Phân tích hiệu quảhoạt động cho vay đối với Doanhnghiệp tại Sở Giao dịch

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 72)

dịch - Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

MB-SGD luôn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả của cho vay nói riêng. Hiệu quả của hoạt động cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng. Như đã phân tích lý thuyết chung tại phần 1.2, thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp tại MB-SGD sẽ được phân tích và làm rõ qua một số chỉ tiêu sau:

2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn

Tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp của NHTM. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp trả gốc và lãi không đúng với kỳ hạn đã quy định trong hợp đồng. Điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: Doanh nghiệp sử dụng vốn vay không hiệu quả, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ, các nguyên nhân khách quan về môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách pháp luật, thiên tai... Các nguyên nhân này khiến cho doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn, làm cho các khoản cho vay của ngân hàng bị quá hạn và hiệu quả hoạt động cho vay bị giảm sút.

Mặc dù tình hình nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, nhưng MB-SGD luôn đặt ra mục tiêu là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận. Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của MB-SGD được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.16: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD

từ 2014 - 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 %

tăng 2016 tăng%

Dư nợ cho vay có TSĐB 2.807 3.617 28,9% 4.435 22,6%

Tổng dư nợ 3.535 4.454 26,0% 5.389 21,0%

Tỉ lệ cho vay có TSĐB 79,4% 81,2% 2,3% 82,3% 1,4% Dư nợ cho vay KHDN có TSĐB 2.045 2.796 36,7% 3.403 21,7%

Dư nợ cho vay KHDN 2.733 3.557 30,2% 4.269 20,0%

Tỉ lệ cho vay KHDN có TSĐB 74,8% 78,6% 5,1% 79,7% 1,4% Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn tại MB-SGD từ 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Quy mô nợ quá hạn có sự thay đổi trong số tuyệt đối. Năm 2014, dư nợ quá hạn là 109 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên 125 tỷ đồng và đến 2016 tăng lên 131 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3,03% (2014) xuống 2,43% (năm 2016).

Đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD, quy mô dư nợ cho vay có sự tăng trưởng qua các năm (từ 2.733 tỷ đồng năm 2014 lên 5.389 tỷ đồng năm 2016), trong đó, quy mô nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng trong số tuyệt đối, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp lại giảm xuống qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng về quy mô dư nợ lớn hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ quá hạn. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân rất lớn là do công tác thu hồi vốn của MB-SGD đã trở nên tốt hơn. Bằng các biện pháp kiên quyết, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật, tiếp tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, ngân hàng đã thu hồi được một phần nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện các biện pháp tín dụng chặt chẽ hơn đối với những khoản vay mới nên tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chưa phản ánh chính xác độ an toàn của các khoản vay.

❖Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản

Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của MB-SGD đặc biệt là trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Do vậy, tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay.

Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của MB-SGD trong giai đoạn 2014-2016 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.17: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo tại MB-SGD từ 2014 - 2016

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo tại MB-SGD từ 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2015 - 2016 và báo cáo giao ban MB-SGD tháng 12 năm 2014 - 2016)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng thu nhập 138 210 259,5

Thu nhập từ hoạt động cho vay 34,5 51 825

Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng doanh

nghiệp 24

37,5 60

Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 10,5 13,5 2245

Tài sản đảm bảo là một căn cứ quan trọng để MB-SGD quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không và mức cho vay tối đa có thể cấp cho khách hàng là bao nhiêu. Tuy nhiên để vừa thực hiện được mục tiêu tăng trưởng dư nợ lại vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, MB-SGD đã nghiên cứu và đưa ra áp dụng các chính sách về tài sản đảm bảo hợp lý. Trong năm 2014, để thu hút khách hàng, mở rộng quy mô, MB-SGD đã cấp các khoản tín dụng không có TSĐB với giá trị thấp cho một số khách hàng mới tiếp cận, có uy tín trong ngành. Sau khi Khách hàng đã gắn bó, chuyển dần quan hệ tín dụng sang MB, SGD nâng hạn mức cho Khách hàng và yêu cầu bổ sung thêm tài sản, đảm bảo tỷ lệ phù hợp theo quy định của MB. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng vận động, đàm phán khách hàng bổ sung tối đa có thể các loại tài sản như sổ tiết kiệm, bất động sản, ô tô, tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, ... để nâng cao tỷ lệ bảo đảm cho khoản vay. Chính nhờ chính sách trên mà tỷ lệ cho vay khách hàng doanh nghiệp có tài sản đảm bảo của MB-SGD nói riêng và của toàn MB nói chung có xu hướng tăng lên trong 3 năm qua. Năm 2014 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp được bảo đảm bằng tài sản chiếm 74,8% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp, năm 2015 tỷ lệ này là 78,6% và năm 2016 là 79,7%. Điều này cho thấy tính an toàn trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của MB - SGD đã được nâng lên trong thời gian qua, từ đó cũng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB-SGD.

2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời

Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với độ an toàn trong hoạt động cho vay, ngân hàng chỉ có thể thu được lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo được độ an toàn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ tổn thất nào mà ngân hàng gặp phải cũng ảnh hưởng đến thu nhập hay lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ thu thu nhập từ hoạt đông cho vay đối với doanh nghiệp/Tổng thu nhập

Bảng 2.18: Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại MB-SGD

từ 2014-2016

Chỉ tiêu

2014 2015 2016

Dư nợ cho vay KHDN bình quân 2.189 3.071 3.856

Thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN 244 37,5 60

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay

KHDN/Dư nợ bình quân (%) 1,10 1,22 1,56

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại MB-SGD từ 2014 - 2016)

Hoạt động cho vay hiện vẫn là hoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất cho MB-SGD (chỉ đứng sau thu nhập từ lãi tiền gửi). Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp/tổng thu nhập liên tục tăng qua các năm từ 2014 - 2016. Điều này cho thấy hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của MB-SGD có hiệu quả.

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp/ dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay của ngân hàng và mức độ sinh lời từ cho vay.

Bảng 2.19: Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp tại MB-SGD từ 2014 - 2016

Chênh lệch lãi suất trung dài hạn 4,0% 38% 35%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại MB-SGD từ 2014 - 2016)

Bảng 2.19 cho thấy hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp mang lại thu nhập từ hoạt động cho vay gia tăng liên tục trong ba năm từ 2014 - 2016. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp/dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp bình quân tăng qua các năm từ 1,1% năm 2014 lên đến 1,56% năm 2016. Ket quả là trung bình 3 năm 2014 - 2016, 1 đồng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp đem lại cho ngân hàng 1,56% lợi nhuận (tương ứng 0,0156 đồng lợi nhuận) sau khi đã trừ hết các chi phí huy động vốn đầu vào và chi phí của Ngân hàng.

Chênh lệch lãi suất bình quân

vốn đã dẫn đến các cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động. Do vậy, khoảng cách chênh lệch này ngày càng bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w