Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 104)

Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành, cấp trên thường xuyên tổ chức kiểm tra cấp dưới, đặc biệt là sau mỗi đợt giải ngân. Tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý, thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở trong chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV, tạo kênh dẫn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tín dụng HSSV.

3.2.5. Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của NHCSXH

Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng, nhân lực là vấn đề quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của mọi nghiệm vụ. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Cán bộ của NHCSXH trong thời gian tới sẽ tăng lên rất nhiều để đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay tới hộ nghèo và đối tượng chính sách. Vì thế, ngân hàng cũng cần quan tâm đến

sự không đồng đều về trình độ của cán bộ để có hướng đào tạo thích hợp.

Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần được tiến hành theo hướng tập trung và chuyên sâu theo từng loại hình dịch vụ, theo hướng xác định được các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho từng vị trí cụ thể. Muốn vậy phải xây dựng được định hướng tiêu chuẩn hóa cho cán bộ NHCSXH.

Cần rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có, có kế hoạch đào tạo và đạo tạo lại, bổ sung những mặt còn thiếu, còn yếu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng bất cập.

Các cán bộ NHCSXH cần được đào tạo tập trung các kỹ năng cơ bản của cán bộ ngân hàng, đây là những kỹ năng nghiệp vụ chung mà toàn thể cán bộ cần phải nắm được. Đó là:

- Kỹ năng giao tiếp marketing giúp cán bộ thu hút khách hàng, phục vụ nhiều hơn với chất lượng tốt hơn.

- Kỹ năng thu thập thông tin giúp cán bộ biết cách thu nhập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng từ khách hàng và các nguồn khác, để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.

- Kỹ năng phân tích giúp cán bộ biết nhận định, đánh giá tình hình trên cơ sở khoa học, từ đó đưa ra kết luận và biện pháp hiệu quả để không ngừng củng cố nâng

cao chất lượng phục vụ.

- Kỹ năng đàm phán giúp cán bộ biết thương lượng với khách hàng để giải quyết các vấn đề có liên quan với phương án tối ưu nhất.

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ còn phải thường xuyên được trang bị thêm các kiến thức, hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực về kinh tế tài chính, tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong hoạt động của đơn vị, để ngày càng có sự nỗ lực hơn trong công tác.

Cơ chế tiền lương, động lực trong công tác phát triển nguồn nhân lực cũng phải được xây dựng theo hướng: trả lương theo số lượng và chất lượng công việc

hoàn thành thay cho việc trả lương theo ngạch bậc như hiện nay. Đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa cần áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ để có thể khai thác và sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương. Xây dựng quy trình tuyển cán bộ, qui trình đánh giá xếp loại lao động theo chất lượng công việc để từ đó gắn với đào tạo, bố trí cán bộ phù hợp. Việc mở rộng màng lưới cần phải gắn bó với việc tiêu chuẩn hóa tổ chức cũng như sắp xếp biên chế của ngân hàng. Ví dụ, cần xác định các tiêu chí giới hạn về số lượng khoản vay, khối lượng giao dịch hàng ngày, số lượng sổ sách chứng từ mà mỗi cán bộ tín dụng, kế toán và thủ quỹ phải thực hiện nhằm tránh tình trạng quá tải như hiện nay.

Ngoài việc đào tạo trong nội bộ, NHCSXH cũng cần có một chiến lược cụ thể về việc đào tạo nâng cao năng lực cho đối tác địa phương trong việc thực hiện quản lý vốn cho vay. Ngân hàng cần có chương trình đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên là các tổ chức chính trị - xã hội tại các xã, huyện, tỉnh về các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, nghiệp vụ thu hồi vốn vay đầy đủ và đúng hạn... Vì về lâu dài, đây mới là nguồn lực hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng.

NHCSXH cần có quy hoạch cán bộ dài hạn, tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhân viên, cần phải tập trung nâng cao chất lượng cán bộ thông qua kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và kỹ năng quản lý. Trong 5 năm tới, tiếp tục coi trọng giải pháp đào tạo và đào tạo lại cán bộ, coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cả trung ương và địa phương đều có trách nhiệm thực hiện.

3.2.6. Các giải pháp khác

Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH, NHCSXH cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

3.2.6.1. Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành, các tổ chức

chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp.

Sự phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động và Thương binh xã hội và chính quyền địa phương trong việc theo dõi HSSV trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp để thu hồi vốn vay tín dụng của HSSV theo hướng: Trước khi tốt

nghiệp, nhà trường yêu cầu những HSSV đã vay vốn và đến thời điểm đó vẫn còn nợ NHCSXH thì phải làm giấy cam kết trả nợ, có trách nhiệm thông báo cho nhà trường và gia đình địa chỉ đơn vị công tác khi có việc làm, có nguồn thu nhập và trách nhiệm cùng gia đình trả nợ.

Sau một thời gian thực hiện cần phải có báo cáo tổng kết để cùng nhau rút kinh nghiệm về phương thức cho vay, thủ tục cho vay, ý thức trách nhiệm của các bên liên quan để làm tốt việc cho vay HSSV trong thời gian tới. Cần ký kết các văn bản ghi nhớ giữa NHCSXH với nhà trường để quy định trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp.

Ban lãnh đạo NHCSXH cần chủ động tham mưu cho Đảng ủy, UBND cấp xã, thị trấn trong việc hoạt động, cử cán bộ thường trực cho vay HSSV đủ năng lực giúp UBND cấp xã chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể triển khai các chủ trương chính sách cho vay ưu đãi của NHCSXH.

NHCSXH cần thường xuyên thông tin, trao đổi kịp thời với chính quyền xã, tổ chức chính trị các cấp về tình hình hoạt động ở từng nơi, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những nơi chưa tích cực, không thực hiện đúng quy định của NHCSXH. Phối hợp cùng tổ chức hội đoàn thể các cấp đôn đốc thu hồi nợ quá hạn nhận bàn giao và phát sinh mới, cung cấp số liệu dư nợ hàng tháng đối với từng tổ chức hội, các tổ cho vay vốn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hội nhận ủy thác trong quản lý nguồn vốn. Điều này rất quan trọng vì:

- Để giúp các hội đoàn thể, cán bộ tổ nắm rõ quy trình nghiệp vụ cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn thể trong việc tiếp nhận và quản lý nguồn vốn

của NHCSXH cần phối hợp tốt cùng các tổ chức hội đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến các nội dung tập huấn về các chương trình cho vay HSSV

có hoàn cảnh khó khăn thông qua hộ gia đình.

- Đồng thời từng bước nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế giải ngân tín dụng, ràng buộc nhiều hơn trách nhiệm của Trưởng ban giảm nghèo xã, phường trong cho

3.2.6.2. Công tác củng cố, kiện toàn Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Sau mười lăm năm hoạt động trong điều kiện biên chế của NHCSXH có hạn thì mô hình Tổ TK&VV có ý nghĩa vô cùng quan trọng, 6/9 công đoạn NHCSXH đã ủy thác cho tổ chức hội, đoàn thể đảm nhiệm. Chính vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH thì việc củng cố và hoàn thiện Tổ TK&VV là việc làm rất quan trọng. Để làm được việc này, NHCSXH cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

- Quán triệt và chấn chỉnh hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung quy định của Hội đồng quản trị NHCSXH: Tổ TK&VV bao gồm các tổ viên là các đối tượng

thụ hưởng chính sách cư trú trên địa bàn dân cư trong phạm vi cấp thôn, do các tổ

chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập. Tổ TK&VV thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp một số khâu trong quy trình cho vay, cụ thể: Nhận đơn xin vay vốn của người vay, tổ chức họp bình xét công khai danh sách và trình UBND xã phê duyệt;

gửi bộ hồ sơ được UBND xã phê duyệt lên Ngân hàng nơi phục vụ để phê duyệt; khi có thông báo giải ngân của Ngân hàng, thông báo cho người vay đến địa điểm

giao dịch của Ngân hàng để nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi đến hạn hoặc Tổ trưởng tổ

TK&VV trực tiếp nộp số lãi thu được trong kỳ cho Ngân hàng (nếu được ủy nhiệm

thu lãi, có ghi trong hợp đồng ủy thác đã ký với Tổ); thường xuyên kiểm tra, giám

sát các tổ viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; phát hiện kịp thời

những khoản nợ sử dụng sai mục đích, nợ bị rủi ro bất khả kháng để thông báo cho

- Thường vụ của tổ chức hội, đoàn thể cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực) không được kiêm nhiệm tham gia Ban quản lý tổ, Tổ trưởng tổ TK&VV.

Phải tách bạch bằng được chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác

nghiệp của

Tổ TK&VV. Thường vụ các tổ chức hội ở cấp xã cũng không được chỉ định các

chi hội

trưởng ở cấp thôn làm Tổ trưởng; chấm dứt mọi hình thức tổ nhỏ trong tổ lớn

(Tổ lớn do

hội đoàn thể cấp xã và tổ nhỏ là chi hội đoàn thể ở thôn), việc bình xét Ban quản

lý tổ,

Tổ trưởng Tổ TK&VV phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra.

- Các đơn vị Ngân hàng chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại Tổ TK&VV theo thôn để thực hiện cho vay với số lượng tổ viên nên có từ 35 đến 50 người. Tổ TK&VV phải có Ban quản lý tổ có từ 2 đến 3 người biết ghi chép sổ sách. Tổ TK&VV phải có số lượng tổ viên như vậy thì thu nhập từ tiền hoa hồng do NHCSXH trả mới đáng kể và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiều hơn. Trừ một số nơi vùng sâu, vùng xã có số hộ ở trong bản, buôn ít, các bản ở cách rất xa nhau; việc sắp xếp tổ chức lại Tổ TK&VV đồng thời là việc phải tổ chức bầu chọn

Tổ trưởng, Ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ Ngân hàng cùng

phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hướng dẫn Tổ TK&VV chọn người có đủ năng

lực, có uy tín đứng ra làm Tổ trưởng. Tiền phí dịch vụ hoa hồng NHCSXH trả cho

Tổ TK&VV là thu nhập thuộc toàn quyền sử dụng của Tổ, ngoài sử dụng cho chi phí sinh hoạt chung của Tổ thì phần lớn (80% - 90%) dùng để bồi dưỡng cho Ban

nữ., và các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, đài.

Tuyên truyền ngay tại ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng quan sát thấy được các hình ảnh của ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ cán bộ, các công cụ, thiết bị. nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng, an toàn, thoải mái, thuận tiện khi đến giao dịch.

Có thông tin kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và có cơ chế thông tin cho các nhà trường về số lượng, danh sách HSSV được vay vốn để phối hợp trong việc nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay, thông tin về đối tượng không được vay (dừng học, thôi học, bị kỷ luật.) thu hồi nợ sau này.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác tín dụng để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội giúp người nghèo và đối tượng chính sách. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cả hệ thống chính trị phải thực sự vào cuộc phát huy vai trò, trách nhiệm của mình từ khâu tạo lập nguồn vốn đến việc tổ chức thực hiện đảm bảo chương trình đạt mục tiêu Chính phủ đề ra

3.2.6.4. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, giám sát:

Nhằm phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH trên cơ sở nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các thành viên HĐQT, Ban đại diện HĐQT các cấp và Ban kiểm soát HĐQT. Hình thành hệ thống kiểm tra, giám sát độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động; đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa Ban Kiểm soát của HĐQT với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Phát huy hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân đối với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước và đối với hoạt động của NHCSXH nói chung và chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn nói riêng.

3.2.6.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý theo dõi hoạt động cho vay đối với chương trình tín dụng HSSV:

Qua khảo sát và nắm bắt tình hình thực tế tại các xã, phường từ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên mọi miền của tổ quốc đã được kết nối mạng internet phục vụ cho công tác truy cập thông tin và quản lý hành chính. Vì vậy để ứng dụng

công nghệ thông tin trong công tác quản lý theo dõi hoạt động cho vay đối với chương trình tín dụng HSSV là một giải pháp hết sức cần thiết.

Để thực hiện giải pháp này chúng ta cần phải có sự phối hợp, quản lý và khai thác thống nhất giữa NHCSXH và các Bộ, ngành, các đơn vị sử dụng lao động là HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường, do đó cần đầu tư và đưa vào vận hành hiệu quả trang thông tin điện tử "vay vốn đi học". Trang thông tin điện tử "vay vốn đi học" có những ý nghĩa là:

Một mặt là nơi để toàn xã hội tra cứu thông tin, Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có thể biết được tình hình và kết quả triển khai chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH nói chung và chương trình tín dụng ưu đãi đối với HSSV nói riêng.

Mặt khác, nhằm phục vụ quản lý tín dụng đối với HSSV, đặc biệt trong việc quản lý tình trạng nợ vay của HSSV; theo dõi quá trình HSSV học tập tại trường đến khi tốt nghiệp và cung cấp các thông tin về hiện trạng học tập, đóng học phí, bỏ học, thôi học, dừng học, lưu ban, kỷ luật... Sau khi HSSV tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề, làm việc ở các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; xác nhận sơ yếu lý lịch và các vấn đề liên quan đến nhân khẩu, gia đình HSSV và bản thân HSSV ở địa phương. Thông qua trang thông tin điện tử "vay vốn đi học", các đơn vị có liên quan và đông đảo nhân dân biết để nắm bắt thông tin và tích cực hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w