Tình hình cho vay Kháchhàng doanhnghiệp tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 65)

hàng thương mại cổ phần Quân đội

Quy mô khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD

Bảng 2.7: Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại MB-SGD từ 2014 - 2016

g g Khách hàng Doanh nghiệp 2.710 24,5% 3.241 24,9% 531 %16 3.625 25% 384 %11 Tổng số khách hàng tại MB- SGD 11.050 100% 13.000 100% 1.950 %15 14.500 100% 1.500 %10

g với 2014 với 2015 Dư nợ Khách hàng doanh nghiệp 2.733 77% 3.557 80% 44,6% 4.269 79% 20% Tổng dư nợ toàn MB-SGD 3.535 100% 4.454 100 % 42,8% 5.389 100% 21%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2014 - 2016)

Quy mô khách hàng trong bảng trên với số liệu xác định là khách hàng còn dư nợ đến thời điểm xem xét. Nhìn chung số lượng khách hàng của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014 toàn MB-SGD có 11.050 khách hàng, trong đó có 2.710 khách hàng doanh nghiệp (chiếm 24,5%). Năm 2015, quy mô MB-SGD mở rộng được thêm 1.950 khách hàng lên 13.000 khách hàng trong đó có 531 khách hàng doanh nghiệp (chiếm 24,9% tổng số khách hàng). Đến năm 2016, số lượng khách hàng của toàn chi nhánh đã tăng lên 14.500 khách hàng (tăng 10% so với 2015) trong đó Khách hàng doanh nghiệp chiếm 25% tổng số khách hàng (tăng ~ 11% so với năm 2015). Như vậy, số lượng khách hàng doanh nghiệp của MB-SGD có sự tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tương đối.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số khách hàng của toàn MB-SGD, tuy nhiên tỷ trọng này có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy xu hướng mở rộng quy mô khách hàng sang đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chiến lược phát triển khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, cũng được đưa vào mục tiêu công việc của từng chuyên viên quan hệ khách hàng. Do đó, việc mở rộng tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp mới là công việc thường xuyên được quan tâm, lượng khách hàng doanh nghiệp mới có sự tăng trưởng đều đặn.

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách hàng, dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp của MB-SGD trong giai đoạn 2014 - 2016 cũng có sự tăng trưởng, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8: Dư nợ khách hàng phân theo đối tượng tại MB-SGD giai đoạn từ 2014 -2016

g SME 583.02 0 82% 815.408 79,9% 44.7 % 1.019.33 7 79% 6,6 % ~CĨB 127.98 0 18% 205.124 20,1% 65.8 % 270.963 21% 12,7% Tổng doanh số cho vay 711.000 100% 1.020.531 100% 48.5% 1.290.30 0 100% 7,8 %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016)

Xét về số lượng, Khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm bình quân ~ 20% tổng

số lượng khách hàng của toàn MB-SGD, tuy nhiên, dư nợ của đối tượng khách hàng này lại chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng dư nợ của toàn MB-SGD (chiếm bình quân ~ 80% tổng dư nợ). Điều này cho thấy tầm quan trọng của đối tượng Khách hàng Doanh nghiệp đối với MB-SGD nói riêng và với các NHTM nói chung.

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Với định hướng của mình, trong thời gian qua MB-SGD đã cho vay Khách hàng doanh nghiệp với doanh số tăng trưởng đều đặn và ổn định qua các năm, tập trung vào một số loại hình khách hàng doanh nghiệp như: nông nghiệp, thủy sản, ... và được chia thành 2 khối là SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) và CIB (doanh ngiệp lớn). Doanh số cho vay phân chia theo khối kinh doanh như sau:

Bảng 2.9: Doanh số cho vay phân theo khối kinh doanh tại MB-SGD từ 2014 - 2016

cho vay KHDN 711,000 70% 1,020,533 73% 48,5% 1,290,300 86% 7,8% Tổng doanh số cho vay 1,020,000 100% 1,407,552 100% 38,0% 1,496,940 100% 6,4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Doanh số cho vay của MB-SGD đối với doanh nghiệp có sự tăng trưởng qua các năm từ 2014 - 2016, trong đó, tỷ lệ doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp SME chiếm tỷ trọng lớn hơn (bình quân ~ 80%), Doanh nghiệp CIB chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay (bình quân ~ 20%). Điều này cho thấy rõ đối với hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp, đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là SME, do đây là đối tượng Khách hàng dễ tiếp cận và số lượng cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số cho vay đối với Khách hàng CIB có sự tăng trưởng qua các năm (từ 18% - 21%), điều này cho thấy định hướng đối tượng cho vay đối với doanh nghiệp của MB - SGD đang dần hướng tới các khách hàng doanh

nghiệp CIB, với những dịch vụ sử dụng trọn gói và mang lại lợi nhuận lớn.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2016 (48,5%) giảm mạnh so với năm 2015 (7,8%). Ngoài nguyên nhân do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế còn có nguyên nhân do trong năm 2016, MB-SGD tập trung giữ vững khách hàng hiện có và đảm bảo chất lượng dư nợ, đồng thời tập trung vào chiến lược thu hút các doanh nghiệp CIB. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay có sự sụt giảm, tuy nhiên, trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và của các NHTM, doanh số cho vay như trên đã đưa MB-SGD trở thành một trong những Chi nhánh có doanh số cho vay lớn nhất hệ thống MB, một phần đánh giá được hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp có hiệu quả.

Xem xét doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay của MB-SGD, ta có bảng sau:

Bảng 2.10: Doanh số cho vay phân theo khối kinh doanh tại MB-SGD từ 2014 - 2016

3 Số lượng KHDN 2.71 0 3.341 23.3% 3.625 85% Dư nợ bình quân/KHDN 81,00 1,065 56% 1,177 10.6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD trong giai đoạn 2014 - 2016 luôn chiếm tỷ trọng khá lớn (từ 70% - 86% tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh). Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay Khách hàng doanh nghiệp năm 2016 có giảm so với 2015, tuy nhiên, xét trong tổng thể toàn MB-SGD (bao gồm cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân), thì tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số cho vay toàn MB-SGD. Điều này cho thấy hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD có hiệu quả.

❖Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp cho biết tổng số tiền cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của một ngân hàng tại một thời điểm. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của MB-SGD giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.11: Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại MB-SGD từ 2014 - 2016

7

Tổng dư nợ 3.535 4.45

4 26.0% 5.389 21.0%

Tỷ trọng dư nợ KHDN/tổng dư nợ

(%) 77.3% 79.9% 79.2%

Dư nợ cho vay Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Tổng Dư nợ KHDN 2.733 100% 3.557 100% 4.269 100%

Ngắn hạn 1.744 63.8% 2.408 67.7% 2.856 66.9%

Trung dài hạn 989 36.2% 1.149 32.3% 1.412 33.1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ, dư nợ bình quân đối với khách hàng doanh nghiệp khá cao và tăng trưởng qua các năm. Đây là kết quả của sự phát triển nguồn vốn huy động, chính sách tín dụng của MB, sự đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, mở rộng mạng lưới khách hàng cũng như trình độ đội ngũ cán bộ của MB được nâng cao đáng kể.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp năm 2016 giảm hơn so với năm 2015 do trong năm 2016 ngoài việc tập trung phát triển khách hàng mới, MB-SGD cũng chú trọng việc giữ vững khách hàng tốt hiện, đảm bảo chất lượng khách hàng và khoản vay. Do vậy, tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp có giảm sút, tuy nhiên, xét về tổng thể, mức tăng trưởng số lượng khách hàng của MB-SGD vẫn đạt mức cao trong hệ thống toàn MB.

Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng giảm, tuy nhiên, dư nợ bình quân/KHDN lại tăng, tốc độ tăng trưởng năm 2016 tăng ~2 lần so với năm 2015, cho thấy MB-SGD đã tập trung phát triển dư nợ vào các khách hàng hiện có và chú trọng vào chất lượng dư nợ. Xét dư nợ khách hàng doanh nghiệp trong tổng dư nợ toàn MB-SGD, ta có bảng sau:

Bảng 2.12: Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD từ 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của của toàn MB-SGD và có xu thế tăng qua các năm. Điều này thể hiệu hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có hiệu quả.

Như vậy, khi xem xét nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, ta có thể thấy hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp đang diễn ra theo chiều hướng tích cực: doanh số cho vay, dư nợ cho vay tăng dần qua các năm, năm sau tăng nhanh hơn năm trước, tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng mặc dù tốc độ thay đổi vẫn chưa nhanh

Cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp tại MB-SGD

N Cơ cấu cho vay phân theo thời hạn cho vay

Bảng 2.13: Cơ cấu cho vay theo thời hạn đối với Khách hàng doanh nghiệp tại

MB-SGD

% Sản xuất 969 35.5 % 1.233 34.7% 1.385 32.5% Xây dựng 335 12.2 % 620 17.4% 925 21.7% Khác 608 22.3 % 455 12.8% 244 5.7% Tổng dư nợ KHDN 2.733 100 % 3.557 100% 4.269 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo thời hạn đối với Khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD từ 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB - SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Do trong cơ cấu huy động vốn tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm phần lớn, do đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cũng chiếm phần lớn trong tổng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp toàn MB-SGD, nhằm đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư Số 36/2014/TT-NHNN: “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài” do NHNN ban hành ngày 20/11/2014 và đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế

Bảng 2.14: Cơ cho vay đối với doanh nghiệp theo ngành kinh tế tại MB-SGD từ 2014-2016

Có tài sản bảo đảm 1.733 63,4% 2654,1 74,6% 3419,8 80,1% Không có tài sản bảo đảm 1.012,4 36,6% 902,7 25,4% 848,5 19,9%

Tổng dư nợ đối với KHDN 2.733,4 100% 3556,8 100% 4268,6 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế đối với KHDN tại MB-SGD

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp phân bổ đa dạng cho nhiều ngành kinh tế, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở ngành: thương mại và dịch vụ (mua đi bán lại các loại hàng hóa), trong đó tài trợ cho nhiều doanh nghiệp chuyên về các lĩnh vực trang thiết bị y tế, hóa chất, xăng dầu.... tiếp đó là ngành sản xuất, xây dựng và một số ngành khác.

Cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo Bảng 2.15: Cơ cấu cho vay phân theo tài sản đảm bảo đối với Khách hàng

doanh nghiệp tại MB-SGD từ 2014 -2016

2014 2015 % tăng 15/14 2016 % tăng 16/15 Dư nợ quá hạn (1) 107 125 16,8% 131 4,8% Tổng dư nợ (2) 3.535 4.454 26,0% 5.389 21,0% Tỷ lệ nợ quá hạn (1/2) 3,03% 2,81% -7,3% 2.43% -13.4% Dư nợ quá hạn KHDN (3) 76 93 22,4% 101 86% Tổng dư nợ KHDN (4) 2.733 3.557 30,2% 4.269 20,0% Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN (3/4) 2,78% 2,61% -6,0% 2,37% -9,5%

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế đối với KHDN

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm phần lớn là do xu thế chung của các NHTM tập trung nâng cao cho vay có bảo đảm nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đồng thời hạn chế DPRR phải trích trong trường hợp chuyển nhóm nợ cao hơn. Dư nợ không có bảo đảm tại MB-SGD chủ yếu tập trung ở một số doanh nghiệp xây dựng Quân đội, một số Công ty thuộc Bộ quốc phòng, các công ty có uy tín và có mối quan hệ lâu năm, còn lại một phần là cho vay cá nhân tín chấp nguồn thu từ lương.

Như vậy, với quy mô cho vay phân loại theo cơ cấu trên cho thấy hoạt động cho vay của MB - SGD tương đối đa dạng.

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w