MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Nhà nước cần ban hành Luật về tín dụng chính sách nhằm luật pháp hóa các hoạt động liên quan về tín dụng chính sách, đồng thời thể hiện hơn nữa tính công khai minh bạch trong tín dụng chính sách, xã hội hóa cao hoạt động của NHCSXH.

Chỉ đạo quyết liệt và sâu sắc các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tốt chính sách cho vay đào tạo đối với HSSV.

Chỉ đạo các cơ quan hữu quan cung cấp nguồn lực tài chính cho việc tổ chức cho HSSV vay: Nguồn tiền gửi của các NHTM Nhà nước (tiền gửi 2%) chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn của NHCSXH và đảm bảo cho sự ổn định nguồn vốn của NHCSXH.

Chính phủ cần tiếp tục duy trì tiền gửi thanh toán đối với tất cả các tổ chức tín dụng, không phân biệt các thành phần kinh tế, coi đây là sự đóng góp của các tổ chức này vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Điều chỉnh mức cho vay phù hợp với tình hình mới: Do điều kiện nền kinh tế hiện nay lạm phát và chi phí tăng cao, để HSSV có kinh phí trang trải nhu cầu cần thiết phục vụ học tập là từ 2 triệu đồng/tháng.

Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tạo lập nguồn vốn cho vay của Chương trình theo hướng ổn định và bền vững.

Bổ sung đối tượng cho vay đối với gia đình có từ 02 HSSV trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo chưa thuộc đối tượng vay vốn

Tiếp tục gia hạn nợ thêm đối với những HSSV chưa tìm được việc làm chưa có khả năng trả nợ trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành ở Trung ương

3.3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ vốn cho NHCSXH thông qua hình thức cho vay, trước mắt để có đủ nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHNN cần nghiên cứu và sớm có cơ chế cho vay đối với NHCSXH với lãi suất ưu đãi và thời hạn cho vay hợp lý, giúp NHCSXH có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn của các khách hàng là đối tượng thụ hưởng chính sách.

3.4.2.2. Đối với Bộ Tài chính

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiện nay đối với NHCSXH: Cơ chế quản lý tài chính của Bộ Tài chính hiện nay thể hiện tính bao cấp của NSNN và mang tính cứng nhắc, không khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong hoạt động tài chính của NHCSXH. Thực hiện cơ chế cấp bù lãi suất từ NSNN sẽ tạo nên tính bao cấp và ỷ vào NSNN, không khuyến khích tăng tính năng động, sáng tạo trong hoạt động tài chính của NHCSXH và tạo gánh nặng cho chính NSNN. Vì vậy, cần đổi mới cơ chế cấp bù NSNN bằng cơ chế cấp vốn điều lệ và các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của NSNN cho ngân hàng sử dụng.

Thay đổi cơ chế khoán chi phí quản lý cho NHCSXH: việc áp dụng cơ chế khoán chi phí quản lý cho NHCSXH dựa trên kết quả dư nợ cho vay bình quân năm. Điều này không khuyến khích việc tích cực thu nợ, thu lãi mà chỉ quan tâm đến việc giải ngân càng nhiều càng tốt. Do đó, cần áp dụng cơ chế khoán chi phí quản lý cho NHCSXH dựa trên tổng số lãi thực thu. Phương pháp này có ưu điểm là: (i) NSNN không phải cấp bù phí quản lý hàng năm cho NHCSXH (hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm) vì NHCSXSH tự trang trải chi phí quản lý bằng số tiền lãi thu được; (ii) khuyến khích NHCSXH có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi.

3.4.2.3. Đối với các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin truyền thông, Lao động Thương binh và Xã hội.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng đối với HSSV, hoàn thiện quy trình tổ chức xác nhận vay vốn cảu nhà trường và UBND cấp xã,

phường cho đối tượng được vay, nghiên cứu bổ sung các quy định liên quan đến chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.

Phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các trường đào tạo, NHCSXH, chính quyền địa phương để thực hiện đơn giản, gọn nhẹ thủ tục vay và thuận lợi cho việc giám sát sử dụng vốn vay tín dụng và đào tạo của HSSV.

Có thông báo thông tin về tín dụng đào tạo trong năm học mới đến các Sở, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.

3.3.3. Kiến nghị với Chính quyền địa phương

Đề nghị Chính quyền địa phương chỉ đạo Ban đại diện HĐQT cùng cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách đối với HSSV và các đối tượng chính sách khác đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Với cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp thành phố, quận, huyện theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động; đồng thời có biện pháp củng cố và nâng cao vai tro của Ban giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ có hoàn cảnh khó khăn.

3.3.4. Đối với tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cho vay

Các tổ chức hội nhận ủy thác của NHCSXH cho vay hộ nghèo cần có chương trình kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ ủy thác. Làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề nghiệp; phương thức lồng ghép các chương trình kinh tế, văn hóa xã hội với chương trình tín dụng; tổ chức tổng hợp thông tin ngành dọc, sơ kết, tổng kết phong trào để động viên kịp thời gương người tốt việc tốt và có giải pháp chỉ đạo đủ mạnh, giáo dục, răn đe những việc làm cố ý chiếm dụng vốn tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và hiệu quả cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam ở chuơng 2; trên cơ sở định huớng phát triển của NHCSXH Việt Nam đến năm 2020, từ phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức, chuơng 3 luận văn đua ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay HSSV tại NHCSXH Việt Nam trong thời gian tới.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay HSSV của NHCSXH Việt Nam đua ra gồm: giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay đối với HSSV; giải pháp về huy động vốn; giải pháp hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ ; giải pháp về tổ chức cho vay thu nợ ; tăng cuờng công tác kiểm tra giám sát ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực và một số giải pháp khác về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phuơng các cấp để củng cố và hoàn thiện Tổ TK&VV; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách cho vay đối với HSSV.

Ngoài ra, luận văn còn đua ra một số đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Nhà nuớc, với các Bộ, ngành có liên quan và với cấp ủy, chính quyền địa phuơng các cấp để thực hiện các giải pháp đề ra.

KẾT LUẬN

Chính sách tín dụng đối với HSSV ra đời có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp cho các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính, đảm bảo thực hiện chủ trương của Chính phủ không để một HSSV nào đỗ đại học, cao đẳng vì khó khăn về tài chính phải bỏ học. Nó có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và chính trị, được nhân dân đón nhận, dư luận đồng tình cao vì đã tạo cho con em họ được đi học, có cơ hội nâng cao nhận thức, tạo việc làm, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước ta.

Đề tài đã khái quát được các vấn đề lý thuyết về mở rộng và chất lượng cho vay đối với HSSV, đối chiếu vào hoạt động cụ thể của NHCSXH, đánh giá chất lượng cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với HSSV tại NHCSXH. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tín dụng đối với HSSV này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Qua nội dung nghiên cứu này, tác giả mong có thể góp một phần ý kiến nhằm phát triển tín dụng đối với HSSV, từ đó có thể giúp nhiều hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi cho con em họ được đến trường, cải thiện cuộc sống, ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, những bạn đồng nghiệp, những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài được tiếp tục hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Trần Hữu Ý, các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Thanh An (2013), Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án Thạc sĩ, Học viện ngân hàng.

2. Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

3. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh sinh viên.

4. Nguyễn Văn Đức (2016), Cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách

Xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học thương mại.

5. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương Mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê.

6. Phan Thị Thu Hà (2003), Tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt nam, Tạp chí Ngân hàng -15-. 7. Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động

của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ.

8. TS Đào Văn Hùng (2004), “Hướng tới phát triển hoạt động tài chính vi mô bền vững ở Việt Nam thông qua việc xoá bỏ trợ cấp qua lãi suất”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển -89-.

9. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

10. Nguyễn Hồng Phong (2007), Giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ.

11. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2005, (2004), "Môi trường Đầu tư tốt hơn cho mọi người", NXB Văn hóa Thông tin, Hà nội.

12. Ngân hàng Chính sách xã hội (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín

13. Ngân hàng Chính sách xã hội (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng,

NXB Nông nghiệp, Hà nội.

14. Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo tín dụng 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 06/2017.

15. Ngân hàng Chính sách xã hội (2017), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên, Hà Nội.

16. Trần Lan Phương (2016), Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH. Luận án Tiến sĩ , Học viện Ngân hàng.

17. Dương Quyết Thắng (2016). Quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH đáp ứng mục

tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng. 18.Trần Thị Minh Trâm (2016), Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà

Nội, Luận án Tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

19. Cẩm Hà Tú (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên.

20. Đào Anh Tuấn (2014), Giải pháp thu hồi nợ chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, tạo nguồn vốn quay vòng, đề tài nghiên cứu khoa học, NHCSXH Việt Nam.

21. Đào Anh Tuấn (2017), “Thực trạng triển khai chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên và các giải pháp”, Tạp chí tài chính, (Kỳ 1-Tháng 5/2017), tr. 40-42.

22. Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học Viện Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w