Định hướng hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 89)

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của tín dụng chính sách mà Chính phủ giao, NHCSXH sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Thường trực chính phủ, phối hợp tốt với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng HSSV hàng năm.

Theo đó, thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng (2014-2016) cụ thể như sau: năm 2014 tăng trưởng dư nợ 6,4%, mức tăng tuyệt đối là 7.757 tỷ đồng, năm 2015 tăng trưởng dư nợ 10,1%, mức tăng tuyệt đối là 13.072 tỷ đồng; năm 2016 tăng trưởng dư nợ 10,4%, mức tăng tuyệt đối là 14.844 tỷ đồng.

Những năm tiếp theo từ 2017 đến 2020, NHCSXH tiếp tục duy trì và phát triển tín dụng HSSV, luôn coi trọng đây là một mục tiêu phát triển trong chiến lược phát triển chung của NHCSXH. Tranh thủ sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối kết hợp với các Bộ, ngành để tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách, vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Bám sát diễn biến thị trường, tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của Bộ Tài chính triển khai tích cực việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Đồng thời tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn để bổ sung vào nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu của đối tượng thụ hưởng.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác tín dụng để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể xã hội giúp người nghèo và đối tượng chính sách. Các cấp, các ngành, các Tổ chức và cả hệ thống chính trị phải thực sự vào cuộc phát huy vai trò, trách nhiệm của mình từ khâu tạo lập nguồn vốn đến việc tổ chức thực hiện đảm bảo chương trình đạt mục tiêu Chính phủ đề ra. Các trường, cơ sở đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV cùng có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, quản lý sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ ủy thác, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các Tổ TK&VV ở thôn, bản, trong việc bình xét đối tượng vay vốn cũng như quá trình sử dụng vốn vay của người vay. Đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách đồng thời thường xuyên tuyên truyền để người vay nâng cao ý thức, phát huy hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay.

Tăng cường các giải pháp thu hồi nợ như tuyên truyền tốt chính sách giảm lãi đến người vay khi trả nợ trước hạn, thu hồi nợ khi đến hạn nhằm nêu cao ý thức của những hộ gia đình, HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã được Chính phủ tạo điều kiện được vay vốn đi học, phải có trách nhiệm sử dụng đồng vốn đúng mục đích, phấn đấu học tập tốt, ra trường có việc làm, tạo nguồn thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ chương trình đều có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để mọi đối tượng đã được vay vốn có điều kiện trả nợ, tạo Quỹ quay vòng cho những thế hệ HSSV tiếp theo.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát bằng nhiều hình thức. Ngoài việc sử dụng bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành các Tổ chức CTXH các cấp từ Trung ương đến địa phương để công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo khách quan, trung thực. Chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp lợi dụng chính sách, cố ý thực hiện sai chế độ, sai chính sách qui đinh.

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w