Giới thiệu về Maritime Bank

Một phần của tài liệu 0439 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng bán lẻ tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 51)

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-CP ngày 08/06/1991 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và hoạt động tại thành phố cảng Hải Phòng và là một trong những NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam. Các cổ đông sáng lập gồm: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một NH TMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Sau thương vụ sáp nhập với ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) vào ngày 12/8/2015, vốn điều lệ của Maritime Bank tăng từ 8.000 tỷ đồng lên 11.750 tỷ đồng và là ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 3 trong nhóm các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh tại Việt Nam. Mạng lưới hoạt động không ngừng mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, cuối năm 2014 là 221 điểm và đến cuối năm 2016 Maritime Bank đã có 271 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng,... Đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo báo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của Maritime Bank:

Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại thành phố Cảng Hải Phòng.

Giai đoạn năm 1992-1997:

Maritime Bank phát triển được mạng lưới chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước.

Maritime Bank đã phát triển mạnh việc thực hiện giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế.

Tại hội sở chính, Maritime Bank đã thực hiện việc tách riêng Trung tâm Điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành Hệ thống với Hội sở đảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh.

Năm 1997, với sự bảo lãnh của Chính Phủ, Maritime Bank đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hòa Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công trình giao thông của Việt Nam.

Giai đoạn 1998-2005: Là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của Maritime Bank. Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ít khó khăn nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh.

Trong thời kỳ này, Maritime Bank là một trong 6 ngân hàng thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Maritime Bank là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này vào năm 2005.

Tháng 8 năm 2005, Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa hàng đầu của cả nước. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritime Bank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của

Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.

Giai đoạn 2006-2009:

S Maritime bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo quản trị rủi ro và hiệu quả theo chuẩn mực hoạt động của toàn hệ thống.

S Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu.

S Năm 2009, Maritime Bank đã tiến hành xây dựng hệ thống định hạng tín dụng nội bộ với sự tư vấn của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đảm bảo hoạt động phân tích và đánh giá tín dụng được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống theo các nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp. Bên cạnh đó, Ngân hàng thuê Hãng tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ là McKinsey & Company xây dựng chiến lược kinh doanh và thương hiệu cho toàn Ngân hàng.

Giai đoạn 2010 - 2016: Giai đoạn này nền kinh tế còn chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hệ thống ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức như suy giảm lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu còn cao. Trong bối cảnh đó, Maritime Bank vẫn có những bước phát triển vững chắc trong hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, tập trung nguồn lực để phát triển toàn diện về mọi mặt trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước và Pháp luật.

S Ngày 01-01-2010, Maritime Bank chính thức ra mắt logo mới màu đỏ nhằm định vị thương hiệu với cam kết đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Cũng trong những tháng đầu năm 2010, Maritime Bank đã đưa vào thử nghiệm chiến lược kinh doanh mới do Hãng tư vấn hàng đầu McKinsey & Company xây dựng. Những kết quả bước đầu thu được cho thấy mức độ thích ứng tốt với thị trường thậm chí có những chỉ

tiêu vượt trên cả mong đợi.

S Hệ thống công nghệ ngân hàng của Maritime Bank đã có sự chuyển hóa sâu rộng nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh và hoạt động của ngân hàng. Trong đó có những dự án lớn mang tính đổi mới và đột phá cho Maritime Bank như Hệ thống quản trị rủi ro Kondor, Hệ thống giao dịch trực tuyến đa kênh (Internet Banking, Mobile, SMS,...) trên công nghệ IBM.

S Năm 2014 là năm nền kinh tế toàn cầu chứng kiến nhiều biến động trái chiều. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng còn thấp (5,98%), lãi suất thấp, lạm phát ở mức 4,09%. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng tiếp tục phải nỗ lực mạnh mẽ để xử lý các vấn đề nợ xấu, điều chỉnh mô hình hoạt động phù hợp. Maritime Bank cũng không tránh khỏi những tác động ấy. Tuy nhiên ngân hàng vẫn duy trì được hệ số vốn ở mức an toàn là 15,7%. Mô hình Ngân hàng Cộng đồng với định hướng chú trọng vào phân khúc khách hàng tiểu thương, nông nghiệp nông thôn được triển khai và hoạt động tương đối ổn định. Trong năm này, Maritime Bank cũng được vinh danh là một trong 5 Ngân hàng Điện tử được yêu thích nhất Việt Nam.

S Năm 2015, ngay sau khi hoàn tất hai thương vụ sáp nhập MDB và mua lại TFC đã giúp Maritime Bank vươn lên Top 5 các ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam về vốn tự có và mạng lưới chi nhánh. Ngoài ra, Maritime Bank đã thành lập Trung tâm Basel II để quản lý và giám sát chung việc triển khai Chuẩn mực an toàn vốn Basel II trên toàn ngân hàng theo yêu cầu thực hiện thí điểm dự án này tại Maritime Bank của Ngân hàng Nhà nước. Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.

S Năm 2016, với những hứa hẹn đối với nền kinh tế, Maritime Bank vẫn từng bước phát triển, đặt ra mục tiêu mới về chiến lược kinh doanh, phát triển mạng lưới, quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu, nhân sự,. Maritime Bank cũng tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các dự án công nghệ như Customer Relationship Management, Core Banking, Business Process Management, Branch Automation,.. .để từng bước hiện đại hóa cách thức quản lý khách hàng, quy trình xử lý hồ sơ và quy trình cung cấp

dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.1.1.2. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy của Maritime Bank trong các năm từ 2014 đến 2016 tiếp tục được cơ cấu theo hướng điều hành tập trung, phân quyền quản lý theo chức năng chuyên môn hóa, đồng thời chủ trương kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tinh giản bộ máy và làm tăng năng suất lao động. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát.

Tính đến ngày 31/12/2016, tập đoàn Maritime Bank gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 12 khối và trung tâm, văn phòng trực thuộc Tổng Giám đốc. Kênh phân phối tính đến năm 2015 có 271 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngoài ra còn có một số đơn vụ chức năng chuyên biệt như Trung tâm thẻ, trung tâm ATM, Phòng chuyển tiền nhanh Western Union, Trung tâm Telesales, Trung tâm Call center 24/7.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank

Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến năm 2016, Maritime Bank xây dựng và dần hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro theo hướng chuyên môn hóa, đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình quản lý rủi ro quan trọng. Tích cực trong việc tập trung xử lý nợ xấu, xây dựng lộ trình trích lập dự phòng, đảm bảo tuân thủ thông tư 02 đúng thời điểm có hiệu lực.

Sơ đồ Quản trị rủi ro tại Maritime Bank

2.1.1.3. Tình hình hoạt động của Maritime Bank

Từ năm 2014 đến năm 2016 tình hình tài chính của Maritime Bank có nhiều biến động. Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn này.

Bảng 2.1: Ket quả hoạt động của Maritime Bank giai đoạn 2014-2016

Tổng tài sản 104.36 9 1104.31 -0,06% 7108.96 4,46% Tổng vốn huy động 92.67 0 6 62.61 32,43%- 78.938 26,07% Tổng dư nợ 23.50 9 1 28.09 % 19,49 33.708 20% Tỷ lệ nợ xấu 2,61 % % 2,16 17,24%- 2,18% 0,93%

Lợi nhuận sau thuế 14 2^ ĩĩó " - 18,31% 151" 30,17% Vốn cổ phần 800 0 11.75 0 46,88 % 11.750 0%

thế giới cũng như trong nước làm ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của cá nhân trong xã hội.

Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư của Maritime Bank gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh hết sức sôi động và quyết liệt giữa các NHTM cùng với sự xuất hiện của nhiều kênh huy động khác nhau. Tuy nhiên năm 2016 Ngân hàng vẫn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, tổng số dư huy động năm 2016 đạt 78.938 tỷ đồng, tăng 26,07% so với năm trước.

Năm 2016 hoạt động tín dụng của chi nhánh đã mở rộng và tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Việc duy trì công tác kiểm tra kiểm soát luôn được

đảm bảo đúng và đầy đủ với những quy tắc tín dụng, đồng thời việc luôn bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để tu vấn và có biện pháp kịp thời nhằm bảo đảm vốn vay đuợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Trong năm 2015, Maritime Bank tiến hành sáp nhập với MDB, nâng vốn cổ phần từ 8.000 tỷ lên 11.750 tỷ. Mới đầu sáp nhập, Ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc quản lý đến giải quyết các khoản nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2016 đã có sự tăng truởng đáng kể, đảm bảo hoạt động ngân hàng dần đi vào ổn định.

Một phần của tài liệu 0439 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng bán lẻ tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w