2.3.2.1 Hạn chế
- Chênh lệch lãi suất bình quân giảm dần qua các năm: Chênh lệch lãi
suất bình quân tại MB-SGD có xu hướng giảm dần qua các năm (chênh lệch lãi suất ngắn hạn giảm từ 2,9% năm 2014 xuống 2,3% năm 2016, chênh lệch lãi suất trung dài hạn giảm từ 4,0% năm 2014 xuống 3,5% năm 2016). Điều này khiến cho thu nhập từ hoạt động cho vay cũng bị giảm theo, khiến cho hiệu quả hoạt động cho vay vì vậy mà giảm đi.
- Tổng dư nợ quá hạn Khách hàng doanh nghiệp tăng qua các năm: Đẩy
mạnh tăng trưởng dư nợ năm 2014-2015, MB-SGD không tránh khỏi tình trạng Dư nợ quá hạn Khách hàng doanh nghiệp tăng thêm 25 tỷ đồng từ 2014-2016, trong đó có nhiều khoản nợ không có khả năng thu hồi, phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp thu hồi nợ và giám sát chặt chẽ các khoản vay.
- Khả năng phát triển về quy mô hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp chưa cao: thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp
giảm. Mặc dù doanh số cho vay đối với doanh nghiệp của MB-SGD có sự tăng trưởng về số tuyệt đối qua các năm từ 2014-2016, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay lại giảm đi. Cụ thể: tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2015/2014 đạt 48,5%, năm 2016/2015 đạt: 7,8%.
- Doanh số cho vay tăng qua các năm tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp: thể hiện thông qua thị phần cho vay. Ngoài
những doanh nghiệp đã có quan hệ với chi nhánh, còn nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đến với ngân hàng tuy nhiên không được đáp ứng nhu cầu với
lý do là qui mô vốn còn hạn chế, do đó thị trường mục tiêu chỉ tập trung vào một số ngành có thế mạnh trên địa bàn như sản xuất, thương mại, xây dựng,... và chưa tham gia được vào các dự án lớn như công nghiệp sản xuất xi măng, nhiệt điện, là những lĩnh vực hoạt động ổn định và có sự độc quyền Nhà nước và nhiều lợi thế khác về địa lý, qui mô,....
2.3.2.2 Nguyên nhân
❖Nguyên nhân chủ quan
- Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp của hệ thống MB còn cứng nhắc và chưa hợp lý: Thể hiện ở phương thức cho vay đối với doanh nghiệp còn nhiều điều kiện bó buộc, chưa thực sự phù hợp với khách hàng, thời gian thẩm định cho vay còn dài, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu theo kỳ vọng của khách hàng. Việc đòi hỏi tài liệu chứng minh nguồn thanh toán tương đối rườm rà, việc chứng minh nguồn thanh toán và đánh giá năng lực của đối tác của khách hàng vay phụ thuộc nhiều vào chủ quan người thẩm định. Quy trình thẩm định tập trung mới do MB ban hành cũng là nhân một nhân tố ảnh hưởng tới thời gian xử lý khoản vay. Việc cùng một Khách hàng có thể giao ngẫu nhiên cho nhiều chuyên viên thẩm định riêng rẽ các khoản vay khác nhau khiến cho việc đánh giá khách hàng thiếu tính tổng thể và chồng chéo, đôi khi mang nặng tính chủ quan của người thẩm định làm ảnh hưởng tương đối lớn đến cơ hội kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế về việc doanh số cho vay tăng qua các năm tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Đội ngũ nhân sự chưa nắm bắt Quy trình và sử dụng hiệu quả Hệ thống phê duyệt tín dụng mới của MB: Quy trình tín dụng và hệ thống phê duyệt
tín dụng BPM mới ban hành của MB có rất nhiều ưu điểm trong việc hỗ trợ người dùng, giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ cũng như rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hiện tại cán bộ tín dụng tại MB - SGD vẫn chưa năm bắt được hết các quy trình cũng như thao tác trên hệ thống, dẫn đến việc thao tác chậm, sai quy trình dẫn đến hồ sơ bị trì hoãn, thời gian xử lý hồ sơ bị kéo dài, không đạt được kỳ vọng.
khách hàng doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm thực tế và nghiệp vụ chưa cao: Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc dư nợ quá hạn của MB-SGD
tăng qua các năm trong giai đoạn 2014 - 2016. Đa số các cán bộ thẩm định và chuyên viên quan hệ khách hàng đều là những người có tuổi đời rất trẻ, vừa mới tốt nghiệp đại học, kinh nghiệm thực tế và những va chạm trong lĩnh vực làm việc chưa nhiều dẫn đến việc thẩm định khách hàng và phương án kinh doanh chưa thực sự chính xác, đưa đến những đề xuất cho vay đối với những khách hàng không tốt hoặc đưa ra phương thức cho vay chưa thực sự phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (kỳ hạn trả nợ quá ngắn), làm cho doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn và gây quá hạn cho ngân hàng.
- Thông tin về khách hàng còn thiếu hụt và nhân sự thường xuyên biến động: Đây là nguyên nhân dẫn đến khả năng phát triển về quy mô hoạt động cho
vay đối với doanh nghiệp chưa cao. Ngân hàng thiếu những thông tin trung thực về khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều dự án có tính khả thi nhưng ngân hàng không dám cho vay hoặc ngược lại nhiều dự án hiệu quả không cao nhưng ngân hàng vẫn cho vay do những thông tin được cung cấp là không chính xác. Nhân sự thường xuyên biến động (thể hiện ở việc đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD thường xuyên biến động, đa số là tuyển mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định tiếp xúc và thẩm định khách hàng) dẫn đến việc phát trển khách hàng mới không hiệu quả, số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm.
❖Nguyên nhân khách quan
- Việc sử dụng vốn vay của Khách hàng doanh nghiệp không hiệu quả:
Khả năng kinh doanh, sử dụng vốn vay ngân hàng của nhiều khách hàng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế hoặc do diễn biến bất thường của thị trường, dẫn đến doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng làm cho ngân hàng chậm thu hồi được gốc và lãi hoặc xấu nhất ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, hiệu quả cho vay bị giảm sút.
hàng có ý thức trả nợ không tốt, vẫn còn một số doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả nợ cho ngân hàng hoặc cố tình kéo dài thời gian trả nợ để nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng. Họ lấy nhiều lí do để không trả nợ đúng hạn và xin gia hạn nợ một cách không trung thực, điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn,đồng thời làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: ở nước ta hiện nay chưa thật tốt, điều
này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ quá hạn và phát mại tài sản thế chấp.
- Môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định: một số yếu tố của môi trường
kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Chính nhân tố này là một trong những nghuyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ trọng vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng doanh nghiệp giảm trong những năm gần đây, hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp cũng vì vậy bị giảm sút.
- Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt: Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay, để
nâng cao năng lực cạnh tranh, MB-SGD buộc phải có các chính sách ưu đãi về lãi suất và phí đối với khách hàng khiến cho Tỷ lệ tăng trưởng Thu nhập/Dư nợ bình quân giảm. Danh sách khách hàng địa bàn và các khách hàng tiềm năng khác dần bão hòa nên tốc độ tăng trưởng về quy mô cũng giảm dần.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ kết quả hoạt động của Sở Giao dịch - Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn 2014 - 2016, chương 2 của luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản đối với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động thanh toán quốc tế và các hoạt động khác. Ve thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB Trần Duy Hưng, nội dung chương này đã đi sâu phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng của chi nhánh và thông qua các chỉ tiêu định tính, định lượng để đánh giá cụ thể hiệu quả, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Nhìn chung hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh trong giai đoạn 2014 - 2016 đã có những bước tăng trưởng nhất định về quy mô và dịch chuyển về cơ cấu theo hướng có lợi. Chất lượng tín dụng tại chi nhánh khá cao, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu luôn ở ngưỡng an toàn, cơ cấu cho vay hợp lý và tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn, sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng ngày càng khốc liệt, hoạt động tín dụng tại MB Sở Giao dịch còn một số hạn chế cần được khắc phục. Nội dung chương đã đưa ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI