- Tăng trưởng dư nợ % 23 24,5 20
b. Đối với NHCSXH Thanh Hoá
3.3.8.2 Các tổ chức nhận ủy thác các cấp
Để công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội nhận ủy thác các cấp (tỉnh, huyện, xã) được thực hiện tốt, góp phần làm cho hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH ngày càng có hiệu quả cao, cần có sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của các tổ chức hội cấp trên đối với hội cấp dưới (TW đối với tỉnh, tỉnh đối với huyện, huyện đối với xã)
- Tổ chức nhận ủy thác cấp tỉnh: ngay từ đầu năm đề ra kế hoạch kiểm tra đối với cơ sở, hàng quý căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, cán bộ được phân
công thực hiện kiểm tra hoạt động của tổ chức nhận ủy thác cấp huyện, xã,
định kỳ hàng quý, tổng hợp kết quả kiểm tra gửi về NHCSXH tỉnh. - Tổ chức nhận ủy thác cấp huyện: căn cứ kế hoạch kiểm tra của tổ
chức nhận ủy thác cấp tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương mình để
đề ra
kế hoạch kiểm tra trong năm, hàng tháng tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động
+ Chỉ đạo tham gia cùng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức họp tổ để bình xét công khai người vay có nhu cầu xin vay đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).
+ Kiểm tra, giám sát quá trinh sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu công khai (mẫu số 06/TD) và thông báo kịp thời cho ngân hàng cho vay về các đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, để có biện pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với tổ tiết kiệm vay vốn và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ quá hạn, hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có)
+ Chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.
+ Đối với các cán bộ NHCSXH, cán bộ hội, phải phân định rõ địa bàn kiểm tra gắn quyền lợi và trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải bồi hoàn vật chất.