Về phía NHCSXH Thanh Hoá

Một phần của tài liệu 0410 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 64)

- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20

b. Về phía NHCSXH Thanh Hoá

Thứ nhất, quy mô tín dụng

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo năm 2006: 88,2%, năm 2007 là 70,9%, năm 2008 là 50,8%, năm 2009 là 45%,năm 2010 là 42,5%.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm như sau: Năm 2006 tăng 23 %; năm 2007 tăng 24,5%; năm 2008 tăng 20,8%; năm 2009 tăng 29%; năm 2010 tăng 12,3%.Tốc độ tăng dư nợ bình quân chung của toàn tỉnh trong 5 năm qua là

22%/năm.Trong đó vùng có tốc độ tăng trưởng cao là khu vực miền núi 32%/năm; vùng đồng bằng ven biển là 23%/năm, khu vực Thành phố, thị xã 7% Nhìn vào các số liệu trên cho thấy, tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo được giảm dần qua các năm. Tuy nhiên không thể căn cứ vào chỉ tiêu này để đánh giá quy mô tín dụng đối với Hộ nghèo bị thu hẹp dần mà trên thực tế NHCSXH Thanh Hóa đã triển khai đồng thời nhiều chương trình tín dụng khác, nâng tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ các chương trình cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của hộ nghèo. Với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 22%, NHCSXH Thanh Hóa đang dần từng bước đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn vay sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn đã đạt từ 83% của năm 2006 lên đến 91,6%.

Thứ hai, chất lượng tín dụng.

Xét hiệu quả vốn đầu tư chúng ta cần xem xét tới số nợ quá hạn và tỷ lệ nợ

nợ của chương trình này. Nếu tính cả số nợ khoanh 2 tỷ thì số nợ xấu của NHCSXH là 17 tỷ đồng, chiếm 0,75% tổng dư nợ.

Nhìn chung hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, bước đầu làm quen với dịch vụ vay, trả vốn tín dụng NHCSXH. Phân tích về tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm, có thể đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo tại tỉnh Thanh Hóa đang có hiệu quả, tuy nhiên xét về số liệu tuyệt đối có thể nhìn nhận thấy nợ quá hạn tăng dần (năm 2006: 4 tỷ =0,39%, 2007: 4,4 tỷ= 0,34%, 2008: 11,5 tỷ = 0,58%, 2009: 15 tỷ = 0,67)

Thời gian qua, do bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, mất mùa xảy ra ở một số huyện đã gây thiệt hại về người và tài sản, trong đó có tài sản thuộc vốn vay Ngân hàng Chính sách. Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, số vốn vay NHCSXH Thanh Hóa bị thiệt hại 6.056 triệu đồng. Trong đó có 605 triệu đồng đã được Chính phủ ra quyết định xoá nợ

Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân. Ngoài các nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, giá cả tiêu thụ sản phẩm sụt giảm ...còn có nguyên nhân chủ quan từ bản thân hộ nghèo như: Hộ nghèo vay vốn chưa biết sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh mà sử dụng vốn vào mua lương thực cứu đói, tiêu dùng nên không thể trả nợ, trả lãi Ngân hàng được. Nhiều hộ nghèo trình độ dân trí thấp, không biết cách làm ăn, có hộ ỷ lại vào chính sách trợ cấp của Nhà nước, không phân biệt được vốn tín dụng với vốn tài trợ từ NSNN, ở nhiều vùng miền núi, do điều kiện khí hậu, địa lý rất khắc nghiệt, hộ nghèo sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp, không thể tự tiêu thụ những sản phẩm làm ra nên rất khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân từ cơ chế chính sách và quản lý điều hành như: chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo chưa được phối hợp đồng bộ với chính sách tín

Năm

Chỉ tiêu____________ — --- 2006 2007

200

8 2009 2010

Một phần của tài liệu 0410 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w