Sự ra đời và quá trình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 0325 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 51)

2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN QUÂN ĐỘI PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1.1. Sự ra đời và quá trình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổphần Quân Đội phần Quân Đội

Với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân Đội, ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100283873 ngày 30/09/1994 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và Giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của NHNN Việt Nam.

Trải qua 18 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB và các công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam. Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành.

Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đông sáng lập c ùng với 25 nhân sự, đến nay số vốn điều lệ đã tăng 10.000 tỷ đồng với hàng vạn cổ đông cùng hơn 5.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại MB. MB hiện nay đã có năng lực tài chính và khả

năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN VN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân hàng trong tương lai. Tổng tài sản của MB qua các năm không ngừng gia tăng, tính đến thời điểm 31/12/2012 đạt 175.610 tỷ đồng. Hiện nay, xét về tổng tài sản và điều lệ, MB là một trong những NHTMCP trong nước có quy mô lớn.

Các mốc son quan trọng của MB:

Năm 1994: MB được thành lập, vốn điều lệ 20 tỷ đồng với mục đích cung cấp tài chính cho một số doanh nghiệp quân đội.

Năm 2000: MB đánh dấu sự phát triển vượt bậc ra ngoài hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bằng việc thành lập 2 thành viên đầu tiên: Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long - hiện nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long và Công ty Quan lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB AMC). Với sự ra đời của MBS và MB AMC, MB bước đầu đặt nền móng cho sự hình thành mô hình quản lý theo định hướng tập đoàn tài chính đa năng và hiện đại.

Năm 2003: Sau 8 năm kể từ ngày thành lập, MB thành công rực rỡ giai đoạn phát triển thứ nhất và bắt đầu kế hoạch cải tổ toàn diện với mục tiêu thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Vì vậy, MB đã hợp tác cùng công ty tư vấn nước ngoài xây dựng chiến lực 2004 - 2008 với tầm nhìn 2015.

Năm 2004:

MB trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần phổ thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng đồng thời tham gia vào thị trường thẻ tiềm năng với việc phát thẻ ghi nợ Active Plus.

Năm 2005: MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel) về việc thanh toán cước viên thông của Viettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank. Việc ký kết các hợp tác có

tính chiến lược này cho phép MB tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đồng thời tạo tiền đề cho MB phát triển mạnh mẽ các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao cũng như tiếp cận các giải pháp quản trị ngân hàng đa dạng hơn.

Năm 2006:

MB tiếp tục vươn rộng bằng việc thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội (HFM) nay là Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Capital).

Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin core banking T24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sỹ).

Năm 2008:

MB tiếp tục tái cấu trúc lại mô hình tổ chức, hoàn thiện và triển khai Chiến lược nhân sự theo mô hình tổ chức giai đoạn 2008 - 2012. Năm 2008 cũng là năm Viettel trở thành cổ đông chiến lược của MB, tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng.

MB là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoàn thành và áp dụng việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Năm 2009:

MB hoàn thành việc tăng mức vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng.

MB vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 3, đón nhận chứng chỉ ISO 9001 : 2008 của Bureau Veritas Certification ( Anh Quốc).

Ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.

Năm 2010:

Chuyển giao vị trí lãnh đạo cấp cao : Ông Lê Công tiếp quản vị trí Tổng giám đốc từ người tiền nhiệm Lê Văn Bé.

MB tiến hành ký kết và hoàn thành triển khai dự án tư vấn xây dựng chiến lược 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020 với đối tác McKinsay.

Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài ( Lào).

Được tổ chức xếp hạng uy tín thế giới Moody’s đánh giá xếp hạng E + về sức mạnh tài chính.

Thực hiện thành công bước đầu chiến lược phát triển khu vực phía nam. Đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu và dự phòng, tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD.

Năm 2011:

MB đã thực hiện thành công việc chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng, đồng thời chuyển chức năng hành chính quân sự về trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Đảng bộ thuộc Ngân hàng trực thuộc Quân ủy Trung Ương.

Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM ( HSX) từ ngày 01/11/2011.

Năm 2011, MB cũng tổ chức khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai tại PhnomPenh - Campuchia, sau 1 năm hoạt động thành công của chi nhánh quốc tế đầu tiên tại Lào.

MB triển khai mô hình chiến lược 2010 - 2015, mô hình tổ chức kinh doanh và triển khai chiến lược phía Nam và miền Trung - Tây Nguyên.

Nâng cấp hệ thống Core T24 từ R5 lên R10.

Năm 2012:

MB chuyển đổi thành công mô hình tổ chức theo Chiến lược phát triển 2010 - 2015, hoàn thành di chuyển Hội sở từ số 3 Liễu Giai về 21 Cát Linh.

Lợi nhuận trước thuế đạt 3.090 tỷ đồng, dẫn đầu khối các NHTMCP (không kể các ngân hàng do nhà nước nắm cổ phần chi phối), dẫn đầu về ROE, khẳng định vị trí trong TOP 5 NHTM lớn mạnh nhất Việt Nam.

Xét theo quy mô hoạt động, MB đang dẫn đầu lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam ở nhiều chỉ tiêu, như năng suất lao động, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trương huy động, tín dụng, lợi nhuận...

Tóm lai, thành công của MB trong những năm qua nằm ở tầm nhìn chiến lược trở thành: “Ngân hàng thuận tiện với khách hàng”. Với phương châm tăng trưởng : “Nhanh, khác biệt, bền vững, hiệu quả” cùng việc triển khai đồng bộ các giải pháp kinh doanh lĩnh vực phù hợp với biến động thị trường là kim chỉ nam để MB thực hiện mục tiêu đến năm 2015 giữ vị trí vững chắc trong top 3 Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam trong mọi lĩnh vực.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung và được quản lý thống nhất tại Hội sở chính.

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất. Hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của MB bao gồm: chiến lược, kế hoạch trung hạn,

hàng năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB. Ban kiểm soát: Là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, hoạt động tài chính của MB, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bao Ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật và bảo đảm các quyền lợi của cổ đông.

Các ủy ban cao cấp: Các ủy ban cao cấp giúp việc cho Hội đồng quản trị bao gồm: Ủy ban Tín dụng và đầu tư; Ủy ban về dân sự; Ủy ban ALCO; Ủy ban quản lý rủi ro. Các Ủy ban này giúp việc cho Hội động quản trị từng mảng công việc cụ thể nhằm đảm bảo các quyết định chiến lược của Hội đồng quản trị và triển khai có hiệu quả đúng pháp luật.

Cơ quan kiểm toán nội bộ: Là cơ quan giúp việc cho Ban kiểm soát triển khai các hoạt động kiểm tra giám sát của Ban kiểm soát.

Văn phòng Hội đồng quản trị: là cơ quan chuyên môn giúp Hội đồng quản trị, thường trực HĐQT triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp quy định của pháp luật và điều lệ MB. Với vai trò quan trọng là cầu nối giữa

quản trị và điều hành, Văn phòng HĐQT là kênh truyền tải các thông tin từ HĐQT, Thường trực HĐQT đến Ban điều hành và ngược lại đảm bao thông suốt, kịp thời.

Cơ quan nghiên cứu phát triển: là cơ quan giúp việc và hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong những vấn đề mang tính định hướng, chiến lược, đưa ra các dự báo cũng như đề xuất cụ thể cho các hoạt động quan trọng của MB cũng như cho toàn bộ các công ty thành viên thuộc MB. Cơ quan này hỗ trợ việc đề xuất, triển khai, đánh giá chương trình phát triển cho MB và các công ty thành viên.

Ban điều hành: Là cơ quan điều hành hàng ngày các hoạt động của MB, tổ chức triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua.

Khối quản trị rủi ro: Là cơ quan giúp Tổng giám đốc kiểm soát toàn bộ các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong đó tập trung vào rủi ro tính dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro quốc gia. Nhiệm vụ chính của Khối quản trị rủi ro là đề xuất chính sách rủi ro, các kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục, kế hoạch đối phó tình huống bất ngờ, thiết lập hạn mức, đo lường, kiểm soát và báo cáo rủi ro xây dựng và phổ biến văn hóa quản trị rủi ro trong toàn hệ thống.

Khối kiểm soát nội bộ: Là cơ quan giúp Tổng giám đốc thực hiện việc thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

hợp lý và hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Khối kiểm soát nội bộ gồm 3 p hòng Kiểm soát nội bộ tại 3 khu vực miền bắc, miền trung - Tây Nguyên và Miền Nam, đảm bảo kiểm soát độc lập, khách quan mọi hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn hệ thống.

Khối thẩm định tín dụng: Thực hiện thẩm định các phương án cấp tín dụng cho toàn bộ các Khách hàng trên toàn hệ thống; Quản trị hệ thống về tổ chức, triển khai công tác thẩm định và giám sát việc tổ chức, triển khai phương án cấp tín dụng cho các khách hàng. Xử lý và thu hồi nợ quá hạn trên toàn hệ thống đảm bảo kế hoạch nợ quá hạn, nợ xấu được Ban lãnh đạo phân giao từng thời kỳ. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện tổ chức thực hiện thẩm định tín dụng và xử lý thu hồi nợ, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với định hướng của Ngân hàng.

Các cơ quan Quản lý hệ thống: Bao gồm các khối và phòng ban làm nhiệm vụ quản lý hệ thống, được tổ chức và hoạt động theo các chức năng quản lý như Văn phòng triển khai chiến lược, Văn phòng CEO, Tài chính, kế toán, Tổ chức nhân sự; công nghệ thông tin có chức năng xây dựng và duy trì phát triển các nguyên tắc và cơ chế quản lý nhằm hỗ trợ mạnh mẽ các khối kinh doanh, tạo ra các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ khách hàng.

Các cơ quan Hỗ trợ kinh doanh: Bao gồm các khối Vận hành, Khối Mạng lưới và kênh phân phối, có chức năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, xây dựng và duy trì các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của MB với chất lượng cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, phát triển mạng lưới và kênh phân phối của MB và các hoạt động hành chính quản trị.

sinh trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường hàng hóa. Điều hành, quản lý tập trung nguồn vốn và xây dựng chính sách huy động vốn toàn hệ thống, quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống nhằm tập trung quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và gia tăng lợi nhuận.

Khối doanh nghiệp lớn và các Định chế tài chính: Cung cấp trọn gói các giải pháp tài chính cho nhóm doanh nghiệp lớn và thiết lập quan hệ giao dịch, liên kết sản phẩm dịch vụ và gia tăng lợi nhuận cho MB

Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cung cấp và tư vấn các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên biệt cho từng khách hàng vừa và nhỏ mở rộng khắp trên địa bàn cả nước.

Khối khách hàng cá nhân: là khối dinh doanh của MB chuyên sâu phục vụ các nhu cầu vay vốn, gửi tiết kiểm và phát triển, cung cấp trọn gói dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân bao gồm: Thanh toán, Dịch vụ thẻ, Kiều hối, Tài chính cá nhân, mobie và internet banking,...

Ban đầu tư/Phòng Đầu tư và Quản lý dự án, Khối đầu tư: Quản lý vốn đầu tư và các hoạt động đầu tư của MB, thực hiện các hoạt động đầu tư dài hạn phát triển kinh doanh, các hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng, phối hợp cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư, các dịch vụ tư vấn tài chính trọn gói cho các Khách hàng và đối tác của MB.

Chi nhánh, các phòng giao dịch, điểm giao dịch: là đầu mối cung cấp trọn gói các giải pháp vả sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, theo từng địa bàn trên cơ sở chính sách và chiến lược của MB.

Chỉ tiêu

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Số

tiền trọng Số tiềnTỷ trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ

+/- so với 2011 % so với 2011 Tổng HĐV trong đó_____ 396.95 %100 120.953 %100 152.358 %100 152.357 %126 HĐV từ TCKT&CN 165.74 %68 8 89.54 %74 117.747 77% 9 28.19 %31

2.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Trong những năm qua, Ngân hàng Quân đội liên tục đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0325 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w