MỘT số KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0390 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78)

3.3.1 Kiến nghi với Chính phủ

- Xử lý dứt điểm nợ tổn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của các NHTM; giảm bớt yếu tố can thiệp

trực tiếp của nhà nuớc, minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực

quốc tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.

- Hoàn thiện môi truờng pháp lý cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng: Thời gian qua, Chính phủ và NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều văn

bản, tạo

môi truờng pháp lý cho hoạt động của các NHTM. Quy định về xử lý

phát mại

liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành nên Nhà nuớc cần ban hành văn bản cụ thể quy định về việc này.

- Việc không chấp hành đúng chế độ báo cáo thống kê đang khá phổ biến hiện nay một phần là do pháp lệnh về chế độ kế toán thống kê chua đủ

hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện và một phần là do

điều kiện

hạch toán thống kê ở nuớc ta chua phát triển hoạt động kiểm soát và

chua thực

hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Mặt khác, các biện pháp xử lý các vi

phạm về

kinh tế và hành chính chua nghiêm khắc. Chính vì vậy, Nhà nuớc cần có ngay

các biện pháp cứng rắn, bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp

lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm

đối với

tất cả các doanh nghiệp.

- Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nuớc đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nuớc phải

cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và hàng nhập lậu. Các doanh nghiệp

chuyển huớng và điều chỉnh phuơng án sản xuất kinh doanh không theo kịp

với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô của nhà nuớc. Vì vậy,

Đề nghị NHNN kiến nghị các cơ quan ban ngành hỗ trợ, hợp tác và tạo điều kiện cho NHTMCP Ngoại th ương Việt Nam xác nhận tình trạng của doanh nghiệp có nợ tổn đọng

Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quyết định cho phép NHTMCP Ngoại thương Việt nam tiếp tục xử lý các khoản nợ tổn đọng do khách quan mà chưa có đủ hổ sơ chờ hoàn tất thủ tục giải thể, phá sản hoặc thực tế khách hàng không còn hoạt động từ lâu nhưng chưa được cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể, phá sản.

Chỉ đạo các chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp chủ động đứng ra làm đầu mối tổ chức tiến hành đánh giá lại nợ

Phối hợp, kiến nghị cơ quan nhà nước có liên quan: tòa án, thi hành án, bộ, ngành, cơ quan địa phương tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ tổn đọng cho ngân hàng.

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng (trung tâm CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát từ phía NHNN xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý một cách nghiêm túc

- NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn

+ Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD.

3.3.2 Kiến nghi với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Hiện nay với việc thay đổi hổ sơ thông tin khách hàng, Sở giao dịch và chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên lạc với nhau, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cần xem xét lại quy chế quản lý và thay đổi thông tin khách hàng để khách hàng có thể đến bất kỳ chi nhánh nào để thay đổi thông tin, tránh gây phiền hà cho khách hàng và hạn chế rủi ro tín dụng ( áp dụng với khách hàng doanh nghiệp).

Cần xây dựng quy trình kiểm tra trong hệ thống để xây dựng tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam nên có một phần mềm về công tác kiểm tra áp dụng thống nhất nhằm phục vụ yêu cầu quản trị rủi ro, đánh giá chất lượng hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ thì kết quả kiểm tra sẽ được tốt hơn,

Nâng cấp hệ thống quản lý tài sản bảo đảm toàn hệ thống nhằm phục vụ tốt công tác định giá tài sản bảo đảm của cán bộ tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ tài sản bảo đảm.

Chú trọng và đẩy nhanh hơn nữa công tác xử lý thu hổi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hổi để triển khai các biện pháp thu hổi nợ.

Kết luân chương: Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Ngoại thương, đề tài đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Đổng thời đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị, đề xuất với các cấp để hỗ trợ môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững

KẾT LUẬN

Là ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên thực hiện chuyển đổi tổ chức theo mô hình hoạt động cổ phần từ năm 2008 trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn cho thấy cổ phân hóa các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đi đúng với mục tiêu và trọng tâm kinh tế mà Đảng và Chính phủ đề ra. Trong những năm qua NHTMCPNT Việt Nam đã hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội đổng thời góp phần không nhỏ vào công cuộc chống lạm phát của chính phủ. Trong nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập, sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan chắc chắn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong đó hoạt đông tín dụng - hoạt động chủ yếu sẽ có nhiều cơ hội tốt nhưng cũng không thể tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra.

Rủi ro tín dụng là một thực tế khách quan song hoạt động ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm có tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội. Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên của mọi quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng nhà nước

Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng thu hút sự quan tâm của các cơ quan nhà nước. Tại Việt Nam môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của quá trình hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Để đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa, mỗi ngân hàng cần phải được khuyến khích áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong giám sát và quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở các chuẩn mực chung, các ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp, một quy trình quản trị rủi ro thực tế và hiệu quả, một cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng được giám sát chặt chẽ. Hệ thống các chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và quy trình tín dụng không chỉ

phát hiện và ngăn ngừa rủi ro mà còn phải thường xuyên kiểm soát được chất lượng tín dụng, làm co sở cho việc hình thành quỹ dự phòng giúp cho ngân hàng có đủ khả năng chủ động đối phó với các rủi ro xảy ra.

Từ việc tiếp cận những lý luận co bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường so sánh với thực tiễn đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thưong Việt Nam, luận văn đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cụ thể là trong quá trình chuyển đổi mô hình quản trị tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững.

Tuy nhiên đề tài vẫn còn những hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Qua đây tôi xin chân thành cảm on TS Nguyễn Xuân Đổng, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này.

TÀI LIÊU THAm KHẢO

1. Basel Committee on Banking Supervision 2006, "Basel II: Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các chỉ tiêu chuẩn vốn - cấu trúc khu sửa đổi, phiên bản toàn diện năm 2006",( Biên dịch theo nội dung của văn bản Basel về giám sát ngân hàng), Nxb Văn hóa - Thông tin

2. Hổ Diệu (2002), “Quản trị Ngân hàng”, Nxb Thống kê, Tp HCM.

3. Ts Nguyễn Duệ (2001), “Quản trị ngân hàng”, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Tran Huy Hoàng, Ths Tram Xuân Hương, Gv Nguyễn Quốc Anh (2000), “Tín dụng ngân hàng”, Nxb Thống kê, Tp HCM.

5. TS Nguyễn Minh Kiều (2010), ‘’Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng’’ Nhà xuất bản tài chính, Hà nội

6. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2009) “ Ngân hàng Thương mại”, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2009) “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Ngân hàng nhà nước (2001) “ Quyết định 1627I2001IQĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế'cho vay của tổ chức tín dụng”, Hà Nội.

9. Ngân hàng nhà nước (2005) “ Quyết định 493I2005IQĐ- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ”, Hà Nội.

10. Ngân hàng nhà nước (2005) “ Quyết định 127I2005IQĐ- NHNN về việc sửa đổi một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627I2001IQĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam”, Hà Nội.

ÍÍ.Ngân hàng nhà nước (2007) “Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết Định 493/2005/ QĐ- NHNN.

Í2.Quốc hội (Í997), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Í3.Quốc hội (Í997), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

Í4. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (20Í2),

“Báo cáo thường niên năm 2011”, Hà Nội.

15.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2002) “Quyết định 30/QĐ- NHNT.QLTD của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng thể nhân”

Í6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2008) “Quyết định 246/ QĐ- NHNT.CSTD của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức”, Hà Nội.

Í7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2008) “Quyết định 36/ NHNT- CSTD của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Hà Nội.

Í8. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2004) “Cẩm nang tín dụng”,

Hà Nội.

Í9. Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2009) Báo cáo kết quả kinh doanh, Hà Nội.

20. Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (20Í0) Báo cáo kết quả kinh doanh, Hà Nội.

2Í. Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (20ÍÍ) Báo cáo kết quả kinh doanh, Hà Nội.

22.Tap chí Ngân hàng (2005) ‘’Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Hà nội

23.Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2006) ‘’Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế’’, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

24.Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2006) ” Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại Việt Nam ’’, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0390 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w