1.3.1. Quan niệm về hiệu quả bảo đảm tiền vay
Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác đều có mục tiêu đạt được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và khả năng thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất nhằm thu được kết quả cao nhất. Đối với ngân hàng, hiệu quả kinh doanh thể hiện nhiều nhất ở chỉ tiêu: lợi nhuận. Tuy nhiên lợi nhuận và an toàn trong hoạt động kinh doanh luôn là bài toán cần cân nhắc đối với các nhà kinh doanh ngân hàng. Theo quan điểm kinh tế, lợi nhuận và rủi ro luôn có sự đánh đổi với nhau, rủi ro cao lợi nhuận cao và ngược lại. Trái ngược với rủi ro là an toàn. Lợi nhuận và an toàn có sự tác động qua lại với nhau: để có lợi nhuận cần sự
an toàn và để an toàn ngân hàng cần đạt được chỉ tiêu lợi nhuận. Ví dụ: ngân hàng cho vay không thu hồi được nợ gốc và lãi sẽ không có nguồn để trả gốc và lãi huy động, như vậy, ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Như vậy, hiệu quả bảo đảm tiền vay được hiểu là việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay để chắc chắn rằng các khoản cho vay của ngân hàng sẽ được trả đúng hạn và có lãi. Trong trường hợp khách hàng vay gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì ngân hàng có thể thu hồi được vốn thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo. Đây được coi là biện pháp thu nợ thứ hai (hay còn gọi là nguồn thu thứ cấp). Do đó có thể nói bảo đảm tiền vay là một yếu tố không những đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay mà còn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên nếu thực hiện không tốt rất có thể sẽ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro xảy ra cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay, dẫn đến khả năng mất vốn và có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng đối với khách hàng. Từ lý do này có thể dẫn đến giảm uy tín của ngân hàng, tác động đến tâm lý của khách hàng gây ra tình trạng rút tiền hàng loạt dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hoá cao, nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó đòi hỏi ngân hàng khi thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay phải chú trọng đến vấn đề đạt được hiệu quả vì việc đạt được hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả về vấn đề bảo đảm tiền vay thì đòi hỏi ngân hàng cũng cần phải thực hiện tốt các công tác khác như kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng khoản vay, thẩm định khách hàng vay vốn, xếp hạng tín dụng khách hàng một cách chuẩn xác tránh trường hợp xảy ra tổn thất.
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bảo đảm tiền vay
1.3.2.1.Các chỉ tiêu định tính
Uy tín của ngân hàng là một trong những tiêu chí chứng minh ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt. Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nợ của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có hoạt động tín dụng an toàn để đảm bảo không bị suy giảm nguồn vốn vì những rủi ro tín dụng. Để đạt được điều đó, ngân hàng chắc chắn đã thực hiện tốt bảo đảm tiền vay. Hiệu quả của bảo đảm tiền vay thể hiện ở việc khi thu nợ các khoản vay mà ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm thì không xảy ra rủi ro vì lý do liên quan tới pháp lý, tranh chấp, giá trị tài sản, khả năng phát mại của tài sản bảo đảm hoặc của người có liên quan.
Ngân hàng nếu có sự lựa chọn tài sản bảo đảm phù hợp, sử dụng phương thức đảm bảo tốt thì sẽ tạo ra uy tín cho ngân hàng, tạo nên an toàn xã hội và chi phí bỏ ra thấp nhất.
Tài sản bảo đảm là yếu tố để ngân hàng quyết định mức cho vay. Do đó việc định giá chính xác tài sản bảo đảm là hết sức quan trọng. Nó giúp ngân hàng đảm bảo được quyền lợi cho chính bản thân mình và cho cả khách hàng.
Ngân hàng kiểm soát, quản lý tài sản bảo đảm một cách đầy đủ chặt chẽ giúp ngân hàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tài sản vẫn đang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện ra các sự cố có liên quan làm giảm giá trị của tài sản đảm bảo.
Việc xử lý tài sản bảo đảm với thủ tục nhanh chóng, chi phí thấp, bảo đảm được quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng cũng là một chi tiêu để nói lên hiệu quả bảo đảm tiền vay của ngân hàng.
Trên đây là các chỉ tiêu định tính nhưng nó chỉ là những căn cứ để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay một cách khái quát. Để có những kết luận chính xác cần dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay chúng ta có thể kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối, theo dõi tình hình biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm.
a) Tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản bảo đảm
Nợ quá hạn có TSBĐ
Nợ quá hạn có TSBĐ (%) =---* 100% Tổng dư nợ có TSBĐ
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bảo toàn vốn vay đối với việc cho vay có tài sản bảo đảm khi có nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ càng cao thì khả năng thu hồi nợ quá hạn cao.
b) Tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm
Nợ quá hạn Nợ quá hạn không có TSBĐ không có TSĐB (%) =--- * 100%
Tổng dư nợ không có TSBĐ
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ tổn thất tiền ẩn của việc cho vay đối với hình thức cho vay tín chấp. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng không thu hồi được khoản vay càng lớn.
c) Mức độ tổn thất của nợ vay
Mức độ tổn thất Số nợ vay không thu hồi được khi xử lý nợ
của nợ vay (%) = * 100%
Tổng dư nợ phải xử lý
Chỉ tiêu này thể hiện sự tổn thất thực sự của ngân hàng khi thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay nhưng không đủ thu nợ mà phải dùng đến nguồn dự phòng rủi ro.
d) Chỉ tiêu về thu nhập ròng
dù vậy, các ngân hàng đều không ngừng phát triển hoạt động cho vay của mình vì đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu: Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng (HĐTD), Quỹ dự phòng rủi ro (DPRR) và phần chi phí khác phân bổ cho hoạt đông tín dụng, các chỉ tiêu trên liên hệ với nhau qua công thức:
Thu nhập từ hoạt Thu nhập từ HĐTD - Quỹ DPRR - Chi phí khác về TD động tín dụng =
Tổng dư nợ tín dụng bình quân
1.3.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay của Ngân hàng thương mại
1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng vay vốn
Thứ nhất, Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tính trung thực, tư cách đạo đức của khách hàng vay cũng có tác động đến hiệu quả của bảo đảm tiền vay. Trong nhiều trường hợp khách hàng lập hồ sơ giả để lừa đào ngân hàng như: báo cáo tài chính không trung thực, giả mạo các chứng từ liên quan đến phương án, đặc biệt đối với các khách hàng có kinh nghiệm vay vốn và làm hồ sơ vay thì Ngân hàng gặp phải rủi ro là rất cao và làm cho vấn đề bảo đảm tiền vay trở nên không còn ý nghĩa. Vì vậy để đạt được hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phải lựa chọn để tìm được những khách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao.
Thứ hai, Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng khi cho vay là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có
nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Chẳng hạn, các khách hàng sử dụng vốn ngân hàng không đúng với phương án, mục đích khi xin vay, không đúng đối tượng kinh doanh... Đây có thể là một trong những nguyên nhân của việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Thứ ba, Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính là những yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mục đích vay vốn của khách hàng thường là để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi mọi thu nhập từ đủ bù đắp mọi chi phí và có lợi nhuận thì nguồn vốn đó được coi là hoạt động có
hiệu quả và có khả năng hoàn trả được khoản tín dụng đã cấp. Tuy nhiên, “Rủi ro là bạn đường của đầu tư”, bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng khó có thể lường trước và tránh được tất cả các biến cố bất lợi xảy ra. Vì vậy, trong trường hợp gặp rủi ro trong kinh doanh, khách hàng có thể mất một phần vốn đầu tư ban đầu
hay nói cách khác là tạm thời thua lỗ. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, vốn tự có lớn, các nguồn thu nhập khác đủ bù đắp được phần thua lỗ trong
hoạt động đầu tư thì khách hàng vẫn có khả năng trả nợ ngân hàng. Trong trường
hợp khách hàng vừa bị thua lỗ trong kinh doanh lại không có khả năng tài chính để bù đắp thì khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng và việc thu nợ ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng xử lý tài sản bảo đảm.
1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng
Thứ nhất, Khả năng thẩm định về tài sản bảo đảm của ngân hàng. Qua công tác thẩm định, ngân hàng có thể xác minh được quyền sở hữu và sử dụng của bên bảo đảm đối với tài sản và xác định được giá trị của tài sản bảo
phải rủi ro mất vốn. Nếu cán bộ thẩm định nắm chắc được chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về các loại tài sản và luôn theo dõi kịp thời những biến động thị trường về tài sản bảo đảm và thực hiện đúng các quy định của pháp luật thì công tác bảo đảm tín dụng sẽ phát huy hiệu quả. Ngược lại có thể ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng từ phía TSBĐ tín dụng.
Thứ hai, Khả năng kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm của ngân hàng. Tài sản bảo đảm thường do khách hàng quản lý, khai thác và sử dụng. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tài sản bảo đảm nhằm đánh giá tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm, phát hiện kịp thời những trường hợp tài sản bị khai thác quá mức, giá trị bị giảm sút nghiêm trọng. Để tránh rủi ro trên, ngân hàng thường tái định giá tài sản bảo đảm một cách định kỳ hoặc thường xuyên, điều này phụ thuộc vào tính ổn định của tài sản bảo đảm để từ đó đề ra những phương án bảo toàn giá trị bảo đảm cho khoản tín dụng .
Thứ ba, Việc thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Việc tuân thủ những quy định về bảo đảm tiền vay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định quyền của ngân hàng đối với tài sản bảo đảm. Nếu ngân hàng không tuân thủ các quy định về bảo đảm tín dụng thì ngân hàng sẽ không được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: ngân hàng nhận thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bên bảo đảm, không thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm tín dụng hoặc không tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận thì khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết ngân hàng không có quyền xử lý tài sản bảo đảm vì hợp đồng bảo đảm tín dụng đó bị vô hiệu do lập trái với các quy định của pháp luật. Vì vây, cần phải thận trọng trong việc thực hiện để tránh những sai phạm không đáng có .
1.3.3.3. Các nhân tố khác
Môi trường pháp lý là vấn đề hết sức quan trọng, mỗi quốc gia đều có các văn bản pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan ban hành ra nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay. Các hình thức bảo đảm tiền vay áp dụng cho mỗi nước tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước mà các văn bản quy định được ban hành ra là nới lỏng hay thắt chặt. Các hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý giúp các NHTM thực hiện vấn đề an toàn trong cho vay của ngân hàng.
Môi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt động của ngân hàng nên nó cũng tác động đến công tác bảo đảm tiền vay. Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy mô hoạt động của mình. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay được nâng lên. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái, quy mô sản xuất bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút.
Môi trường chính trị xã hội ổn định là yếu tố sẽ tạo tâm lý tốt cho người dân, từ đó tạo sự mạnh dạn trong đầu tư và ngân hàng cũng mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay. Môi trường chính trị ổn định, không có chiến tranh là môi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn
xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay.
Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm cũng tác động đến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay. Đối với những tài sản có mức độ an toàn cao hơn sẽ được các ngân hàng ưa chuộng vì nó sẽ có độ rủi ro thấp hơn, hiệu quả của