Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 85)

* Củng cố hoạt động kinh doanh; lành mạnh hóa tình hình tài chính; đổi mới công nghệ; hiểu biết các luật lệ giao thuơng trên thế giới; đẩy mạnh xúc tiến thuơng mại quốc tế; tìm hiểu và nắm rõ đối tác kinh doanh của mình thông qua Phòng Thuơng Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Trung tâm phòng chống rủi ro, các Cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nuớc ngoài hoặc tham vấn ý kiến của các ngân hàng.

* Tuân thủ các luật lệ, chế độ quản lý của Nhà nuớc cũng nhu nắm rõ và vận dụng tốt các qui tắc điều chỉnh trong thanh toán quốc tế nhu UCP600 URR525, URC752, ISBP681....

* Việc chọn lựa phuơng thức thanh toán phù hợp với từng giao dịch thuơng mại quốc tế là vấn đề quan trọng.

* Mua Bảo hiểm xuất khẩu đối với các lô hàng xuất khẩu là việc làm cần thiết để nhận đuợc sự tài trợ vốn của các ngân hàng cũng nhu phòng tránh, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

* Nên chọn lựa ngân hàng giao dịch, NHNT chẳng hạn, có bề dày kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ ngân hàng lẫn ngoại thuơng, có quan hệ rộng với các ngân hàng trên thế giới, có văn phòng đại diện và chi nhánh hoạt động tại nuớc ngoài, và điều quan trọng là hết lòng bảo vệ quyền lợi của khách hàng bằng các luận cứ thuyết phục trong khuôn khổ pháp luật trong nuớc và phù hợp với thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào mục tiêu then chốt là nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập, nhất là hội nhập trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với TTXNK là chủ lực, NHNT đã có những định hướng cụ thể cho việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTXNK. Để có thể thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu về sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn trong TTXNK của các đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu, tác giả đề tài đã tham khảo các giáo trình, tài liệu, tạp chí, gắn chặt giữa lý thuyết và hoạt động thực tiễn, và đúc kết nên một số giải pháp cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho các đối tượng liên quan, đặc biệt là đối tượng ngân hàng, trong hoạt động TTXNK. Với những kiến nghị mang tính hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng và doanh nghiệp, tác giả đề tài hy vọng rằng những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro này sẽ được vận dụng một cách khả thi trong hoạt động thực tế của hệ thống NHNT và mang lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Là một thành viên của hệ thống ngân hàng thương mại, cùng với ưu thế về ngoại tệ cũng như uy tín trên thị trường tài chính trong việc thực hiện các nghiệp vụ TTXNK, NHNT đã có nhiều đóng góp đáng kể trong hoạt động TTXNK của cả nước. Với phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, NHNT đang ngày càng nâng cao chất lượng dich vụ TTXNK theo hướng kết hợp đồng bộ với các dịch vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu...nhằm tạo những bước phát triển .

TTXNK là công việc rất quan trọng mà mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu đều hết sức quan tâm. Có thể nói việc giải quyết vấn đề thanh toán chiếm phần lớn và quan trọng trong công việc mua bán quốc tế. Chất lượng của công tác này có ảnh hưởng rất lớn và có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương. Vì lẻ đó, muốn thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải hiểu thấu đáo về nghiệp vụ TTXNK để có thể chọn lựa phương thức thanh toán phù hợp nhất, hiệu quả nhất và ít rủi ro nhất.

Mỗi phương thức thanh toán đều có giá trị vận dụng nhất định tùy thuộc vào tính chất của từng giao dịch mua bán, quan hệ giữa các bên mua bán, và đều hàm chứa những rủi ro tiềm ẩn. Trong các phương thức thanh toán, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến, rộng rãi và ngày càng trở nên cần thiết đối với giới kinh doanh ngoại thương và ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế bởi vì nó là phương thức thanh toán thể hiện được nhiều ưu điểm nhất và hạn chế được khá nhiều rủi ro cho cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu so với các phương thức thanh toán khác do sự góp mặt tích cực và chủ động của ngân hàng. Tuy vậy, do tính chất phức tạp vốn có, phương thức này vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho các bên tham gia, đặc biệt là đối với ngân hàng trong vai trò của nhà bảo lãnh và/hoặc tài trợ, và do

đó nó đòi hỏi các bên tham gia phải có trình độ nghiệp vụ cao để phòng tránh, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.

Đề tài nghiên cứu đã khái quát những rủi ro, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTXNK đối với các đối tuợng liên quan, đặc biệt là đối với đối tuợng ngân hàng, và từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro nhu vậy. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi của NHNT, một ngân hàng thuơng mại hàng đầu và chiếm tỷ trọng lớn về hoạt động TTXNK của cả nuớc, cũng nhu trong thời điểm mà các điều lệ quốc tế điều chỉnh hoạt động TTXNK đang đuợc các cơ quan hữu trách quốc tế nghiên cứu, chỉnh sửa (chẳng hạn, UCP500 đang đuợc hiệu chỉnh và sẽ đuợc thay thế bởi UCP600 vào 07/2007, và ISBP645 sẽ đựợc thay thế tuơng thích với UCP600 ). Có thể nói đây là những điểm hạn chế cần đuợc tiếp tục nghiên cứu và làm nổi bật hơn trong các đề tài nghiên cứu tiếp theo ở phạm vi rộng hơn: cả ngành ngân hàng Việt Nam, ở nhiều ngân hàng quốc doanh lẫn thuơng mại cổ phần có kinh nghiệm và quy mô hoạt động TTXNK lớn, đặc biệt là trên cơ sở tham khảo những điều lệ quốc tế mới về điều chỉnh hoạt động TTXNK và duới góc nhìn của những nhà hoạt động ngân hàng trong môi truờng tài chính Việt Nam thời kỳ hậu WTO.

Tác giả nghiên cứu đề tài mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu về nội dung cũng nhu tính thiết thực của đề tài trong việc ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng nhu không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam nói riêng và ngành ngân hàng nói chung trong thời kỳ “hậu WTO”. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô, bạn bè và các anh/chị cán bộ công tác trong lĩnh vực TTXNK tại NHNT đã hỗ trợ và cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến nội dung của đề tài.

phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang

2. Đặng Thị Phương Diễm (2010), Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP.HCM, Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.

3. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Tác phẩm Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nxb Thống kê, TP.HCM

4. Đinh Xuân Trình, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nxb Lao động - Xã hội

5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2001), Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Hà Nội.

6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2010), Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền đi nước ngoài, Hà Nội.

7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-NHNT.QLTD ngày 26/05/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội

9. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải (đồng chủ biên), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13.Phòng Thương mại quốc tế ICC, Bộ tập quán quốc tế về L/C, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 85)