Khái quát về phòng môi giới chứng khoán VietinbankSc

Một phần của tài liệu 0342 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cô phần chứng khoán NH công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52)

Là một trong những CTCK đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, VietinbankSc có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực MGCK với mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước, hệ thống CNTT hiện đại, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, năng động, nhiệt tình và tuân thủ khắt khe các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Trong những năm qua, VietinBankSc luôn là địa chỉ tin cậy để nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch nhờ công tác quản trị rủi ro tốt, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng.

Các dịch vụ chứng khoán được cung cấp cho khách hàng trong hoạt động môi giới của VietinbankSc:

• Mở tài khoản giao dịch

• Giao dịch chứng khoán niêm yết (tại quầy, qua điện thoại và internet)

• Hỗ trợ giao dịch: Cung cấp nhiều tiện ích tích hợp: tin nhắn SMS, mua phát hành thêm - giao dịch lô lẻ, chuyển tiền, qua điện thoại/Internet

• Dịch vụ hỗ trợ tài chính (ứng trước tiền bán chứng khoán, giao dịch ký quỹ, cầm cố chứng khoán).

Số lượng nhân sự phòng môi giới bao gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng, 03 Tổ

trưởng và 13 nhân viên tại trụ sở chính và 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng, 6 nhân viên tại

Chi nhánh Hồ Chí Minh. Đội ngũ nhân viên đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế,

có chứng chỉ hành nghề môi giới, có kinh nghiệm làm việc, được đào tạo bài bản, năng động và nhiệt tình trong công việc.

Năm

Doanh thu từ hoạt động môi giới Tổng doanh thu Tỷ lệ 2005 1.31 7 52.052 2,53% 2006 14.04 0 102.85 9 13,65% 2007 40.75 1 205.371 19,84% 2008 15.82 0 174.357 9,07% 2009 48.05 2 283.719 16,94% 2010 61.33 8 195.593 31,36% 2011 22.29 5 188.02 1 11,86% 2012 37.50 4 175.699 21,35% 2013 30.18 1 148.47 6 20,3% 2014 53.96 1 177.26 6 30,44% 2015 40.78 0 234.629 17,38%

Sơ đồ: 2.2 Cơ cấu tổ chức phòng môi giới VietinbankSc

2.2.2 Kết quả hoạt động môi giới chứng khoán của công ty

Doanh thu phí môi giới của Công ty được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.4: Doanh thu hoạt động môi giới của Công ty giai đoạn 2005-2015 Doanh thu môi giới của Công ty tăng trưởng đều đặn từ giai đoạn đầu thành lập và bùng nổ ở năm 2010 với doanh thu hơn 60 tỷ. Sau đó, sự trầm lắng của thị trường trong những năm tiếp theo khiến doanh thu của Công ty chỉ duy trì ở mức 20 - 50 tỷ.

Bảng 2.2: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới Công ty giai đoạn 2005-2015

2006 966% 361% 2007 190% 240% 2008 -61% -58% 2009 204% 563% 2010 28% -29% 2011 -64% -62% 2012 68% 36% 2013 -20% 7% 2014 78% 92% 2015 -24% 17%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm)

Doanh thu của hoạt động môi giới chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào TTCK. Khi thị trường tăng trưởng mạnh về giá và khối lượng giao dịch thì doanh thu của hoạt động môi giới chứng khoán cũng tăng mạnh và ngược lại. Hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty được thực hiện từ những năm đầu thành lập, tuy nhiên từ năm 2000 đến 2005 TTCK chưa khởi sắc, quy mô thị trường còn nhỏ nên doanh thu còn thấp, tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới chưa đáng kể. Năm 2006 - 2007 là thời gian bùng nổ của thị trường, kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động môi giới, nhờ vậy mà doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty tăng mạnh trong thời kỳ này. Trong giai đoạn tiếp theo Công ty có hai năm có doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán giảm so với năm trước là năm 2008 và 2011, hai năm này là hai năm giá trị giao dịch của thị trường sụt giảm mạnh sau thời kỳ tăng nóng trong giai đoạn 2006 - 2007 và giai đoạn 2009 - 2010.

45

Qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán trên Tổng doanh thu tăng dần theo các năm từ 2003 đến 2007. Năm 2008, do sự tuột dốc mạnh của thị truờng, tỷ trọng này giảm đôi chút và sau đó tiếp tục đạt tỷ lệ cao trong năm 2009 và chiếm tỷ trọng cao trong suốt quãng thời gian 12 năm, vào năm 2010 trên 30%. Điều này là do doanh thu từ hoạt động môi giới năm 2010 tăng trong khi tổng doanh thu của Công ty giảm.

Trong những năm gần đây, tỷ trọng doanh thu môi giới chiếm khoảng từ 20 đến 30% doanh thu toàn Công ty, đây là một tỷ lệ không nhỏ góp phần vào trong hoạt động chung của Công ty. Tuy nhiên, năm 2015 tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới giảm so với năm 2014 do yếu tố thị truờng không thuận lợi, lợi nhuận hoạt động môi giới đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty là không lớn.

Bảng 2.3: Tỷ trọng tăng trưởng doanh thu từ hoạt động môi giới Công ty giai đoạn 2006- 2015

Khoản mục Doanh thu (trđ) Chi phí (trđ) Lợi nhuận (trđ) Lợi nhuận/ doanh thu Môi giới 40.780 28.509 12.271 30% Tự doanh 60.757 12.558 48.199 79.3% Tư vấn 101.500 86.854 14.646 14.9%

Năm 2006 khi thị trường bắt đầu “bùng nổ”, với lợi thế sẵn có về con người công

nghệ, Công ty đã có mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng trên thị trường vượt qua mức

tăng trưởng bình quân trên thị trường. Một phần cũng là do trong giai đoạn này số lượng các công ty chứng khoán trên thị trường khá khiêm tốn (14 công ty) nên sự cạnh

tranh về khách hàng là không lớn. Công ty đã tận dụng lợi thế sẵn có để nâng cao hiệu

quả hoạt động môi giới. Trong giai đoạn 2007- 2008 khi thị trường sụt giảm chung, mức doanh thu của Công ty cũng giảm theo tương ứng. Năm 2009, khi thị trường hồi

phục trở lại nhưng với mức tăng hơn 500%, tuy nhiên doanh thu môi giới của Công ty

chỉ tăng trên 200%. Các giai đoạn tiếp theo khi thị trường sụt giảm và đi ngang, mức doanh thu phí của Công ty cũng không có đột biến đáng kể so với mức tăng trưởng chung của thị trường và thực tế cho thấy khi thị trường tăng mạnh thì thị phần môi giới

của Công ty giảm và ngược lại khi thị trường trầm lắng thì thị phần môi giới của công

ty lại tăng hơn so với mức tăng của thị trường. Năm 2015 doanh thu môi giới giảm 24% so với năm 2014 tuy nhiên mức tăng trưởng của thị trường là 17%, điều này cho

Biểu đồ 2.5: So sánh lợi nhuận từ hoạt động môi giới Công ty so với lợi nhuận Công ty 2013-2015

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Công ty, báo cáo thường niên )

Lợi nhuận mang lại từ hoạt động môi giới của Công ty là rất thấp, chiếm chưa đến 10% trong tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Trong khi, tỷ trọng doanh thu của hoạt động môi giới trong 03 năm 2013 - 2015 đều vượt trên mức 10%. Điều này cho thấy, chi phí phục vụ cho hoạt động môi giới là rất lớn, hiệu quả hoạt động môi giới mang lại là không cao.

Xét riêng năm 2015, lợi nhuận hoạt động môi giới chưa bằng 1/4 so với lợi nhuận

từ hoạt động tự doanh (48,199 tỷ đồng) và vẫn thấp hơn lợi nhuận từ hoạt động tư vấn

(14,646 tỷ đồng). Thêm nữa, nếu tính kết quả lợi nhuận trên 01 nhân viên nghiệp vụ môi giới là rất thấp nếu như so sánh với các hoạt động kinh doanh khác tại Công ty như

Tự doanh hay Tư vấn. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động môi giới nếu xét trên

yếu tố lợi nhuận là rất thấp do chi phí khấu hao phần mềm, chi phí hoa hồng, chi phí lương và chi phí cho các bộ phận nhân sự phục vụ hoạt động môi giới là rất lớn nên hiệu quả hoạt động môi giới không cao tính trên doanh thu môi giới.

Bảng 2.4: Ket quả hoạt động các nghiệp vụ kinh doanh chính của Công ty năm 2015

2 Công ty Cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh HSC 11,97% 3 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt VCSC 8,39%

4 Công ty TNHH Chứng khoán VNDirect VNDS 5,69%

5 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội SHS 5,28%

6 Công ty Cổ phần Chứng khoán MB MBS 4,82%

7 Công ty Cổ phần Chứng khoán ACB ACBS 4,51%

8 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT FPTS 4,03%

9 Công ty Cổ phần Chứng khoán NH ĐT&PT Việt Nam BSC 3,88% 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt BVSC 3,73%

STT Tên Công ty Viết tắt Thị phần

1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI 11,27%

2 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT VNDS 9,94% 3 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội SHS 8,34% 4 Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam KIS 6,36%

5 Công ty Cổ phần Chứng khoán MB MBS 5,19%

6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt VCSC 4,82% 7 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC 4,61%

8 Công ty Cổ phần Chứng khoán Maritime MSI 4,41%

9 Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS 3,81%

10 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT FPTS 3,54%

(Nguồn: Báo cáo chi tiết hoạt động kinh doanh Công ty năm 2015)

Với 15 năm kinh nghiệm và lịch sử hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực tư vấn tài

chính doanh nghiệp tại Việt nam, VietinBankSc không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ và nỗ lực cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp sản phẩm tư vấn đa dạng và

toàn diện với giá trị gia tăng cao bao gồm: nghiệp vụ tư vấn truyền thống; tư vấn phát

hành trái phiếu thu xếp vốn; Tư vấn M&A. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp năm 2015 mang lại 101,5 tỷ đồng doanh thu và 14,6 tỷ đồng lợi nhuận

Năm 2015, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước ở tất cả các kỳ hạn và tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn khiến doanh thu từ kinh doanh nguồn

48

vốn ở mức thấp so với kỳ vọng, trong khi đây là nguồn thu chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành. Công ty tập trung vào đầu tu trái phiếu doanh nghiệp, linh hoạt trong đầu tu cổ phiếu niêm yết và hoạt động bảo lãnh phát hành dẫn đến lợi nhuận đạt 48,199 tỷ đồng, tăng 11,05 tỷ đồng, tuơng đuơng mức tăng truởng 22% so với năm 2014.

2.2.3. Thị phần môi giới chứng khoán tại Công ty

Trong năm 2015, thị phần của 10 công ty chứng khoán lớn trên HSX, HNX đã chiếm gần 60% tổng thị phần toàn thị truờng. Trong đó, dẫn đầu là HSC và SSI.

Bảng 2.5: Thị phần môi giới HSX của các công ty chứng khoán năm 2015

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh)

Thị phần HSX 1,51% 1,26% 1,64% 1,47% 1,32

% %1,82 %1,75 Thị phần HNX 1,48% 1,63% 2,48% 1,96% 1,46% 1,27% 1,18%

Tổng 1,5% 1,4% 1,8% 2,7% 2,0% 1,8% 1,7%

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)

49

Thị phần của Công ty trong giai đoạn 2009 - 2015 được thể hiện chi tiết qua bảng và sơ đồ dưới đây:

2010 giao động quanh ngưỡng 1,5%, các năm 2011 đến 2015 thị phần bắt đầu có sự cải thiện nhưng năm 2015 lại sụt giảm do giá trị giao dịch toàn thị trường giảm sút.

Biểu đồ 2.6: Thị phần môi giới chứng khoán của Công ty giai đoạn 2009-2015

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động môi giới của Công ty các năm)

Thị phần Công ty bình quân ở mức 1,5% trong giai đoạn 2009 - 2010. Năm 2011, Công ty lọt vào top 10 công ty có thị phần giao dịch chứng khoán cao nhất trên sàn HNX. Điều này có được là do năm 2011 là năm hoạt động giao dịch ký quỹ phát triển mạnh trên TTCK. Công ty đã thực hiện mở rộng hoạt động giao

Mục

Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Số lượn g tài khoả n Số luợng tài khoản đóng Số luợn g tài khoả n Số luợng tài khoản đóng Số luợng tài khoản mở Số luợng tài khoản đóng Số luợng tài khoản mở Số luợng tài khoản đóng Số luợng tài khoản mở Số luợng tài khoản đóng Trong nước 2.90 6 63 2.23 8 135 1.795 125 4.315 332 3.442 877 Cá nhân 2.88 3 60 2.213 130 1.777 123 4.278 327 3.409 875 Tổ chức 23 3 25 5 18 2 37 5 33 2 Nước ngoài 2 0 6 0 3 0 0 0 0 0 Cá nhân 2 0 5 0 2 0 0 0 0 0 Tổ chức 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 2.90 8 63 2.24 4 135 1.798 125 4.315 332 3.442 877

dịch ký quỹ để thu hút thêm khách hàng, đẩy mạnh thị phần. Đồng thời, Công ty bắt đầu phát triển các khách hàng tổ chức. Chính điều này đã giúp thị phần Công ty tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2013, Công ty đã lọt vào top thị phần các Quý trên hai Sở HNX, HSX: Top 3 trên HNX (Quý IV/2011), Top 6 trên HSX (Quý I/2012), Top 6 trên HNX (Quý III/2012), Top 2 trên HNX (Quý IV/2012), Top 8 trên HSX (Quý III/2013). Năm 2015, công ty đứng vị trí số 1 về thị phần môi giới sàn UpCom. Tuy nhiên, nếu loại trừ các giao dịch của nhóm khách hàng lớn thì thị phần Công ty trong giai đoan 2011 - 2015 chỉ dừng lại ở mức bình quân trong các năm truớc là 1,8%. Năm 2015 thị phần giảm 0,1% so với năm 2014 và trong năm 2015 thị phần Công ty không đuợc lọt vào top 10 của HNX và HSX nhung đứng vị trí số 1 sàn UpCom.

2.2.4 Số lượng tài khoản giao dịch tại Công ty

Số luợng tài khoản của Công ty nằm trong top 10 công ty có số luợng tài khoản lớn nhất trên TTCK Việt Nam. Những năm qua quy mô tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty không ngừng tăng lên, nó đuợc thể hiện qua biểu đồ sau

Biểu đồ 2.7: Số lượng tài khoản được mở cho nhà đầu tư giai đoạn 2005-2015

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hoạt động môi giới của Công ty)

Qua biểu đồ số luợng tài khoản của Công ty ta thấy số luợng tài khoản mở tại Công ty tăng lên nhanh qua các năm kể từ năm 2003, đặc biệt là năm 2007 và 2009 khi thị truờng tăng truởng mạnh.

Cuối 2006 đầu 2007 là thời điểm bùng nổ của TTCK cả về khối luợng giao dịch và giá cổ phiếu. Thời gian này TTCK đã thu hút một luợng lớn các nhà đầu tu thuộc mọi thành phần, vì vậy Công ty cũng đã thu hút đuợc một luợng lớn các nhà đầu tu mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, năm 2009 cũng là năm số luợng tài giao dịch chứng khoán mở tại Công ty tăng mạnh, tăng 119%. Năm 2009 là năm cổ phần hóa của Ngân hàng Công Thuong Việt Nam, số luợng tài khoản tăng mạnh phần lớn là tài khoản của cán bộ Ngân hàng Công Thuong Việt Nam mở để luu ký và giao dịch cổ phiếu của mình đã mua đấu giá, tuy nhiên phần lớn cổ đông nắm giữ cổ phiếu để huởng cổ tức nên rất ít phát sinh giao dịch. Số luợng các tài khoản đuợc mở thêm hàng năm khoảng hon 2000 tài khoản tuy nhiên tỷ trọng các tài khoản có phát sinh giao dịch chiếm tỉ trọng rất nhỏ trên tổng số tài khoản đã mở cho thấy Công ty phải quản lý một luợng lớn khách hàng tuy nhiên doanh thu mang lại là con số rất nhỏ.

Qua số liệu thống kê khách hàng đóng mở tài khoản có thể thấy giai đoạn 2010 - 2011 Công ty đã không làm tốt công tác giữ khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới. Luợng khách hàng mở mới tài khoản năm 2011 sụt giảm 48%, trong khi đó khách hàng đóng tài khoản tại Công ty tăng lên 53%. Năm 2012, 2013 số luợng khách hàng đóng tài khoản giảm 62% tuy nhiên đây là giai đoạn luật pháp đã cho phép nhà đầu tu có thể mở nhiều tại khoản tại các công ty chứng khoán. Số luợng khách hàng mở mới tăng 25% năm 2012 và sụt giảm mạnh tới gần 60% trong năm 2013. Năm 2015 Công ty đã mở mới đuợc 2.908 tài khoản, tăng 5,3% so với năm 2014.

Trong thực tế số luợng tài khoản giao dịch thuờng xuyên tại Công ty (khách hàng active) trong những năm gần đây chỉ chiếm khoảng từ 5 - 10% số luợng tài khoản đã mở, trong đó chủ yếu là các tài khoản có giá trị giao dịch nhỏ. Nhu vậy, Công ty đang phải quản lý một luợng tài khoản rất lớn với giao dịch nhỏ, gây lãng phí nguồn lực của Công ty. Bên cạnh đó nhiều tài khoản mở chỉ để luu ký chứng khoán hoặc để nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu. Mặt khác Công ty không thu phí luu ký đối với các tài khoản có số phí luu ký phải thu trong tháng nhỏ hơn

Một phần của tài liệu 0342 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cô phần chứng khoán NH công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w