3.3.1.1. Nhà nước cần xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đẩy
đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh
tiền tệ ngân hàng
Hiện nay, văn bản pháp quy cao nhất điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, TCTD đó là Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010. Hai bộ Luật này đã góp phần có hiệu quả, tạo môi truờng pháp lý cho các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, qua thực tế cũng nhận thấy nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, với xu thế hội nhập, mà truớc mắt là Hiệp định Thuơng mại Việt - Mỹ trong lĩnh vực ngân hàng và sắp tới là ngành Ngân hàng sẽ xoá bỏ mọi bảo hộ với các NHTM nội địa trong tiến trình cam kết gia nhập WTO. Có thể thấy, với rất nhiều nội dung mới, khái niệm mới còn chưa đuợc hiểu một cách thấu đáo, hai bộ Luật trên thực sự không thể tạo một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho ngành Ngân hàng nói chung và các NHTM nói riêng. NHNN cần sớm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, minh bạch và đồng bộ nhằm tạo một môi truờng kinh doanh ổn định hơn, tạo
95
nam thể hiện ở chỗ: Các công cụ giao dịch trên thị truờng còn nghèo nàn và khối luợng giao dịch còn hạn chế; thị truờng thứ cấp các công cụ giao dịch của thị truờng gần nhu là chưa có. Hoạt động của thị truờng sơ cấp còn hạn chế. Thị truờng chưa thu hút đuợc đông đảo các thành viên tham gia và chưa thể hiện được tính chuyên nghịêp của thị truờng.
Để các ngân hàng hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thì thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam cần phải dần hoàn thiện và phát triển hơn. Điều này giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ một cách linh hoạt và kịp thời hơn trong việc điều tiết vốn và cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản của mình. Đồng thời, thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những thị trường mới có tổ chức, như thị trường giao dịch tương lai ... giúp các ngân hàng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ phái sinh và đa dạng hoá danh mục kinh doanh của mình.
3.3.1.3. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong quá trình hiện đại hóa công nghệ và hạ tầng thanh
toán liên ngân hàng
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm giúp các NHTM nâng cao khả năng quản lý hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả việc đo lường, quản trị rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, khoảng cách về công nghệ giữa các NHTM Việt Nam đối với cộng đồng tài chính quốc tế, cũng như với khu vực còn khá xa. Nguyên nhân chủ yếu là do hạ tầng cơ sở công nghệ và điều kiện vốn hạn hẹp của các ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, thì sự khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành Ngân hàng là hết sức cần thiết.
Hơn nữa, việc phát triển hạ tầng thanh toán liên ngân hàng là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của các NHTM nói riêng và ngành Ngân hàng
96
nói chung. Một thống kê cho thấy, cước viễn thông của Việt Nam cao gấp hai lần so với Trung Quốc và gấp ba lần so với Singapore. Mức phí cao như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, mà còn gây bất lợi cho hoạt động của rất nhiều hoạt động khác, trong đó có hoạt động ngân hàng. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể nhằm giảm thấp chi phí viễn thông, tạo điều kiện để các Ngân hàng hiện đại hoá công nghệ thanh toán liên ngân hàng và khuyến khích, hỗ trợ các NHTM trong quá trình hiện đại hoá công nghệ.