Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 94)

Thứ nhất: Hoàn thiện môi trường pháp lý về ngân hàng

Phối hợp với các ban ngành có liên quan nhằm đảm bảo tính thực thi pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của TCTD. Đề nghị NHNN phối hợp với các cán bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mại, xử lý tài sản là bất động sản, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản. Nên có những hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc cụ thể, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan công an, của chính quyền cơ sở, của Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

Thứ hai: Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Trung Tâm thông tin tín dụng (CIC)

Thông tin chính xác là chìa khóa thành công trong kinh doanh, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập quốc tế như hiện nay, sự bùng nổ thông tin, công nghệ hiện đại được coi là một thách thức lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Vì vậy, nâng cao chất lượng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò then chốt trong việc quyết định đến sự phát triển của ngân hàng.

Mặc dù Trung Tâm thông tin tín dụng (CIC) là nơi cung cấp thông tin chính thức cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để CIC trở thành nơi tin cậy cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các NHTM nhằm phục vụ công tác phòng ngừa, quản lý rủi ro tín dụng cần thực hiện những biện pháp sau:

- Hiện đại hóa và hoàn thiện quy trình xử lý thông tin liên tục từ khâu thu thập lựa chọn, phân tích; xử lý và dự đoán thông tin để kịp thời cung cấp thông tin đầy

đủ, chính xác, chất lượng hiệu quả.

- CIC cần mở rộng mạng lưới thông tin, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: Chi Cục Thuế, Chi Cục Thống Kê, Sở Kế Hoạch

và Đầu Tư... qua nối mạng trực tiếp. Từ những thông tin thu thập được, bộ phận

CIC phải có nhiệm vụ sàng lọc thông tin, thường xuyên hoàn thiện cập nhật

các số

liệu về kinh tế, tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp cho các NHTM.

- Xây dựng mạng lưới thông tin theo hướng quản lý tín dụng và dự báo thông tin, CIC phải trở thành công cụ hữu hiệu giám sát từ xa của NHNN giảm

thiểu đến

mức thấp nhất những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra cho các NHTM. Hiện nay, chưa

có công ty đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, CIC cần đẩy mạnh công tác

đánh giá

xếp loại doanh nghiệp để hỗ trợ cho NHTM.

Vấn đề thông tin CIC cung cấp chính xác và kịp thời là vấn đề mà các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Do vậy, CIC cần phải đưa ra những thông tin có ích cho các TCTD để chứng minh trung tâm thông tin của mình là địa chỉ đáng tin cậy.

đánh giá và xếp hạng cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Công ty sẽ nắm giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tuợng:

- Hỗ trợ các TCTD trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát và đánh giá khách hàng, kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chất luợng của khoản vay.

- Giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của mình trong sản xuất kinh doanh cũng nhu trong quá trình hội nhập quốc tế; đánh giá đuợc

năng lực

hoạt động của doanh nghiệp cũng nhu giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tác kinh doanh, từ đó có những quyết định giao dịch, hợp tác an toàn và hiệu quả. - Giúp cơ quan quản lý nhà nuớc đánh giá đuợc đối tuợng quản lý của mình có

cơ sở để đua ra những giải pháp thích hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển

nền kinh

tế nói chung.

Thứ tu: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN

Nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động kinh doanh hiệu quả, với mục đích duy trì và bảo vệ quyền lợi cho nguời gửi tiền và giúp cho nền kinh tế tránh khỏi những chấn động, khủng hoảng do hệ thống NHTM gây ra, đồng thời ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi tiêu cực gây thất thoát trong việc sử dụng vốn tín dụng, công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN cần có những biện pháp:

- Thanh tra NHNN phải có lịch kiểm tra định kỳ tại các NHTM theo chuyên đề kiểm tra. Sau đó phải có những phân tích cụ thể, cảnh báo về rủi ro trong

cho vay

cũng nhu trong các nghiệp vụ khác.

- Khi có nguy cơ rủi ro mới đuợc phát hiện thì phải thông tin cảnh báo đến tất cả các NHTM.

- Nâng cao hiệu lực các kiến nghị, biện pháp của Thanh tra, tránh tình trạng có nhiều kiến nghị của Thanh tra nhung không có chế tài buộc các NHTM thực hiện.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- BIDV Chi nhánh Đông Đô là đơn vị được Hội sở chính giao đầu mối hợp tác toàn diện với một số các Tổng công ty, Tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt

Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội

Viettel, Công ty CP Vissai Ninh Bình, Công ty CP Vissai Hà Nam ... đây là những

khách hàng có quy mô lớn và uy tín trên thị trường, do đó chịu sự cạnh tranh

lôi kéo

rất gắt gao từ các TCTD khác. Do đó, để cấp tín dụng cho các khách hàng này,

BIDV Chi nhánh Đông Đô thường phải đề xuất với Hội sở chính các mức lãi suất

thấp hoặc đi kèm các điều kiện ưu đãi khác về phí, lãi suất huy động vốn cho khách

hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập hoặc làm giảm mức NIM tín

dụng bình quân của Chi nhánh khi Hội sở chính xem xét các điều kiện áp

dụng cho

cơ chế động lực trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Do vậy, Hội sở

chính cần

nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ thu nhập cho Chi nhánh đối với các khoản vay cho

các khách hàng nói trên; đồng thời tách dư nợ các khách hàng lớn ra khỏi

NIM tín

dụng bình quân của Chi nhánh khi xét các điều kiện thưởng hoặc áp dụng cơ chế

thời căn cứ vào các định hướng của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, Chương 3 đã đưa ra được các giải pháp cụ thể và một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, giúp Chi nhánh phát triển cả về quy mô và chất lượng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Định hướng hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới là nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập và xây dựng hệ thống NHTM phát triển bền vững. Trước môi trường cạnh tranh, ngành ngân hàng cần có một số định hướng cụ thể trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trước những thời cơ và đương đầu với thách thức hội nhập hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về chất lượng tín dụng, chương 3 của luận văn tác giả đã đưa ra một hệ thống các giải pháp và đề xuất với Chính phủ, NHNN để góp phần nâng cao lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô nói riêng và các NHTM nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng của NHTM là yếu tố then chốt đối với hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này. Chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào công tác quản lý hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, huy động và sử dụng vốn. Thông qua nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh và phân tích chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô, luận văn đã nêu rõ những điểm sau:

Tác giả đưa ra một cách có hệ thống lý luận quan niệm về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại; các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hướng đến chất lượng tín dụng.

Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô.

Tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đàm Thị Chính (2018), Phát triển hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

2. Đỗ Ngọc Liên (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.

3. Hoàng Thanh Tùng (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.

4. Nguyễn Phương Thảo (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.

5. Trần Văn Phúc (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành.

6. Vũ Thị Tươi (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Website

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w