Thực trạng hoạtđộng tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 85)

❖Diễn biến ngành Ngân hàng năm 2016

Điểm lại diễn biến thị trường năm 2016, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo và có dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt. Tín dụng có dấu hiệu chậm lại về cuối năm, đi cùng diễn biến tăng trưởng kinh tế và phản ánh ảnh hưởng của các chính sách mới ban hành. Tổng phương tiện thanh toán tăng 17,88%, huy động vốn tăng 18,38% so với cuối năm 2015. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định và cả năm đạt 1,87% góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát CPI cả năm đạt 4,74% đạt mục tiêu dưới 5% của Quốc hội đề ra. Tín dụng tăng 18,71% so với cuối năm 2015.

Cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại theo định hướng của Công văn số 7076/NHNN-TD do NHNN ban hành cuối tháng 9/2016. Tín dụng VND tăng cao trong khi tín dụng ngoại tệ tăng thấp, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.

Huy động được đẩy mạnh ngay từ đầu năm, nhu cầu huy động tăng cao tạo xu hướng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trong cả năm khiến lãi suất huy động toàn hệ thống liên tục điều chỉnh tăng, đặc biệt trong 2 quý đầu năm. Diễn biến này, một mặt đến từ phần lớn ngành nâng các hệ số an toàn để đảm bảo tuân thủ Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Mặt khác, do áp lực từ 1 số TCTD gặp khó khăn về thanh khoản (kết quả từ cho vay rủi ro trong quá khứ) tăng huy động tiền gửi để

duy trì hoạt động. Trái với lãi suất huy động, lãi suất cho vay hầu như rất ít thay đổi trong cả năm, ngoại trừ 2 đợt điều chỉnh bao gồm (1) Đợt điều chỉnh tháng 4 sau lời kêu gọi giảm lãi suất của Thủ tướng chính phủ; (2) Đợt điều chỉnh tháng 10 ngày sau động thái giảm lãi suất huy động ngày 26/9. Theo đó, xét trong cả năm, mặt bằng lãi suất cho vay dù giảm nhưng ở mức độ khá hạn chế, chủ yếu ở các kì hạn ngắn và thiếu tính lan tỏa trên cả thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu nợ xấu nội bảng của các TCTD đến hết 2016 là chưa đến 3%, song nếu bao gồm cả các khoản nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý và nợ có nguy cơ cao thì vào khoảng 10,08% tổng dư nợ. Trong 4 năm trở lại đây, các biện pháp chính được sử dụng để giảm nợ xấu bao gồm: VAMC thu hồi nợ, TCTD trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC, TCTD tự xử lý (bằng xóa nợ, thu hồi nợ...), tuy nhiên các TCTD tự giải quyết nợ xấu vẫn là phương pháp chủ yếu góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống. Tốc độ mua nợ của VAMC giảm, tuy nhiên không đến từ cải thiện thực chất chất lượng tài sản của các ngân hàng.

Dự thảo Thông tư Quy định về tỷ lệ an toàn vốn mới (tạm gọi là Basel II) được ban hành, chặt chẽ hóa cách tính hệ số CAR và đưa ra lộ trình áp dụng tại 10 ngân hàng thí điểm từ tháng 9/2017. Theo đó, áp lực tăng vốn và/hoặc hạn chế tăng trưởng tín dụng để duy trì CAR tăng lên trong toàn ngành. Các ngân hàng đẩy nhanh quá trình chuẩn bị thí điểm Basel II nhưng vấn đề tăng vốn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn ngân hàng tăng vốn dựa vào nguồn cấp 2 để cải thiện tình hình trong ngắn hạn.

Triển vọng phát triển năm 2017

V Mặt bằng lãi suất chịu áp lực tăng, dù NHNN vẫn duy trì định hướng

lãi suất thấp

Mặc dù NHNN vẫn hướng tới mục tiêu lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho năm 2017, nhưng mục tiêu này gặp nhiều thách thức như: (1) Lạm phát được kỳ vọng tăng dần khi giá hàng hóa, nguyên liệu cơ bản đã tạo đáy và đi lên từ năm 2016; (2) Nhu cầu tăng lãi suất huy động để đảm bảo chỉ tiêu an toàn sau thông tư 06 của các ngân hàng. Trước áp lực tăng lãi suất huy động như trên, lãi suất cho vay

khó có thể giảm theo mục tiêu của NHNN. Ngoài ra, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm rất mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây và thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Chênh lệch lãi suất huy động - cho vay càng nhỏ, các ngân hàng có biên lợi nhuận càng mỏng nên càng ít động lực để giảm lãi suất cho vay.

V Để đảm bảo hệ số CAR theo Basel II, các ngân hàng có thể hạn chế tín

dụng và đẩy mạnh tăng vốn, từ đó, gây áp lực lên chi phí vốn.

Trọng tâm ngành Ngân hàng trong năm 2017 xoay quanhlộ trình áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng lớn (trong đó có MB) vào tháng 9/2017. Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Basel II - phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro.

Do việc tăng vốn gặp nhiều trở ngại, không loại trừ khả năng trường hợp các ngân hàng hạn chế tín dụng để duy trì hệ số CAR, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận toàn ngành. Việc tuân thủ được đúng thời hạn NHNN đề ra (9/2017) sẽ là rất thử thách các ngân hàng thí điểm, đặc biệt nhóm 3 NHTMNN, nếu không có các biện pháp hỗ trợ thêm từ cơ quan quản lý. Các biện pháp này có thể là (1) Giãn thời gian áp dụng; (2) Phê duyệt giá bán của VCB phù hợp với mức giá phía đối tác mua đưa ra; (3) Nâng trần sở hữu nước ngoài để thu hút nguồn vốn mới...

V Cần nhiều thời gian và biện pháp hiệu quả hơn để giải quyết nợ xấu.

Quá trình giải quyết nợ xấu đã kéo dài nhiều năm mà chưa có biện pháp triệt để. Như đã trình bày ở trên, VAMC không được kỳ vọng là một công cụ hiệu quả do hạn chế về nguồn vốn và quyền lực pháp lý. Nguồn lực xử lý nợ xấu chính hiện tại là trích lập lợi nhuận từ các ngân hàng. Nếu tiếp tục biện pháp này (mỗi năm trích lập 80-90 nghìn tỷ), sẽ cần 7-8 năm nữa số dư nợ xấu hiện tại mới xử lý xong.

Thực tế cho thấy để giải quyết nợ xấu cần các biện pháp mang tính tổng thể như là: Nguồn lực của VAMC (bao gồm vốn và quyền hạn xử lý tài sản đảm bảo), Nguồn lực từ phía ngân sách, Sự tham gia từ khối tư nhân và nước ngoài đòi hỏi độ mở về mặt chính sách, đặc biệt là các quy định về sở hữu đất đai (do 70% giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản) và sở hữu ngân hàng (để có vai trò đủ lớn mang tính định hướng hoạt động), Phát triển thị trường chứng khoán (để mở đường cho chứng khoán hóa nợ xấu),...

Trước những tồn tại như trên, xử lý nợ xấu đòi hỏi cả thời gian và nỗ lực giải quyết từ phía cơ quan quản lý. Theo đó, chưa thể kỳ vọng sự cải thiện đáng kể về quá trình nợ xấu trong thời gian ngắn, cụ thể là năm 2017. Điểm tích cực (tuy hạn chế) ở thời điểm hiện tại là sau quá trình hợp nhất hoặc tự tái cơ cấu, số dư nợ xấu tập trung chính trong 1 nhóm ngân hàng (nợ xấu tại 7 ngân hàng chiếm tới trên 50% tổng nợ xấu toàn hệ thống). Đây là môi trường thích hợp để NHNN khoanh vùng xử lý để tránh các tác động mang tính hệ thống lên toàn ngành.

V Bức tranh toàn ngành tiếp tục chứng kiến sự phân hóa

Hiện nay, Biện pháp chính để xử lý nợ xấu là các ngân hàng tự xử lý, đặc biệt thông qua trích lập dự phòng. Năm 2017 là năm thứ 3 các ngân hàng thực hiện trích lập 20% giá trị trái phiếu đặc biệt sau khi bán nợ cho VAMC. Theo đó, các ngân hàng có số dư trái phiếu đặc biệt lớn tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chi phí dự phòng. Ngược lại, 1 số ít có chế độ quản trị rủi ro tốt và đã quyết liệt xử lý nợ quá khứ sẽ giảm trích lập và đi lên. Kể từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ chi phí dự phòng so với lợi nhuận trước trích lập toàn ngành có xu hướng tăng, nhưng bắt đầu tăng chậm lại từ năm 2016 do 1 số ngân hàng đã cơ bản xử lý xong nợ quá khứ, giảm trích lập và tạo sự phân hóa so với các ngân hàng còn lại. Tuy triển vọng ngành Ngân hàng sẽ còn nhiều thách thức trong năm 2017, nhưng cơ hội vẫn có từ các ngân hàng riêng đã xử lý nợ xấu tốt quá khứ và có triển vọng tăng trưởng cao.

V Yêu cầu bức thiết về hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống tài chính

Fintech là từ không còn xa lạ với ngành tài chính trong những năm trở lại đây. Fintech là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính) được

sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng Internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Ke từ khi làn sóng các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính nổi lên sau khủng hoảng 2008, “Fintech” trở thành đại diện cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng.

Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Hiện tại các công ty cho vay kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên mạng Internet đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ. Theo dự đoán của Morgan Stanley, khối lượng các khoản vay trực tuyến ở Mỹ sẽ chạm mốc 120 tỷ USD vào cuối thập kỷ này, so với con số khiêm tốn 20 tỷ USD của năm 2015.

Các công ty quản lý quỹ đầu tư lớn như BlackRock và Vanguard có dịch vụ “robot tư vấn” (robo adviser) sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Một số quỹ đầu cơ đang thử nghiệm (và thành công ở nhiều mức độ khác nhau) sử dụng trí thông minh nhân tạo để robot có thể tự học các thuật toán.

Trên thị trường vốn, các công ty khởi nghiệp và kể cả các tổ chức tín dụng lớn như Goldman Sachs hay thậm chí là NHTW Anh đang thử nghiệm sử dụng các loại tiền ảo (như bitcoin) thay thế cho các phương thức chuyển tiền và tài sản truyền thống.

Vì vậy, hiện đại hóa ngân hàng là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Không nằm ngoài xu hướng đó, Hệ thống ngân hàng tại Ngân hàng Việt Nam cũng đang dần đổi mới, nâng cấp và áp dụng công nghệ tối đa vào các sản phẩm dịch vụ cũng như hệ thống, phần mềm lõi (core banking) để tăng hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính.

Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội MB

Trong năm 2016, Năm 2016, lợi nhuận trước thuế (của riêng ngân hàng) đã đạt 3.711 tỷ đồng, tăng 17,8%, vượt 4,5% so với kế hoạch. Tính đến 31-12-2016,

tổng tài sản MB đạt 250.232 nghìn tỷ đồng; vốn điều lệ đạt 17.127 tỷ đồng; huy động vốn đạt 195.148 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 148.883 tỷ đồng; chỉ số ROA đạt 13,55%, ROE đạt 1,2%; nợ xấu ở mức 1.33%; số điểm giao dịch toàn hệ thống đạt 258 điểm trên toàn quốc với 2 chi nhánh nước ngoài là Lào và Campuchia. MB cũng hoàn thành việc triển khai và đưa vào hoạt động 2 công ty mới trong trong lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ (MB Ageas Life) và Tài chính tiêu dùng (MCredit), góp phần hoàn thiện mô hình tập đoàn của MB; hoàn thành việc điều chỉnh giới hạn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% lên 20%

Năm 2017, MB đã xác định phương châm hoạt động “Tăng trưởng đột phá, hiệu quả - an toàn”, hướng đến mục tiêu giữ Top 5 ngân hàng hàng đầu về hiệu quả, trong đó các công ty thành viên đóng góp quan trọng về lợi nhuận. Cụ thể, MB đặt mục tiêu kinh doanh với tổng tài sản tăng 10%, vốn điều lệ tăng 6%; huy động vốn dân cư, tổ chức kinh tế tăng từ 8% - 10%; dư nợ cho vay tăng trưởng 16%, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước; lợi nhuận trước thuế đạt 4.532 tỷ đồng (trong đó riêng ngân hàng đạt 4.300 tỷ đồng), nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%....

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 20% lợi nhuận trong năm 2017, MBB tập trung vào hai trọng tâm chính là chuyển dịch Ngân hàng số và tăng doanh thu dịch vụ.

Thứ nhất, đầu tư phát triển công nghệ để số hoá các hoạt động ngân hàng đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nói chung, hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Số hoá giúp hoạt động khách hàng có nhiều trải nghiệm dịch vụ hơn, quá trình ra quyết định trong ngân hàng nhanh hơn, giảm chi phí và nâng cao năng lực hoạt động. Trong sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính góp phần vào chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Như vậy, quá trình số hoá sẽ giúp MB góp phần giảm gánh nặng tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, nếu cạnh tranh bằng hệ thống mạng lưới vật lý, MB rất khó cạnh tranh với nhiều ngân hàng hiện nay. Vì vậy, việc chuyển dịch sang Ngân hàng số sẽ góp phần tạo nên sự đột phá cho MBB trong thời gian tới.

Vấn đề thứ hai là tăng doanh thu dịch vụ. Tuy nhiên, chính sách của MB hướng đến xây dựng biểu phí ngang bằng hoặc thấp hơn thị trường, phát triển

những sản phẩm, dịch vụ gia tăng, đưa thêm những trải nghiệm dịch vụ thuận tiện hơn cho khách hàng. Hiện nay, so với thị trường, thu dịch vụ của MB chưa cao nên vẫn có nhiều dư địa để đưa mảng này tăng dần lên.

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w