áp dụng chính sách lãi suất
82
này trong cho vay sẽ làm tăng tính chất ngắn hạn của nguồn vốn ngân hàng, làm giảm mức độ chênh lệch giữa các TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất và do vậy làm giảm rủi ro lãi suất cho các ngân hàng.
3.2.2.3. về việc sử dụng các hợp đồng phái sinh
Hợp đồng giao dich phái sinh là một trong những công cụ đắc lực nhất cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc phòng chống rủi ro lãi suất nói riêng và các loại rủi ro nói chung. Để phát triển các nghiệp vụ phái sinh, ngân hàng cần chú ý các vấn đề sau:
- Trước hết, việc các cấp lãnh đạo của NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Oai chú ý và coi trọng việc phát triển các công cụ phái sinh là điều hết sức
đúng đắn. Tuy nhiên, đây là nghiệp vụ tương đối khó về mặt kỹ thuật, nên
Ngân hàng cần phải có sự đầu tư đáng kể về con người, về đối tác, về tiềm
năng tài chính, về công nghệ... một cách tổng thể và toàn diện để phục
vụ cho
công tác triển khai và nghiên cứu các công cụ tài chính phái sinh.
- Tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các công cụ tài chính phái
sinh. Chính các doanh nghiệp là nguồn cung cấp nhu cầu để Ngân hàng thực
hiện các nghiệp vụ phái sinh và quản lý rủi ro lãi suất. Để hình thành và phát
triển các nghiệp vụ phái sinh tại ngân hàng, thì điều cần thiết là các doanh
83
Trên thực tế, nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới đã giới thiệu về các sản phẩm phái sinh trên các trang web của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm này.
Trong điều kiện của Việt Nam, do những hạn chế nhất định về công nghệ, nên ngoài phương pháp giới thiệu sản phẩm trên mạng, ngân hàng có thể sử dụng các hình thức khác như xây dựng cẩm nang, tờ rơi, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng... nhằm giới thiệu về những sản phẩm mới này. Bên cạnh đó, Trung tâm đào tạo của ngân hàng cũng có thể mở những lớp tập huấn ngắn ngày cho các khách hàng để họ hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật, công dụng... của các nghiệp vụ phái sinh. Qua đó, giúp doanh nghiệp có nhận thức đúng hơn và tham gia tích cực hơn, nhằm phòng ngừa rủi ro tốt hơn thông qua các hợp đồng phái sinh về lãi suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện để các khách hàng, thực hiện nhiều hơn các nghiệp vụ này và đến lượt mình có thể sử dụng những nghiệp vụ đó để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho chính ngân hàng.
3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lượng hóa rủi ro lãi suất
3.2.3.1. Áp dụng các mô hình định lượng nhằm đánh giá rủi ro một cách
phù hợp
Trước mắt, đối với việc đo lường rủi ro lãi suất NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Oai có thể nghiên cứu áp dụng mô hình định giá lại vì công việc tính toán có thể được thực hiện tương đối đơn giản. Mặt khác, hoạt động của Chi nhánh hiện tại chủ yếu là các hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay. Cơ cấu tài sản của ngân hàng ít có những tài sản có giá trị biến động theo thị trường do việc phát hành và nằm giữ các chứng khoán còn rất khiêm tốn. Dù mô hình định giá lại có nhiều hạn chế, nhưng việc sử dụng mô hình
84
Nam, cũng như Chi nhánh Thanh Oai hiện nay. Ngân hàng nên nghiên cứu sâu về mô hình này để có thể vận dụng một cách linh hoạt và chủ động. Do mô hình này còn nhiều hạn chế, nên các ngân hàng cũng như Chi nhánh Thanh Oai cần quan tâm đến những phương pháp có thể giúp khắc phục được một phần những hạn chế đó.
Về lâu dài, để có thể đánh giá đầy đủ về rủi ro lãi suất, không chỉ là những tác động tiêu cực lên thu nhập lãi ròng hiện tại của ngân hàng mà còn có cả những tác động lên giá trị bảng cân đối tài sản ngân hàng. Ngân hàng có thể nghiên cứu áp dụng kết hợp cả mô hình thời lượng vào việc xác định rủi ro lãi suất. Đặc biệt, trong thời gian tới, khi tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính diễn ra, để có thể đứng vững trong cạnh tranh và hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện thị trường thường xuyên có biến động, đòi hỏi Agribank và Chi nhánh Thanh Oai phải nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý trên nhiều mặt, nhất là quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Muốn hoạt động ngân hàng được tốt, việc phòng ngừa rủi ro là vấn đề hết sức quan trọng. Trong việc lượng hoá rủi ro lãi suất, để áp dụng có hiệu quả các mô hình nói trên, đòi hỏi NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Oai phải áp dụng và cải tiến phương pháp kế toán thống kê và ứng dụng công nghệ ngân hàng trong việc theo dõi thời hạn còn lại của các khoản mục tài sản, cũng như các luồng tiền vào ra trên các tài khoản của ngân hàng.
3.2.3.2. Cải tiến phương pháp thống kê nhằm cung cấp những thông tin
cần thiết, tạo điều kiện cho việc đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo
tình hình rủi ro lãi suất
Việc lượng hoá rủi ro lãi suất đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu chính xác, cập nhật hàng ngày về thời gian đến hạn của các khoản
85
Để sử dụng được mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất, nguyên tắc đặt ra là tất cả các tài sản Có, tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất đều phải được theo dõi theo những kỳ hạn định giá lại phù hợp. Căn cứ vào sự biến động của lãi suất trong từng thời gian, ngân hàng có thể dự báo được mức độ thiệt hại về thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thị trường thay đổi.
Mức độ chính xác của việc đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin có liên quan đến TSC - TSN nhạy cảm với lãi suất. Do vậy, để đảm bảo việc đo lường rủi ro lãi suất được chính xác, NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Oai nói riêng cần chú ý những vấn đề sau:
- Cải tiến phương pháp thống kê để đảm bảo theo dõi được thời hạn định giá lại của các khoản mục TSC và TSN.
- Có đầy đủ các số liệu thống kê trong quá khứ để có thể khảo sát được sự ổn định của các khoản mục TSN không kỳ hạn: tiền gửi không kỳ
hạn, tiết
kiệm không kỳ hạn trước những biến động của lãi suất.
- Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, cần có các số liệu chính xác về giá trị thanh toán của từng kỳ hạn.
- Thống kê và xác định tỷ lệ khách hàng rút tiền trước thời hạn, hoặc trả nợ trước thời hạn hay đề nghị ngân hàng gia hạn nợ, để từ đó có cơ sở tính
toán phân loại tài sản vào các nhóm nhạy cảm hoặc không nhạy cảm lãi suất.
3.2.3.3. Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế
của mô hình định giá lại
Bản thân mô hình định giá lại đã tiềm ẩn nhiều hạn chế do những giả định ban đầu khi xây dựng mô hình này. Chẳng hạn, đối với vấn đề về mức độ biến động khác nhau của các loại lãi suất, ngân hàng cần phải tìm ra một
86
mục tài sản đó thành nhiều phần, mỗi phần tương ứng với một kỳ hạn định giá lại. Như vậy, ở mỗi định kỳ thanh toán sẽ có một bộ phận tài sản thuộc loại tài sản trên được tính vào nhóm TSC nhạy cảm với lãi suất.
3.2.4. Một số giải pháp khác
3.2.4.1. Nâng cao năng lực điều hành của Ban lãnh đạo ngân hàng
Người đứng đầu trong một tổ chức nói chung và trong một ngân hàng thương mại nói riêng, có vai trò vô cùng quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng đó. Người lãnh đạo ngân hàng giỏi phải là người nhận biết được những nguy cơ thách thức và những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó mà có thể kết hợp sức mạnh nguồn lực của mình để vượt qua những thách thức, hạn chế được rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để làm được điều này, người lãnh đạo ngân hàng phải thực sự đủ tài mà tựu chung lại, gồm 3 kỹ năng chủ yếu sau:
- Kỹ năng chuyên môn: Người lãnh đạo ngân hàng phải có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá và phán đoán: là kỹ năng “đọc được” những phần quan trọng của môi trường kinh doanh hiện tại, từ đó dự đoán
chính xác được những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai,
trên cơ
sở đó hoạch định chính xác các chiến lược đối phó rủi ro trong đó có rủi
ro lãi
suất, cũng như xây dựng các chính sách đón cơ hội phù hợp.
- Kỹ năng đối nhân xử thế: là kỹ năng giao tiếp, tổ chức không chỉ trong mối quan hệ cấp dưới, với đồng nghiệp mà cả với cấp trên và khách hàng.
87
Trong bất kỳ tình huống nào, con người vẫn luôn là nhân tố quan trọng nhất và tiên quyết nhất đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ thông tin và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính ngân hàng; để tận dụng được cơ hội, nắm bắt tri thức mới của thời đại, thì vấn đề có ý nghĩa quyết định chính là đội ngũ nhân lực của ngân hàng. Việc phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại có một tầm quan trọng đặc biệt, vì đặc thù của hoạt động ngân hàng là cung cấp cho khách hàng các sản phẩm mang tính dịch vụ. Để có được nguồn nhân lực có đủ năng lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Oai phải có chiến lược lâu dài trong việc đầu tư vào con người. Phải đổi mới tư duy, coi con người là nhân tố mang tính quyết định cho sự thành công và phát triển của ngân hàng. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của các ngân hàng cũng Chi nhánh Thanh Oai nên tập trung vào một số nội dung như sau:
Thứ nhất, phải tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cho từng bộ phận, từng vị trí công tác. Có chính sách tuyển dụng đúng đắn nhằm thu hút những sinh viên giỏi về làm việc. Bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng của người lao động. Đối với những cán bộ được tuyển dụng cho công tác quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng, là lĩnh vực có nhiều kiến thức mới, nên lựa chọn nhân viên giỏi ngoại ngữ, có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu các kiến thức về kinh tế, tài chính, pháp lý; đặc biệt là kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất, kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới tuyển dụng. Chú trọng đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ, cũng như đạo đức nghề