Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu 0390 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 72)

3.2.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng

Trong quy trình tín dụng thì yếu tố đầu tiên được nhắc tới trước hết là chính sách tín dụng, vì vậy để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả thì cần phải

dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng nhu là một kim chỉ nam để CBTD nhìn vào khi thực hiện những khoản cho vay, vì vậy chính sách tín dụng cần quy định rõ ràng cụ thể cho từng loại khách hàng: thể thức cho vay, giới hạn, kỳ hạn nợ, lãi suất cho vay thích hợp, tiêu chuẩn khách hàng và tài sản thế chấp, khả năng tài chính, mức cho vay, thẩm quyền, thủ tục thanh lý và thu hổi nợ. Chính sách tín dụng có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với thực tiễn tín dụng.

Trên co sở điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam và sự phát triển gần đây, chính sách tín dụng cụ thể của NHTMCP Ngoại thuong Việt Nam nói chung và Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thuong Việt Nam nói riêng nên tập trung trong các nội dung sau:

Về chính sách khách hàng

Phát triển co cấu tổ chức theo định huớng huớng đến khách hàng đã đuợc thực hiện nhung trên thực tế chua có chính sách khách hàng rõ ràng và mang tính pháp lý cao nên việc áp dụng còn lúng túng và mang tính cảm tính cao. Chính sách khách hàng sẽ bao gổm chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, chính sách về dịch vụ và phí. Trên co sở phuong pháp luợng hóa đã đuợc áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá ( chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.

Về định hướng khách hàng:

Chú trọng đầu tu tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đuợc coi là một nhiệm vụ quan trọng chiến luợc phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc. Nhiều giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhu thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuong trình đào tạo nguổn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa... do đó doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có

khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng. chính vì thế lựa chọn phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên lựa chọn đầu tư tín dụng vào doanh nghiệp nhỏ và vừa trở nên quan trọng do đối tượng này có tài sản bảo đảm đủ, khoản cấp tín dụng giá trị vừa phải, rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hưởng không lớn.

Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đổng bộ như cho vay mua nhà dự án, thấu chi, gói ưu đãi lãi suất mua nha ở, sửa nhà...). Trong phát triển sản phẩm bán lẻ đặc biệt các sản phẩm tín dụng, cần cân nhắc vấn đề lợi ích và khả năng quản lý bởi đây là phân khúc thị trường không phải là thế mạnh của Sở Giao dịch do dó cần có sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay nay cần hướng đến khách hàng sử dụng gói sản phẩm đổng bộ ( trả lương qua tài khoản, cho vay, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác.) đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hổi nợ của ngân hàng.

Tiếp tục phát triển nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là nhóm khách hàng mà NHTMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện đầu tư tín dụng trong thời gian qua nhưng chưa tương xứng với mức độ phát triển của nhóm khách hàng này trong thời gian qua. Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và việc gia nhập vào tổ chức WTO, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang ngày một gia tăng. Do đó đây là phân khúc thị trường cần có sự quan tâm nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị chu đáo cho sự tăng tốc trong tương lai.

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng tiềm tàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên co sở đó có khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và cần có những biện pháp để ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại khi rủi ro xảy ra

Việc thẩm định phưong án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ quản trị rủi ro phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có những nhận định chính xác về tính khả thi hiệu quả của mỗi phưong án.

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý.

Cần chú trọng phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu đổng thời kết hợp với phân tích định tính để nhận ra những rủi to tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng. Trong phân tích định lượng, ứng dụng và hoàn thiện hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống này cần thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tưong đổng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hon mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Nỗ lực xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho khách hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát tín dụng một cách hiệu quả.

Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đổng thời khi rủi ro xảy ra thi khả năng thu hổi nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm cần có tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản.

Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đổng tín dụng để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao... Các điều kiện pháp lý trong hợp đổng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của ngân hàng khi rủi ro xảy ra, đổng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.

Hiện nay các cán bộ tín dụng có thể khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Những thông tin này tuy còn ít và chưa cập nhật thường xuyên nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải biết cách tra cứu, tìm tòi để tận dụng triệt để nguổn tin này. Đổng thời Sở giao dịch cũng nên quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của các cán bộ tín dụng trong việc phải tự mình đi thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn, thông tin ngoài thị trường, thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thông.

Thu thập thông tin từ chính kinh nghiệm hoạt động tín dụng của cán bộ và Ngân hàng để lập thành các bộ hổ sơ tư liệu về khách hàng qua nhiều năm. Những bộ hổ sơ này là cơ sở để Ngân hàng xếp loại khách hàng và có chính sách phân biệt đối xử đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Sau khi đã thu thập đuợc thông tin cần thiết, Sở giao dịch cần tổ chức tốt hơn khâu luu giữ, bảo quản và cung cấp thông tin hiệu quả phục vụ cho phân tích tín dụng.

Phân tích tín dụng phải đua ra đuợc kết luận rủi ro đặc thù trong quan hệ tín dụng với khách hàng là gì, những nhân tố chủ yếu có thể gây ra rủi ro. Cán bộ phân tích cần nhận thấy những dấu hiệu bất thuờng của các chỉ số tài chính và hoạt động để đi sâu tìm hiểu và phân tích đánh giá đúng bản chất của vấn đề.

3.2.2.3 Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau

khi cho vay

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.

Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phuơng án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát đuợc dòng tiền sau khi kết thúc phuơng án kinh doanh, dẫn đến khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:

Xây dựng và lựa chọn kế hoạch kiểm tra kiểm tra sử dụng vốn vay hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhung cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ các bên. Trong việc kiểm tra sử dụng vốn cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu 0390 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w