GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HSSV CỦA

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90)

phấn đấu “đảm bảo cho các sinh viên không phải bỏ học vì lý do không có khả năng

đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu”.

- Thu hồi và xử lý tốt nợ đến hạn bổ sung nguồn vốn cho vay quay vòng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn hàng năm của HSSV.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa chuơng trình, tổ chức giải ngân kịp thời, đúng đối tuợng, đúng chính sách theo quy định.

- Thuờng xuyên củng cố nâng cao chất luợng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn duới 1%.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HSSVCỦA CỦA

NHCSXH

3.2.1 Tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho HSSV

3.2.1.1. Đa dạng hoá các nguồn vốn

Để có thể huy động đuợc nguồn vốn để phát triển tín dụng HSSV, cần phải đa dạng hóa các loại vốn. Theo mức uu tiên về chi phí nguồn vốn, NHCSXH nên tập trung huy động các nguồn vốn sau:

* Huy động nguồn vốn có lãi suất thấp

NHCSXH cần tập trung vào các nguồn vốn không phải trả lãi nhu: tiền gửi tự nguyện không lấy lãi, vốn cho, tặng, hoặc nguồn vốn có lãi suất thấp nhu: tiền tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm của cộng đồng nguời nghèo, tiền gửi thanh toán của khách hàng, nguồn ODA theo chuơng trình, dự án.... Để huy động đuợc nguồn vốn này NHCSXH cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, đoàn thể, các Bộ ngành tại Trung uơng và các cấp ủy chính quyền địa phuơng. Hỗ trợ đối tuợng chính sách xã hội cần phải đuợc xã hội hóa, phải đuợc xem là nhiệm vụ thuờng xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể mặt trận, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hơn nữa, mô hình của NHCSXH có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và huyện với thành phần gồm: UBND, các Sở, Ban ngành và đoàn thể. Chính vì có thuận lợi này, NHCSXH cần phát huy

tiền gửi không lấy lãi.. .của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu này, NHCSXH cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, cùng các cấp ủy, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương phát động, vận động tạo phong trào sâu rộng, thường xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp.

Đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn thông qua các hình thức: tiết kiệm gửi góp và tiết kiệm định kỳ. Muốn vậy, quy chế tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV do NHCSXH ban hành cần có cải tiến, tạo thuận lợi hơn về phương thức phục vụ để tất cả các hộ nghèo có vay vốn hoặc không vay vốn, hộ gia đình ở nông thôn đều có thể gửi tiết kiệm tại nơi mình cư trú thông qua việc ủy thác của NHCSXH cho Tổ TK&VV, người gửi tiền được gửi và rút theo nhu cầu với mức lãi suất hợp lý vì hiện nay khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa dịch vụ gửi tiền của các NHTM còn hạn chế.

Đẩy mạnh huy động nguồn vốn ODA (chi phí nguồn vốn thường từ 0.75% - 2%/năm, tức từ 0.06% - 0.17%/tháng), có thời gian sử dụng và ân hạn nguồn vốn dài. Nguồn ODA có thể là vốn được Chính phủ giao và huy động vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. Dự kiến bằng các giải pháp tích cực, NHCSXH huy động thêm nguồn ODA dưới hình thức vay trực tiếp từ các đối tác nước ngoài hoặc vay lại từ Chính phủ.

Để đẩy mạnh huy động các nguồn vốn ODA, NHCSXH cần mở rộng và đa dạng hóa mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước. Để có thể tiếp cận và xúc tiến việc vận động, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nước ngoài thì một trong các điều kiện quan trọng là phải làm tốt công tác quảng bá hình ảnh NHCSXH, mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Chủ động xây dựng các chương trình, dự án cho vay để vận động, thu hút nguồn vốn tài trợ. Là bên nhận tài trợ (vốn vay, vốn nhận ủy thác) thì sự chủ động trong việc xây dựng danh mục cần được hỗ trợ và được cụ thể bằng các đề án, dự án cho vay là rất cần thiết để từ đó xúc tiến vận động, giới thiệu và đàm phán về việc tiếp nhận vốn nước ngoài.

* Huy động nguồn vốn theo lãi suất thị truờng

Để huy động thêm nguồn vốn còn thiếu, NHCSXH cần tập trung thêm các nguồn vốn sau theo thứ tự uu tiên:

- Huy động thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu NHCSXH: nguồn vốn này có các uu điểm nhu NHCSXH có thể huy động đuợc một nguồn vốn lớn, NHCSXH có thể sử dụng mạng luới rộng khắp hiện có của mình để thực hiện huy

động trực tiếp nhằm tiết giảm chi phí huy động; NHCSXH có thể phát hành trái phiếu dài hạn 5 năm, 10 năm thay thế nguồn trái phiếu hiện nay thuờng chỉ 1 đến 2

năm để tạo thời gian hoạt động ổn định cho chuông trình. Bởi vậy, để huy động đuợc nguồn vốn này NHCSXH cần có khâu chuẩn bị nghiên cứu kỹ luợng về quy

mô huy động, hình thức huy động (kỳ phiếu hay trái phiếu, hoặc cả hai), thời điểm

và thời gian huy động, phuong thức phát hành; Tổ chức tốt công tác tuyên truyền,

quảng cáo, giới thiệu ý nghĩa, mục đích phát hành tới công chúng một cách rộng rãi;

Tạo khả năng tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu ý nghĩa, mục đích phát hành tới công chúng một cách rộng rãi; Tạo khả năng chuyển đổi cho kỳ phiếu, trái phiếu NHCSXH thông qua phát hành giấy nợ vô danh, ký hậu chuyển nhuợng, cầm cố thế

chấp tại ngân hàng.

- Đẩy mạnh huy động nguồn vốn tiền gửi và tiết kiệm dân cu: NHCSXH cần sớm hoàn thiện mạng luới, trụ sở, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị và công nghệ ngân

hàng đáp ứng yêu cầu của công tác huy động vốn trong nền kinh tế thị truờng, có sự

xét: nhu cầu cần về vốn trung và dài hạn hay ngắn hạn, nếu chủ yếu là nhu cầu vay vốn trung, dài hạn thì việc vay các tổ chức tín dụng này không phải là giải pháp tối uu; Việc vay vốn các tổ chức tín dụng thuờng có ý nghĩa trang trải nhu cầu về vốn tạm thời; Lãi suất vay có thể sẽ cao vì các tổ chức này cần đảm bảo trang trải chi phí vốn huy động, chi phí huy động, lợi nhuận định mức...

3.2.1.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

Nguồn vốn NHCSXH cần tập trung huy động chính là nguồn vốn lãi suất thị truờng do chỉ có nguồn vốn này mới có thể huy động đuợc đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tuợng khách hàng của NHCSXH. Việc huy động nguồn vốn với lãi suất thị truờng đòi hỏi NHCSXH phải đáp ứng đuợc các yêu cầu của thị truờng nhu các NHTM khác, điều này có nghĩa là NHCSXH phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng nhu các NHTM khác. Bởi vậy để huy động đuợc nguồn vốn này NHCSXH cần thực hiện các giải pháp sau:

- NHCSXH áp dụng các hình thức đa dạng trong huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân nhu: tiền gửi thanh toán, tiền gửi huởng lãi suất nhu tài khoản tiết

kiệm, thực hiện dịch vụ thanh toán, ngân quỹ.

- NHCSXH áp dụng hình thức đa dạng trong huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cu. Bên cạnh hình thức tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, cần thực hiện thêm tiết kiệm ngoại tệ và các hình thức khuyến khích đi kèm nhu trả lãi truớc bên cạnh hình thức trả lãi sau. Đẩy mạnh hình thức huy động

tiền gửi tại điểm giao dịch xã vì đây là mô hình duy nhất trong hệ thống ngân hàng

phủ kín tới từng thôn bản.

- NHCSXH đa dạng hình thức huy động kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng theo đó: tạo khả năng chuyển đổi cho các giấy nhận nợ ngân hàng này, hình thức đa dạng

về kỳ hạn thanh toán gốc, kỳ hạn thanh toán lãi, phát hành huy động bằng ngoại tệ

phải đi thuê, mượn từ nhà dân hay cơ quan và phần lớn trong số đó không được xây dựng cho mục đích hoạt động ngân hàng, hay nói cách khác không đáp ứng được một số điều kiện của hoạt động ngân hàng. Trong khi đó yêu cầu cao nhất đối với người gửi là tính an toàn, thuận tiện giao dịch, do đó cần có bộ mặt, trang thiết bị tạo được lòng tin của khách hàng.

- Thành lập Trung tâm thanh toán, tham gia thanh toán liên ngân hàng bởi đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện huy động tiền gửi thanh toán.

- Thực hiện hoạt động về ngoại hối, trong đó chú trọng huy động, cho vay ngoại tệ, thưc hiện thanh toán quốc tế, thiết lập hệ thống các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, thành lập Trung tâm dịch vụ Ngân hàng.

- Áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực tin học phục vụ cho hoạt động ngân hàng.

- Quán triệt tư tưởng, định hướng cạnh tranh trong công tác huy động vốn theo lãi suất thị trường, tránh tư tưởng thụ động dựa vào sự bao cấp từ NSNN.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ cho vay HSSV

Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các HSSV có hoàn cảnh khó khăn thuận lợi khi làm thủ tục vay vốn và giảm tải công việc cho cán bộ làm công tác cho vay.

Với đặc điểm của cho vay chính sách là đối tượng cho vay thường là những người dân nghèo, trình độ văn hóa còn thấp vì vậy thủ tục tín dụng (thủ tục xin vay vốn, thủ tục giải ngân, thủ tục hoàn trả vốn vay...) càng đơn giản, dễ hiểu thì người dân càng có nhiều điều kiện để tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của ngân hàng.

Để làm được điều này, NHCSXH dựa trên các quy định, quy chế đã được Chính phủ ban hành tiến hành tham mưu cho UBND và Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, thành phố ban hành văn bản hướng dẫn cho các đơn vị quận, huyện, xã, phường thực hiện xây dựng cơ chế quản lý điều hành công tác cho vay theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện, loại bỏ những cản trở, phiền hà

trong công tác cho vay.

về phía ngân hàng, các Phòng ban Nghiệp vụ tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, dễ thực hiện trong thực tế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đã ban hành. Cần thống nhất các mẫu biểu Giấy xác nhận, Giấy cam kết trả nợ tạo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện tại các địa phương, các cơ sở đào tạo và người thụ hưởng. Trong quy trình thu hồi nợ cần hướng dẫn cụ thể hơn đối với các trường hợp đặc biệt như học xong ra trường nhập ngũ vào quân đội, xuất khẩu lao động, hộ di dời, giải tỏa khỏi nơi cư trú cũ.

Cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bội gắn với trách nhiệm cụ thể. Phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo kế hoạch kiểm tra điểm hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay. Phối hợp, đôn đốc các tổ chức hội cần tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn, đầy đủ; phát hiện và thông báo cho ngân hàng những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, bị rủi ro. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức hội trong việc kiểm tra vốn vay, đảm bảo việc kiểm tra phải kịp thời và có chất lượng.

Tại các Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện nơi cho vay, cần phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nợ vay và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Đồng thời rà soát lại các khoản nợ vay, phân loại và đánh giá tình trạng khoản vay, khả năng thu hồi nợ ... qua đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

Cần xây dựng quy trình tín dụng cụ thể, thiết lập và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong từng công đoạn cho vay, gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ trưởng tổ TK&VV, chính

quyền địa phương và có trách nhiệm bồi hoàn vật chất khi thực hiện vượt quyền và để xảy ra xâm tiêu, chiếm dụng vốn.

3.2.3. Tổ chức tốt việc cho vay, thu nợ, thu lãi

Xác định danh sách hộ vay có nợ đến hạn hàng tháng để niêm yết tại điểm giao dịch xã, phường, thị trấn. Các Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV thông báo, đôn đốc hộ vay để trả nợ theo kế hoạch đã thỏa thuận.

Tuyên truyền động viên hộ vay trả lãi, gốc theo các kỳ hạn đã thỏa thuận, động viên khuyến khích hộ vay tiết kiệm, dùng thu nhập tổng hợp của gia đình trả nợ trước hạn để được hưởng chính sách giảm lãi tiền vay.

Thành lập tổ thu hồi nợ khó đòi gồm các thành viên là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã, lãnh đạo cấp trưởng hoặc cấp phó các Hội đoàn thể câp xã, Trưởng hoặc phó công an xã, cán bộ tư pháp xã, cán bộ văn hóa xã hội xã, cán bộ tín dụng NHCSXH theo dõi địa bàn.

Kết hợp các biện pháp này sẽ là công cụ hữu hiệu trong thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng HSSV tại NHCSXH.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành, cấp trên thường xuyên tổ chức kiểm tra cấp dưới, đặc biệt là sau mỗi đợt giải ngân. Tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý, thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở trong chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV, tạo kênh dẫn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tín dụng HSSV.

3.2.5. Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của NHCSXH

Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng, nhân lực là vấn đề quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của mọi nghiệm vụ. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Cán bộ của NHCSXH trong thời gian tới sẽ tăng lên rất nhiều để đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay tới hộ nghèo và đối tượng chính sách. Vì thế, ngân hàng cũng cần quan tâm đến

sự không đồng đều về trình độ của cán bộ để có hướng đào tạo thích hợp.

Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần được tiến hành theo hướng tập trung và chuyên sâu theo từng loại hình dịch vụ, theo hướng xác định được các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho từng vị trí cụ thể. Muốn vậy phải xây dựng được định hướng tiêu chuẩn hóa cho cán bộ NHCSXH.

Cần rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có, có kế hoạch đào tạo và đạo tạo lại, bổ sung những mặt còn thiếu, còn yếu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên của NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w