Bảo đảm tiền vay là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay. Thực hiện được an toàn trong cho vay có tác dụng tích cực đối với bản thân các ngân hàng thương mại. Do đó, nó cũng tạo ra những ngoại ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, trên cương vị là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ cần có những biện pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của mình. Chính phủ cần dành một khoản vốn thích đáng để đầu tư vào phát triển công nghệ ngân hàng, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng để ngân hàng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại văn bản pháp luật, giữa các văn bản đó còn có sự chồng chéo nên đã tạo ra những kẽ hở mà qua đó kẻ xấu có thể lợi dụng để làm những việc sai trái. Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành ra các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, hoàn thiện các bộ luật và xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Chính phủ cần thực hiện việc rà soát, tập hợp và thống nhất các quy định ban hành về cơ chế bảo đảm tiền vay, về xử lý TSBĐ cho phù hợp với các bộ luật đã đề ra như luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng...
Chính phủ cần quan tâm đến các tổ chức tín dụng trong quá trình bảo đảm tiền vay như cần có cơ chế chính sách phù hợp để bảo vệ quyền lợi của người cho vay trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ thì tổ chức tín dụng được quyền xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải qua một cơ quan chức năng nào trừ trường hợp có tranh chấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ thực trạng hoạt động công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, thông qua phân tích những mặt đạt được và những hạn chế, tồn tại, Chương 3 đã trình bày một số định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng quân Đội. Những giải pháp, kiến nghị trên nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Quân Đội. Để nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay cần phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan chức năng và sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Quân Đội.
KẾT LUẬN
Do đặc trưng của Ngân hàng là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ. Tại Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Tín dụng là hoạt động rất rủi ro nên bảo đảm an toàn vốn trong kinh doanh rất được coi trọng. Thông qua sự bảo đảm có thể hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra bởi lẽ với việc bảo đảm tạo cho ngân hàng thỏa mãn các yêu cầu nếu khách hàng không trả được nợ và các phí tổn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm tiền vay của các NHTM tôi nhận thấy Bảo đảm tiền vay là điều kiện bổ sung, không phải là điều kiện tiên quyết trong việc cấp tín dụng vì vậy cần áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo để công cụ trên phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhận thức đúng đắn vai trò của bảo đảm tiền vay và đưa bảo đảm tiền vay trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Kết hợp với việc khảo sát thực tế về công tác bảo đảm tiền vay tại NHTMCP Quân Đội, tôi nhận thấy đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và cần được quan tâm đúng mức để các ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng trưởng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ những tồn tại, tôi mạnh giạn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại MB.
Do thời gian và hiểu biết của bản thân có hạn nên tôi chưa thể đi sâu tìm hiểu tất cả các khía cạnh của vấn đề lý luận và thực tiễn. Tôi rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài trên.
Xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
2. PGS.TS.Đinh Xuân Hạng, Ths.Nguyễn Văn Lộc đồng chủ biên; Ths.Lã
Thị Lâm, Ths.Đặng Thị Ái, Ths.Trần Thị Thu Hiền (2012) Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính.
3. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - Học viện ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội- 2000
4. Học viện Ngân hàng (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
5. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội, Báo cáo thường niên các năm. 6. Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP Quân Đội qua các năm
7. Các văn bản nội bộ liên quan đến hoạt động cho vay, tài sản bảo đảm và các sản phẩm tài trợ của Ngân hàng Quân Đội.
8. Đào Minh Thảo (2011), ’’Một số ý kiến về đăng ký giao dịch bảo đảm ”
9. Huỳnh Kim Trí (2012), ”Bàn về đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay ”
10.Ngô Thị Thu Hằng (2011), “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ”
11.Nguyễn Thùy Trang (2011), “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trọng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: Một số nhận đình từ góc độ pháp lý đến thực tiễn”
12.Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD
13.NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội (1997), “Các qui định pháp luật về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bán đấu giá tài sản”
14.Phạm Hùng Thắng (2011), “Bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng tại Hà Nội ”
15.Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ năm 2010, 2011, 2012. 16.Tạp chí ngân hàng năm 2010, 2011, 2012.