Nhóm giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu 0390 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 74)

3.2.4.1 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó luôn tổn tại ở bất cứ ngân hàng nào do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh để giải quyết các vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Tổ xử lý nợ xấu cần tham mưu cho Ban lãnh đạo Sở Giao dịch về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ, đảm bảo cách thức xử lý nợ đúng đắn, phù hợp với những

Trong xử lý nợ có vấn đề cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội cụ thể:

Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng, phân tích về khả năng phục hổi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

Lựa chọn phương án xử lý: phương án khai thác hay phương án thanh lý. Việc lựa chọn phương án áp dụng phù hợp từng khách hàng và khả năng của Sở Giao dịch, đảm bảo hiệu quả cao và chi phí hợp lý.

3.2.4.2 Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phồng

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hổi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đổng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu 0390 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w