Tỷ
suat Sinh Lợi nhuận từ tín dụng đối với KHCN
lời từ tín dụng = ---x 100% (1.6) đối với KHCN Tổng dư nợ tín dụng đối với KHCN
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân bao gồm các khoản lãi thu được, thu nhập từ xử lý tài sản đảm bảo sau khi đã trừ phần gốc chưa đòi được và phần chênh lệch thừa giữa giá trị bán tài sản với phần nợ phải trả của khách hàng.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, và cũng là mục đích các ngân hàng hướng tới khi tìm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng có chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tốt sẽ có lợi nhuận cao và ổn định. Nếu chất lượng tín dụng thấp, thu nhập từ các khoản tín dụng đó sẽ thấp hoặc không ổn định, lúc cao lúc thấp.
Tỷ suất sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân cho biết lợi nhuận ngân hàng thu được từ mỗi đồng vốn tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao, chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là khi tốc độ tăng trưởng dư nợ quá nhanh sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời dẫn tới đánh giá không chính xác.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với kháchhàng cá nhân hàng cá nhân
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế chính là nền tảng của mọi hoạt động kinh tế trong xã hội, bao gồm cả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, trong đó có nghiệp vụ kinh doanh tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Nền kinh tế ổn định với những chính sách kinh tế đúng đắn là yếu tố quan trọng hàng đầu để các ngân hàng có điều kiện hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Khi nền kinh tế mất ổn định, rơi vào tình trạng khủng hoảng hoặc suy thoái, sẽ dẫn tới lạm phát tăng, lãi suất tăng, hoạt động tín dụng trở nên kém hiệu quả, chất lượng tín dụng giảm.
- Môi trường chính trị
Tình hình chính trị ổn định là yếu tố hàng đầu để có nền kinh tế ổn định và phát triển nhanh chóng, bền vững. Vì vậy, đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của các ngân hàng : Khi xảy ra những biến cố chính trị sẽ dẫn tới những thiệt hại về con người và của cải vật chất, giảm khả năng hoàn trả các khoản tín dụng của ngân hàng, nợ xấu gia tăng, chất lượng tín dụng thấp.
- Môi trường pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất của các văn bản pháp luật, đồng thời gắn liền với sự thực thi pháp luật nghiêm túc. Thực tế cho thấy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, pháp luật là bộ phận không thể thiếu, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Môi trường pháp lý thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đảm bảo khả năng trả nợ, nâng cao chất lượng tín dụng với khách hàng cá nhân.
- Môi trường văn hóa - xã hội
Các yếu tố văn hóa - xã hội như lối sống, thói quen tiêu dùng... ảnh hưởng rất nhiều tới nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân. Ví dụ đơn giản
là người miền Bắc thường thích tiết kiệm hơn so với người miền Nam, như vậy cho vay tiêu dùng đối với các khách hàng cá nhân ở miền Nam sẽ dễ dàng phát triển hơn ở miền Bắc.
Bên cạnh đó, khi môi trường văn hóa - xã hội phát triển sẽ nâng cao trình độ dân trí, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của người dân, cũng như tăng khả năng sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích, chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân được cải thiện.
- Đối thủ cạnh tranh
Mối quan hệ cạnh tranh lẫn nhau giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác... luôn là động lực lớn để các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân nói riêng bằng nhiều giải pháp khác nhau như : cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian ra quyết định cấp tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường tiếp thị sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.
- Môi trường tự nhiên
Các yếu tố rủi ro từ môi trường tự nhiên như bão lụt, hạn hán, động đất, thiên tai...gây nhiều tổn thất đối với sản xuất kinh doanh (phá hoại mùa màng, hư hỏng cơ sở vật chất, hàng hóa...) và con người (chết, mất khả năng lao động sản xuất,...). Các rủi ro này khi xảy ra thường gây thiệt hại nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế, và hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân cũng không là ngoại lệ : khách hàng giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng thanh toán nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh có thể hiểu là tầm nhìn của ngân hàng trong dài hạn về phương hướng, quy mô phát triển, về thị trường, nguồn lực, lợi thế,
môi trường kinh doanh,..., có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh quyết định việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới...
Các ngân hàng có thể dựa trên chiến lược kinh doanh dài hạn để chủ động lập kế hoạch hành động phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Không có chiến lược kinh doanh, ngân hàng sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh do rơi vào trạng thái bị động, và bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua với các ngân hàng khác.
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc phát triển hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ, là yếu tố quyết định trực tiếp tới chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng.
Chính sách tín dụng được hoạch định tốt, phù hợp với năng lực và mục đích của ngân hàng và xu hướng phát triển của nền kinh tế sẽ giúp ngân hàng có cơ hội lựa chọn được những khoản tín dụng với chất lượng cao. Ngược lại, nếu chính sách không hợp lý, chồng chéo sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
- Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tế năng lực của ngân hàng, yêu cầu của từng sản phẩm.
Việc tập trung nghiên cứu để đưa ra quy trình tín dụng chuẩn đối với khách hàng cá nhân và áp dụng chính xác quy trình đó sẽ giúp ngân hàng hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành cấp tín dụng, giảm bớt nợ xấu, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
- Kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ đảm bảo tín dụng đối với khách hàng cá nhân luôn phát triển đúng mục tiêu ngân hàng đề ra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, sửa chữa những sai sót trong quy trình thực hiện, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.
- Khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, trình độ khoa học công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một nhân tố tác động không nhỏ tới chất lượng tín dụng.Nếu ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm thiểu sai sót, đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân nói riêng.
- Trình độ cán bộ tín dụng
Con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Cán bộ tín dụng đối với khách hàng cá nhân là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động, quy trình tín dụng, đưa ra quyết định đầu tiên về việc cấp tín dụng và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.
Trình độ và đạo đức cán bộ càng cao, khả năng lựa chọn khách hàng, thẩm định khách hàng càng tốt, chất lượng tín dụng do đó cũng được nâng cao hơn.
Ngoài ra, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của khách hàng và uy tín của ngân hàng, do đó cũng tác động lên chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Nếu khách hàng không thích cán bộ tín dụng, họ có thể chuyển sang ngân hàng khác đồng thời tuyên truyền điều này với những khách hàng tiềm năng, làm giảm số lượng các
khoản cho vay, giảm chất lượng tín dụng. - Hệ thống thông tin tín dụng
Hệ thống thông tin tín dụng bao gồm thông tin về thị trường, về các ngân hàng ngân hàng cạnh tranh, về uy tín cá nhân và thiện chí trả nợ của khách hàng.
Việc tập hợp được hệ thống thông tin đầy đủ, cập nhật kịp thời, chính xác sẽ giúp ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng với độ chuẩn xác cao hơn, đồng thời kiểm soát tốt việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng có thể dựa vào đó để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.Tất cả những lợi ích này đều góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng.