NỘI DUNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51)

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG

Trên cơ sở lý luận về nội dung phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu như đã trình bày ở chương 1, tác giả trình bày công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang gồm các bước: nhận dạng, kiểm soát và tài trợ rủi ro nhằm né tránh rủi ro và ngăn ngừa tổn thất theo ba phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông dụng là Chuyển tiền, Nhờ thu (chủ yếu là nhờ thu kèm chứng từ) và Tín dụng chứng từ.

2.3.1. Phương thức Chuyển tiền

* Chuyển tiền đến: Sau khi nhận được các điện chuyển tiền đến từ ngân hàng đại lý thông qua phương tiện Swift MT103 hoặc MT202 theo quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến từ nước ngoài của NHNT, Hội sở tự động ghi có các khoản tiền vào tài khoản của khách hàng xuất khẩu được ghi trên các điện như vậy. Số tài khoản của khách hàng bị ghi sai, hoặc số hiệu tài khoản không khớp với tên tài khoản, các chi nhánh được yêu cầu tra soát với khách hàng của mình để kiểm chứng lại thông tin. Sau đó, khoản chuyển tiền đến như vậy đã được chuyển vào tài khoản của khách hàng khi họ xuất trình cam kết hoàn trả nếu có khiếu nại. Tuy nhiên, vào lúc khiếu nại: ngân hàng chuyển tiền yêu cầu chi nhánh chuyển lại khoản tiền này cho một người hưởng khác cũng là khách hàng của hệ thống NHNT hoặc yêu cầu trả lại (thoái hối) cho họ số tiền này vì họ đã chuyển nhầm do sự cố kỹ thuật hoặc lỗi của nhân viên thao tác nghiệp vụ, tài khoản của khách hàng không đủ tiền cho việc thu hồi. Đây là một loại rủi ro liên quan đến ngân hàng chuyển tiền/ người hưởng lợi.

* Chuyển tiền đi:

+ Vi phạm các qui định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước”. Nhà nhập khẩu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để ứng trước tiền hàng nhưng sau đó không nhận được hàng hoá hoặc nhận hàng hóa với trị giá thấp hơn số tiền ứng trước.

- Lỗi xử lý của bộ phận nghiệp vụ của hội sở chính gây phát sinh chi phí bất ngờ. Các khoản chuyển tiền sai về tên người thụ hưởng, số hiệu tài khoản, ngân hàng thụ hưởng hoặc số IBAN được dùng không đúng trong cấu

trúc điện chuyển tiền Swift MT103.. .thường bị ngân hàng nước ngoài cố tình giữ lại, hoặc được trả lại nhưng có trừ phí chuyển tiền. Đối với các trường hợp này, khách hàng luôn yêu cầu chi nhánh gánh chịu các chi phí liên quan trong khi đó NHNT chưa có quỹ dự trữ để bù đắp những khoản như vậy. Chuyển tiền khi chưa có giấy phép con của cơ quan chủ quản về việc cho phép nhập khẩu đối với hàng chuyên dùng hoặc chưa có sự chấp thuận/cho phép của Ngân hàng nhà nước đối với những giao dịch trả chậm/thanh toán trễ hạn trên 1 năm.

- Rủi ro liên quan đến rửa tiền. Các khoản chuyển tiền có trị giá lớn, số tiền chẵn bằng đồng Đô la Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị các ngân hàng Mỹ quan tâm, kiểm soát và kiểm tra lại với NHNT nhằm phòng tránh việc rửa tiền.

2.3.2. Phương thức Nhờ thu* Nhờ thu đi: * Nhờ thu đi:

+ Chiết khấu chứng từ nhờ thu trả chậm nhưng ngân hàng thu hộ không thanh toán tiền hàng khi đến hạn.

+ Bị lừa đảo xảy ra do gửi chứng từ gửi đến ngân hàng thu hộ không có thực do tìm hiểu chưa kỹ các thông tin về đối tác, chấp nhận bán hàng theo phương thức nhờ thu cho một đối tác chưa đủ tin cậy. NHNT thiếu kiểm tra thông tin về ngân hàng thu hộ.

* Nhờ thu đến:

+ Lệnh nhờ thu có chỉ thị đặc biệt.

+ Không thu hồi được các khoản chi phí. Khách hàng nhập khẩu từ chối nhận và thanh toán các bộ chứng từ nhờ thu, và cũng không chấp nhận thanh toán bất kỳ chi phí phát sinh kể cả phí thông báo chứng từ đến lẫn phí gởi trả lại chứng từ cho ngân hàng nhờ thu. Do vậy, chi nhánh buộc lòng phải gởi trả lại chứng từ cho ngân hàng nhờ thu và đòi họ thanh toán các chi phí

liên quan, trong đó có chi phí chuyển phát mà chi nhánh đã thanh toán truớc cho dịch vụ chuyển phát. Khi đó, ngân hàng nhờ thu không trả tiền phí, cố tình im lặng, bất chấp tra soát của chi nhánh dù đã nhận lại đầy đủ chứng từ.

+ Không tuân thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ.Các bộ chứng từ nhập khẩu đuợc thanh toán theo phuơng thức nhờ thu trả chậm D/A có đính kèm hối phiếu đòi tiền NHNT (với tu cách là ngân hàng thu hộ tiền hàng), và chứng từ vận tải B/L đuợc lập theo lệnh của NHNT. Theo quy trình nghiệp vụ nhờ thu chứng từ của hệ thống NHNT, khách hàng nhập khẩu phải ký quỹ 100% đối với truờng hợp này. Qui định này hoàn toàn không khả thi trong thực tế vì gây ứ đọng vốn của khách hàng nhung nếu đi nguợc với qui định này, rủi ro hoàn toàn về phía chi nhánh khi đến hạn thanh toán khách hàng không có khả năng thanh toán.

+ Không bảo vệ đuợc quyền lợi của khách hàng. Khách hàng nhập khẩu nộp tiền thanh toán, nhận chứng từ và nhận hàng, kiểm tra hàng, nhận thấy hàng hóa không đạt yêu cầu, đề nghị NHNT dừng ngay việc thanh toán nhung chi nhánh đã thực hiện việc thanh toán truớc đó, nhất là đối với những lô hàng mà Cục Hải quan chỉ cho phép thông quan khi nhà nhập khẩu xuất trình điện thanh toán của ngân hàng thu hộ.

2.3.3. Phương thức Tín dụng chứng từ* Thanh toán L/C xuất khẩu: * Thanh toán L/C xuất khẩu:

+ Chiết khấu chứng từ theo L/C có điều khoản đặc biệt “Ngân hàng phát hành chỉ thanh toán khi hàng hóa đuợc chấp nhận thông quan bởi cơ quan kiểm tra thực phẩm của nuớc nhập khẩu”. Các L/C xuất khẩu vào thị truờng EU thuờng có điều khoản đặc biệt nhu sau:

++ Ngân hàng phát hành sẽ giao bộ chứng từ đuợc xuất trình bởi nguời thụ huởng cho nguời yêu cầu mở L/C mà không phải thực hiện thanh toán. Điều kiện này nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra hàng hóa của các cơ quan

chức năng trên cơ sở cam kết của người yêu cầu mở L/C về việc sẽ thông báo ngay lập tức cho NHPH kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng.

++ Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng (do người yêu cầu mở L/C cung cấp), hoặc văn bản của người yêu cầu mở L/C xác nhận rằng cơ quan chức năng đã chấp thuận cho hàng hóa được nhập vào nước sở tại.

++ Ngân hàng phát hành được miễn trừ trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng nếu nhận được từ người yêu cầu mở L/C thông báo “không cho nhập khẩu hàng hóa” của cơ quan chức năng.

Khuyến khích hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, chi nhánh sẵn sang thực hiện chiết khấu truy đòi đến 90% trị giá bộ chứng từ theo L/C dạng này. Loại L/C này được các công ty thực hiện nhiều lần, hàng hóa đảm bảo yêu cầu và tiền hàng được thanh toán bình thường.Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp, do hàng hóa không được nhập khẩu vào nước sở tại theosắc lệnh của cơ quan chức năng, ngân hàng phát hành từ chối thanh toán và gởi trả lại bộ chứng từ xuất khẩu. Khi đó, người thụ hưởng phải nhận lại bộ chứng từ không đầy đủ (vì một phần chứng từ đã bị cơ quan chức năng lưu giữ khi kiểm tra hàng) do ngân hàng phát hành trả lại đồng thời phải thanh toán các khoản chi phí đưa hàng hóa về lại trong nước cộng với các khoản chi phí phát sinh từ phía người yêu cầu mở L/C. Về phía mình, việc thanh toán tiền hàng bị từ chối, NHNT gặp trở ngại trong việc thu hồi tiền chiết khấu cũng như không thu được phí thanh toán chứng từ.

+ Việc đòi tiền các bộ chứng từ xuất khẩu được lập theo các L/C - mẫu điện Swift MT 710 “Advice of a third bank „s documentary credit” thường mất nhiều thời gian, phát sinh nhiều chi phí, thậm chí nảy sinh nhiều tranh chấp chứng từ không cần thiết. Thông thường, với L/C dạng này, sau khi kiểm tra chứng từ,chi nhánh phải gửi chứng từ đến ngân hàng thông báo để

đòi tiền. Đến lượt mình, ngân hàng này lại kiểm tra chứng từ và chuyển tiếp chứng từ đến cho ngân hàng phát hành để đòi tiền. Vấn đề sẽ phát sinh khi bộ chứng từ được tìm thấy một vài sai biệt bởi ngân hàng thông báo và/hoặc một vài sai biệt khác bởi ngân hàng phát hành. Khi đó, chi nhánh phải lần lượt kiểm chứng và bác bỏ những sai biệt (nếu chúng không hợp lý) bằng cách gửi điện cho chính ngân hàng thông báo và/hoặc một điện khác cho ngân hàng này để chuyển tiếp cho ngân hàng phát hành.

+ Về phía NHPH và/hoặc NHĐCĐ:

++ Sự tắc trách của nhân viên của ngân hàng phát hành. Nhằm tiết giảm chi phí gởi chứng từ qua dịch vụ chuyển phát nhanh cho người thụ hưởng, NHNT đã gửi hai bộ chứng từ theo hai L/C khác nhau nhưng có ngân hàng phát hành giống nhau trong cùng một biên nhận giao nhận của dịch vụ chuyển phát. Kết quả giao nhận cho thấy dịch vụ chuyển phát đã giao và nhân viên của ngân hàng phát hành đã nhận cả hai bộ chứng từ nhưng NHNT chỉ nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành cho một bộ chứng từ với lý do là họ chỉ tìm thấy một bộ chứng từ. Sau nhiều lần tra soát, nhân viên của ngân hàng phát hành đã phát hiện ra việc để quên bộ chứng từ còn lại trong tủ đựng hồ sơ dẫn đến việc thanh toán chậm trễ.

++ Do bất đồng quan điểm giữa NHNT và ngân hàng phát hành trong việc xác định tình trạng chứng từ. Các bộ chứng từ xuất khẩu được NHNT tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C và gửi đến ngân hàng.

+ Bộ phận nghiệp vụ của NHNT:

++ Chính sách cấm vận của Mỹ. Lệnh cấm vận kinh tế của Chính phủ Mỹ đối với một số nước buộc các ngân hàng Mỹ phong tỏa tất cả các khoản tiền liên quan đến việc buôn bán giữa các nước với các quốc gia này.

++ Trục trặc ở khâu giao nhận chứng từ của các dịch vụ chuyển phát. ++ Kiểm tra chứng từ không cẩn thận dẫn đến việc chứng từ bị tìm thấy bất hợp lệ bởi ngân hàng phát hành.

++ Không ký hậu chứng từ vận tải B/L theo chỉ định của NHPH.

++ Gửi chứng từ trực tiếp đến ngân hàng phát hành để đòi tiền thay vì gửi chứng từ đến ngân hàng đuợc chỉ định ở truờng “Available with...” theochỉ định trong L/C.

* Thanh toán L/C nhập khẩu:

+ Tranh chấp giữa NHNT và khách hàng về tình trạng bất hợp lệ của chứng từ dù rằng trách nhiệm kiểm tra và quyết định tình trạng chứng từ là thuộc về ngân hàng.

+ Rủi ro liên quan đến uy tín kinh doanh, khả năng tài chính, tình hình hoạt động của nguời yêu cầu mở L/C.

+ Đến hạn thanh toán nhung nhà nhập khẩu thoái thác nhận chứng từ, từ chối thanh toán, gây áp lực giảm giá đối với nhà xuất khẩu vì những lý do khác nhau nhu: hàng hoá bị mất phẩm chất, bị xuống giá trên thị truờng. Để làm đuợc điều này, nhà nhập khẩu đã nhờ đến sự hỗ trợ của NHNT theo kiểu “bới lông tìm vết” để tìm ra các sai sót chứng từ.

+ Đến hạn thanh toán nhung nhà nhập khẩu không có khả năng tài chính để thực hiện việc thanh toán. Khi đó, NHNT buộc phải yêu cầu các công ty này nhận nợ vay bắt buộc để thanh toán. Điều này, bất lợi cho cả khách hàng lẫn NHNT. Đối với khách hàng, nhận nợ vay bắt buộc đồng nghĩa với uy tín trong thanh toán bị sút giảm, chi phí.

+ Đặc biệt trong các L/C do NHNT phát hành là yêu cầu chứng từ vận tải đuợc lập theo lệnh của NHNT. ưu điểm của vận đơn theo lệnh là ràng buộc việc thanh toán của khách hàng và NHNT có thể quản lý đuợc lô hàng

trong trường hợp nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán nhưng trong thực tế tính khả thi của yêu cầu này chưa cao.

+ Bộ chứng từ bất hợp lệ đã được chấp nhận nhưng sau đó nhà nhập khẩu yêu cầu NHNT không thanh toán cho phía nước ngoài vì họ phát hiện hàng hóa được giao không đúng với hợp đồng ngoại thương.

+ Thanh toán trễ hạn đối với các bộ chứng từ theo L/C trả ngay dẫn đến việc ngân hàng xuất trình chứng từ đòi lãi chậm trả nhất là đối với các bộ chứng từ có trị giá lớn.

+ Từ phía ngân hàng thụ hưởng:

++ Ngân hàng xác nhận cố ý xác nhận sai tình trạng chứng từ để đòi tiền bằng điện theo “L/C confirmed cho phép đòi tiền bằng điện từ ngân hàng hoàn trả”.

+ Bộ phận nghiệp vụ của NHNT:

Theo quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ có hiệu lực từ ngày 02/05/2001 của hệ thống NHNT, để NHNT phát hành thư bảo lãnh hoặc thư ủy quyền nhận hàng, khách hàng phải có cam kết chấp nhận thanh toán và nộp đủ tiền tương ứng với 100% trị giá hóa đơn. Cũng theo quy trình này, thư bảo lãnh nhận hàng được phát hành thay cho vận đơn đường biển còn thư ủy quyền nhận hàng được phát hành thay cho vận đơn hàng không, và việc ký hậu chỉ dành cho vận đơn đường biển. Trong thực tế, chi nhánh đã phát hành không ít thư bảo lãnh nhận hàng và thư ủy quyền nhận hàng theo yêu cầu của khách hàng.

++ Vi phạm qui định quản lý ngoại hối của NHNN: Phát hành L/C nhập khẩu mặt hàng không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

++ Phát hành L/C có điều khoản “Available with any bank by negotiation”. Hầu hết các L/C nhập khẩu do các ngân hàng thương mại Việt

Nam phát hành, kể cả hệ thống NHNT, đều không chỉ định ngân hàng thương lượng chứng từ.

++ Rủi ro khi Phát hành bảo lãnh nhận hàng hay là Ký hậu vận đơn hàng không.

+ Sự can thiệp của Tòa án vào quá trình thanh toán. Thi hành án dân sự theo phán quyết của Tòa án, Phòng thi hành án địa phương đã có văn bản yêu cầu NHNT giữ và không thanh toán bộ chứng từ khi có tranh chấp dù trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến nhà nhập khẩu. Bất chấp việc nhà nhập khẩu đã nộp

đủ tiền thanh toán cùng với thư chấp nhận chứng từ cũng như việc đòi tiền liên tục từ ngân hàng xuất trình, NHNT vẫn không thể phóng thích chứng từ và thực hiện thanh toán. Hơn thế nữa, NHNT còn bị buộc tham gia vào việc thực hiện án một cách miễn cưỡng với tư cách là người phối hợp thực hiện.

+ Cũng giống như trong thanh toán L/C xuất khẩu, quá trình thanh toán L/C nhập khẩu tại chi nhánh cũng gặp phải những rủi ro bất ngờ như khủng bố, thiên tai.

Bên cạnh việc xem xét rủi ro có thể xảy ra chi nhánh đề ra một số chính sách, sản phẩm hỗ trợ cũng như tư vấn khách hàng nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, ngân hàng tìm ki ếm đối tác đồng thời cũng là nội dung cụ thể nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh.

* Hỗ trợ phi tài chính:

+ Kết nối doanh nghiệp, tư vấn hoạt động: Cung cấp thông tin về nhà nhập khẩu, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam,

+ Phòng ngừa và hạn chế rủi ro: Thẩm định nhà nhập khẩu, theo dõi và cập nhật tình hình tài chính của nhà nhập khẩu, cảnh báo kịp thời, thanh

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51)