5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động
3.2.1.1. Quản lý vốn sau khi cho vay
Việc quản lý vốn trong và sau khi cho vay rất quan trọng, nhằm khắc phục định luợng rủi ro không rõ ràng và làm ảnh huởng tới khả năng thu nợ của Ngân hàng. Cho nên Ngân hàng sau khi cho vay vốn cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu có những biểu hiện việc sử dụng vốn sai mục đích hoặc xảy ra những sự cố có thể dẫn tới không hoàn trả đuợc vốn vay. Ngân hàng cần có những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời. Trong quá trình giám sát Ngân hàng cần chú ý tới các dấu hiệu, khả năng các khoản vay khó thu hồi. Mặc dù không có một mô hình chuẩn để xác định khoản vay khó hoàn trả, tuy nhiên Ngân hàng cũng có thế nắm bắt đuợc thông tin qua các biểu hiện:
- Doanh nghiệp chậm chễ trong việc nộp báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh.
- Có biểu hiện trốn tránh hoặc thoái thác khi Ngân hàng tới kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có sự gia tăng bất thuờng hàng tồn kho, các khoản bán chịu chua thu tiền, có sự gia tăng các khoản nợ chua thanh toán, rút séc vuợt số du tiền gửi.
- Có những lộn xộn trong nội bộ doanh nghiệp, sự thay đổi Ban lãnh đạo, giám đốc từ chức hoặc bỏ trốn...
3.2.1.2. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn
Gia tăng cho vay đối với những khách hàng có những phuơng án phục hồi sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, tu vấn cho khách hàng phuơng án kinh doanh hiệu quả. Giải pháp này chỉ thực sự có hiểu quả khi cả doanh nghiệp và Ngân hàng đều cố gắng vực doanh nghiệp đi lên
đảm bảo cho các khoản vay mới, hoặc giúp đỡ doanh nghiệp tìm kiếm các bạn
hàng tốt
Khi các khoản vay không còn cách nào để thu hồi, Ngân hàng cần nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết để đảm bảo thanh lý tài sản thế chấp.
3.2.1.3. Thực hiện biện pháp hô trợ sau khi cho vay vốn
Để có thể thu hồi được nợ và lãi đúng hạn và giúp cho khách hàng làm ăn hiệu quả. Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn như:
- Hỗ trợ về đầu tư, tư vấn thông tin: Ngân hàng nên có bộ phận tư vấn riêng và có quan hệ chặt chẽ với cơ quan thông tin chuyên môn liên quan tới lĩnh vực hoạt động của khách hàng của mình để năm bắt tình hình hoạt động kinh doanh và cung cấp cho khách hàng những thông tin quan trọng, cần thiết.
- Hỗ trợ tư vấn tài chính: Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân tích tài chính, lập dự án kinh doanh... Qua đó, Ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp phát triển và Ngân hàng cũng thu được những lợi ích nhất định.
- Hỗ trợ tư vấn về luật: Ngân hàng có thể giúp cho khách hàng của mình nắm rõ các quy định của pháp luật để thực hiện đúng như: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp. vì nhiều khi doanh nghiệp còn chưa thực sự nắm vững được quyền và nghĩa vụ của mình, do vậy để xảy ra những lỗi đáng tiếc, chịu thiệt thòi trong quan hệ kinh tế.
- Hỗ trợ đại lý thanh toán: Với nghiệp vụ này Ngân hàng không cho khách hàng vay mà thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách hàng trong khâu thanh toán, đòi nợ, bảo quản, giữ hộ, thực hiện các ủy nhiệm về quyền thừa kế tài sản.
3.2.2.4. Tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cho vay hợp lý
Để có thể mở rộng cũng như nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư, đòi hỏi Ngân hàng phải có các kênh thu hút vốn và xây dựng mặt bằng vốn ổn định.
Qua quan sát những dấu hiệu này, có thể giúp Ngân hàng kiểm soát tốt các khoản vay và có các biện pháp kịp thời hạn chế các rủi ro về tín dụng đầu tu. Khi có dấu hiệu các khoản vay có vấn đề Ngân hàng cần nhanh chóng có những biện pháp để bảo vệ lợi ích của Ngân hàng. Trong quá trình giám sát nếu khách hàng có những biểu hiện gian dối, sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng phải kiên quyết thu hồi nợ truớc hạn.