Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0325 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 77)

2.4.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, Chất lượng tài sản bảo đảm chưa tốt

MB đã linh động trong việc chọn tài sản bảo đảm. Phần lớn để đảm bảo cho khoản vay của mình, các khách hàng chỉ có một phần tài sản là bất động sản có tính khả mại cao, phần còn lại được đảm bảo bằng hàng tồn kho luân chuyển, hàng hóa hình thành từ vốn vay và khoản phải thu. Hơn nữa, do chưa có bộ khung tiêu chuẩn về các loại hàng hóa nhận thế chấp, giá trị, sự biến động giá trị hay việc tiêu thụ hàng hóa khi khách hàng gặp khó khăn do đầu ra dự kiến không chấp nhận hàng hóa hoặc từ bỏ đơn hàng, nên gặp phải vướng mắc trong vấn đề tiêu thụ, hoặc khi tìm được đối tác mua hàng thì hàng hóa đã giảm giá trị. Mặt khác, việc quản lý kiểm tra những tài sản trên chỉ mang tính chất định kỳ, đa phần phụ thuộc nhiều vào uy tín của khách hàng nên chưa tạo tính an toàn tuyệt đối

Một số tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất đã qua nhiều năm sử dụng, đã lạc hậu nên khả năng chuyển nhượng thấp.

Thứ hai, tài sản bảo đảm và người vay vốn không có ràng buộc

Tại MB tồn tại những khoản vay mà tài sản bảo đảm của một cá nhân và người vay vốn là một cá nhân/tổ chức không có mối quan hệ, ràng buộc. Theo quan điểm của MB, tài sản bảo đảm của bên thứ ba phải có mối quan hệ anh em ruột thịt, bố mẹ của các thành viên góp vốn trong công ty hoặc cá nhân vay vốn. Tuy nhiên, việc thẩm định mối quan hệ gặp nhiều khó khăn vì MB không thể về chính quyền địa phương để xác định mối quan hệ của chủ sở hữu tài sản và bên vay vốn nên phần lớn phụ thuộc độ trung thực của người vay. Những trường hợp xảy ra rủi ro chủ yếu là khách hàng vay vốn đã

mượn hoặc thuê tài sản bảo đảm của bên thứ ba không có mối quan hệ, xảy ra tình trạng vay hộ, vay ké. Bản thân người vay vốn và người có tài sản bảo đảm đều có nhận thức sai về nghĩa vụ vay vốn dẫn đến khi thu nợ gốc, lãi khoản vay xảy ra tình trạng người vay vốn chây ì và cho rằng phần vốn vay hộ là trách nhiệm của bên có tài sản bảo đảm dẫn đến rủi ro trong việc thu hồi nợ và xử lý tài sản gặp khó khăn nếu bên đi vay và bên có tài sản bảo đảm không thiện chí.

Thứ ba, việc quản lý tài sản bảo đảm chưa chặt chẽ

Đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa hình thành từ vốn vay, theo quy định của MB hàng hóa khi hình thành được để tại kho riêng và phải tuân thủ quy trình giao nhận vận chuyển, bảo quản kho hàng (gọi là Logistic). Tuy nhiên, do chi phí thuê bảo vệ AMC cao nên nhiều khách hàng không thể tuân thủ mà chỉ thuê kho của bên thứ ba mà MB chưa có đầy đủ thông tin hoặc để tại kho của khách hàng được nhân viên công ty coi giữ. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng bên thuê hoặc nhân viên của chính công ty đó đã bán toàn bộ số hàng trong kho gây rủi ro cho ngân hàng.

Thứ tư, việc định giá tài sản bảo đảm chưa thật sự khách quan

Theo quy định hiện hành, việc định giá tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận chỉ là cơ sở xác định mức cho vay của ngân hàng, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm. Thêm vài đó, tài sản bảo đảm đa dạng và phong phú nên việc định giá tài sản bảo đảm tương đối phức tạp, trong khi đó trình độ hiểu biết của cán bộ về tính năng, tác dụng và giá cả của tài sản còn nhiều hạn chế. Do đó, khó có thể xác định chính xác giá trị tài sản. Nhiều tài sản bảo đảm chỉ căn cứ vào chứng từ, hóa đơn mua hàng để xác định giá trị tài sản bảo đảm, có những hàng hóa mà chứng từ, hóa đơn mà 100% giá trị hàng hóa được ghi trên hóa đơn khi khách hàng mua, nhưng cũng có tài sản chứng từ, hóa đơn không phản ánh đúng (người bán chỉ

xuất một phần hóa đơn ) nên nếu việc định giá chỉ căn cứ theo hóa đơn sẽ phản ánh chưa đúng giá trị thực của tài sản và chưa phát huy hiệu quả của bảo đảm tiền vay.

Thứ năm, nhiều tài sản bảo đảm chưa đầy đủ căn cứ pháp lý để xử lý.

Nhân viên quan hệ khách hàng và hỗ trợ chưa sát sao trong việc rà soát lại hồ sơ tài sản bảo đảm, tồn tại những khoản vay ban đầu tốt, khách hàng trả nợ đúng hạn nên sau khi đáo hạn hầu như nhân viên quan hệ khách hàng và hỗ trợ không rà soát lại tài sản. Khi xảy ra rủi ro, cần xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ các bộ phận rà soát lại hồ sơ nhận ra hồ sơ không đủ căn cứ để xử lý ví dụ như nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu mà chỉ có quyết định giao đất cho cá nhân nên không đủ điều kiện pháp lý để phát mại tài sản.

Thứ sáu, công tác thẩm định khách hàng còn nhiều hạn chế.

Nhiều nhân viên quan hệ khách hàng vẫn mang tư tưởng tài sản bảo đảm là vấn đề lãnh đạo quyết định việc cho vay, trên thực tế phương án vay vốn của khách hàng và dòng tiền từ phương án quyết định đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Thực tế cho thấy, để theo đuổi một vụ xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ tốt kém rất nhiều thời gian và chi phí, khi đã tính đến phương án xử lý tài sản bảo đảm, chi nhánh xác định thu hồi được tối đa 70% dư nợ gốc, toàn bộ lãi phát sinh hầu như chấp nhận rủi ro vì chi phí xử lý tài sản bảo đảm có thể lên tới 30%, chưa tính đến việc tài sản bảo đảm giảm sút giá trị.

Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức của khách hàng vay vốn là vấn đề chưa được quan tâm, chú trọng nên đã xảy ra những trường hợp không đáng có gây tổn thất cho Ngân hàng Quân đội.

Thứ bảy, thời gian xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thường kéo dài

năm khác, thông thường việc xử lý tài sản tại MB được các chi nhánh tự thực hiện hoặc thuê AMC. Thông thường, việc xử lý tài sản do các chi nhánh tự thực hiện đối với các món chi nhánh nhận thấy có thể tiếp cận và xử lý nhưng vì chưa đưa được giải pháp hữu hiệu nên thời gian thu hồi nợ kéo dài. Những trường hợp khó khăn, thực hiện thông qua hình thức bán nợ cho cơ quan AMC. Tuy nhiên, những món nợ quá hạn do AMC xử lý thường chưa đạt kết quả cao, và kéo dài, chưa xử lý dứt điểm.

2.4.2.1. Nguyên nhân

a/ Nguyên nhân chủ quan

Những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ còn tồn tại mà hiện nay NHQĐ chưa khắc phục được và cần có thời gian đào tạo/đào tạo lại để thích ứng với sự thay đổi của thực tế.

Công tác xử lý tài sản bảo đảm còn chưa có sự tích cực, quyết liệt nên thời gian thường kéo dài và hiệu quả chưa cao.

Việc giám sát và thực hiện quy trình quản lý tài sản bảo đảm chưa thực hiện triệt để và nghiêm túc, nhiều trường hợp mang tính chất hình thức dẫn đến công tác bảo đảm tiền vay chưa thực sự phát huy hiệu quả rào chắn rủi ro cho Ngân hàng.

Ngân hàng Quân đội chưa có cơ sở dữ liệu và hệ thống phần mềm quản lý tài sản bảo đảm nên khó khăn trong việc quản lý, chưa thiết lập được mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của khoản vay và tài sản bảo đảm nên hầu hết hiệu quả phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ.

b/ Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý chưa ổn định, hệ thống văn bản có những bất cập như chưa có hướng dẫn cụ thể hơn Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó, giữa văn bản luật và thực tiễn còn có những điểm chưa sát gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng nên hiệu quả của công

tác bảo đảm tiền vay còn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Môi trường kinh tế xã hội tại Việt Nam có nhiều biến động, các quy định liên quan đến thuế, tài sản,... vẫn còn những khe hở nên các tổ chức, cá nhân vẫn lách luật. Vì vậy, các thông tin trên hồ sơ chứng từ vẫn chưa phản ánh chính xác bản chất sự việc.

Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay vốn cố tình lừa đảo ngân hàng và lập các chứng từ giả mạo vay vốn, hoặc khách hàng không thiện chí phối hợp với ngân hàng nên ngân hàng không thể tháo gỡ khó khăn ngay khi có s ự biến đổi bất lợi ảnh hưởng hiệu quả phương án kinh doanh của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua 18 năm xây dựng và phát triển MB đã đạt được những thành tích nhất định trong hoạt động kinh doanh và phát triển quy mô. Tính đến hết năm 2012, MB đã có 182 điểm giao dịch với 5.742 cán bộ nhân viên, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng ổn định qua các năm, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành.

Công tác bảo đảm tiền vay chưa phát huy hiệu quả, tỷ lệ cho vay có bảo đảm tuy cao nhưng chất lượng tài sản bảo đảm chưa cao, công tác giám sát còn nhiều hạn chế, công tác thu hồi nợ xấu chưa tốt nên rủi ro tín dụng của cho vay có bảo đảm bằng tài sản vẫn cao. Tuy nhiên, MB đã nhận thức rõ những tồn tại, đã nhận thức đúng đắn vai trò của bảo đảm tiền vay và nhận thức đúng đắn về rủi ro tín dụng. Nguyên nhân của những tồn tại đó xuất phát từ nhiều phía: từ bản thân ngân hàng, từ khách hàng và những nguyên nhân từ môi trường kinh tế, xã hội,..

Rủi ro tín dụng đến từ nhiều phía, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm nên những rủi ro đó. MB đã nhận thức đúng đắn vài trò của bảo đảm tiền vay và việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của bảo đảm tiền vay giúp MB phòng ngừa được rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu 0325 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w