các chỉ số này giữa các năm, hoặc với các đối thủ cạnh tranh và bình quân ngành trên cơ sở biến động của nền kinh tế và các yếu tố khác. Đề từ đó, có phương hướng, giải pháp cho những vấn đề còn yếu kém trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng mình, sao cho đạt kết quả mong muốn.
1.3.4 Kinh nghiệm của NHTM tại một số nước về đầu tư kinh doanh Tráiphiếu phiếu
Thực tế cho thấy, với thị trường trái phiếu phát triển, thanh khoản tốt, cùng với việc đa dạng các sản phẩm liên quan đến trái phiếu, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu là một trong những hoạt động chính và phát triển mạnh mẽ, và đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các NHTM tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp v.v...
1.3.4.1 Cơ cấu hoạt động
Hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu tại các ngân hàng này thường được chia ra làm 2 bộ phận chính chuyên biệt (các bộ phận front offices): Bộ phận hoạt động phục vụ cho thanh khoản toàn hệ thống (không mang tính chất tự doanh, đầu cơ hay môi giới), và bộ phận kinh doanh (thực hiện nghiệp vụ tự doanh, đầu cơ hoặc môi giới).
Ngoài ra, các ngân hàng còn thiết lập các bộ phận khác để hỗ trợ, giám sát cho 2 bộ phận trên hoạt động có hiệu quả và an toàn nhất. Các bộ phận này bao gồm:
- Bộ phận kiểm soát rủi ro (middle office) là bộ phận có trách nhiệm kiểm soát giám sát hoạt động của các giao dịch viên tại front offices. Các NHTM thường quy định rất khắt khe về quy trình thực hiện giao dịch, về những hạn mức mà giao dịch viên được phép kinh doanh. Và bộ phận kiểm soát rủi ro hình thành với mục tiêu đảm bảo tất cả những quy định
đó được tuân thủ một cách nghiêm túc. Trường hợp có bất cứ một sự vi phạm nào, bộ phận kiểm soát rủi ro phải phát hiện ra và đưa ra những hình thức ngăn chặn hoặc xử lý thích hợp.
- Bộ phận nghiên cứu (middle office): là bộ phận nghiên cứu và phân tích về những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến động của các loại trái phiếu trên thị trường, nhằm giúp bộ phận kinh doanh có thể ra được quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời. Các sản phẩm nghiên cứu của bộ phận này rất đa dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và nghiên cứu sản phẩm v..v..
- Bộ phận xử lý giao dịch (Back office): là bộ phận xử lý giao dịch có nhiệm vụ xử lý các giao dịch trái phiếu. Về cơ bản, các cán bộ xử lý giao dịch đòi hỏi các hiểu biết về sản phẩm, nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu cũng như chi tiết các thủ tục hoạt động như quy trình luân chuyển chứng từ, hạch toán sản phẩm, xác nhận, thanh toán và lưu ký trái phiếu.
Sự phối hợp giữa các bộ phận này phải nhịp nhàng và thống nhất. Sự nhịp nhàng và thống nhất thể hiện ở chỗ khi những giao dịch phát sinh tại bộ phận front office thì ngay lập tức bộ phận kiểm soát phải được cập nhật và nắm bắt để có thể kiểm định những hạn mức và đánh giá các mức độ rủi ro phát sinh. Bộ phận back office cũng cần phải làm hợp đồng và nhận hợp đồng giao dịch kịp thời, đảm bảo việc hạch toán chuyển tiền theo đúng quy định.
Hơn nữa, hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng này không những chỉ thực hiện trong phạm vi các sản phẩm và đối tác trong nước mà còn phát triển ra phạm vi ngoài lãnh thổ. Để thực hiện điều này, các ngân hàng xây dựng các chi nhánh của mình hoạt động trên các quốc gia khác, và chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại mỗi quốc gia đó
trong các hạn mức cho phép. Các chi nhánh của ngân hàng luôn có mối quan hệ và phối hợp chặt chẽ trong hoạt động dựa trên lợi thế riêng của từng chi nhánh. Chẳng hạn đối tác của chi nhánh A muốn mua trái phiếu được phát hành tại quốc gia B, thì chi nhánh A sẽ phối hợp với chi nhánh tại quốc gia B (chi nhánh B) để tìm kiếm trái phiếu và giao dịch với đối tác này.
1.3.4.2 Công cụ giao dịch
Các Ngân hàng đều sử dụng hệ thống Bloomberg và các phầm mềm hiện đại để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình. Do đó việc quản lý, phân tích biến động của danh mục đầu tư, định giá trái phiếu v.v.. được thực hiện dễ dàng và được cập nhật theo thời gian thực (real time). Bên cạnh đó, các ngân hàng giao dịch với đối tác theo mẫu hợp đồng chung và tiêu chuẩn quốc tế (mẫu hợp đồng ISDA). Mẫu hợp đồng này được áp dụng cho mọi sản phẩm giao dịch, trong đó có các sản phẩm liên quan đến trái phiếu nhằm quy chuẩn và rõ ràng những ràng buộc, tránh nhiệm, nghĩa vụ về mặt pháp lý của từng bên khi thực hiện giao dịch.
1.3.4.3 Các sản phẩm và loại hình đầu tư kinh doanh
Các sản phẩm trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng chủ yếu bao gồm những loại sau:
- Trái phiếu chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp
- Trái phiếu có tài sản làm đảm bảo phát hành theo nghiệp vụ chứng khoán hóa (MBS, ABS, CLO và CDO)
- Các sản phẩm của thị trường tiền tệ (thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu).
- Các sản phẩm trái phiếu phái sinh và sản phẩm trái phiếu cơ cấu có gốc phái sinh (underlying reference) liên quan tới lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, rủi ro tín dụng và giá hàng hóa cơ bản. Ví dụ về các sản phẩm cơ
cấu bao gồm trái phiếu liên kết rủi ro lãi suất (interest rate linked note), trái phiếu liên kết rủi ro tỷ giá (FX linked note), trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (credit linked note) và trái phiếu liên kết đầu tư hàng hóa cơ bản (commodity linked note).
Mặt khác, các sản phẩm này được thực hiện thông qua các loại hình sau: - Các nghiệp vụ truyền thống: Mua hẳn, bán hẳn
- Hợp đồng repo và reserve repo.
- Hợp đồng bán và mua lại (sell &buyback): tương tự như hợp đồng repo, song về mặt pháp lý, giao dịch bán và mua lại được thực hiện thành 2 hợp đồng khác nhau.
- Cho vay trái phiếu (securities lending): là việc cho vay trái phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Bên đi vay sẽ phải ký quỹ tiền mặt làm tài sản đảm bảo và thanh toán một khoản phí đi vay trái phiếu cho bên cho vay. Bên cho vay có thể sử dụng số tiền ký quỹ trong thời hạn hợp đồng và trả lãi cho bên đi vay trái phiếu.
- Bán khống (short sale): là việc bán các loại trái phiếu mà ngân hàng chưa sở hữu. Do đó ngân hàng phải đi vay trái phiếu muốn bán trên thị trường và ghi nợ giá trị khoản vay này. Trước khi hợp đồng vay trái phiếu đến hạn, ngân hàng phải mua lại trái phiếu để thanh toán cho bên cho vay.
1.3.4.4 Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu
Việc quản lý rủi ro trong hoạt động này trước hết được thực hiện bằng cách lập ra các hạn mức cho bộ phận kinh doanh và từng cán bộ giao dịch:
- Hạn mức giao dịch với đối tác hoặc nhà phát hành trái phiếu : Hạn mức này thường được quy định theo độ tín nhiệm của đối tác hoặc nhà phát hành căn cứ theo những đánh giá phân loại hạn mức của các tổ chức đánh giá có uy tín như Moody, Standard and Poor hoặc Fitch. Một tổ chức được đánh giá phân loại càng tốt thì hạn mức được cấp sẽ càng cao. Hạn
mức này giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro trong trường hợp đối tác hoặc nhà phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán đối với giao dịch trái phiếu.
- Hạn mức ngắt lỗ (stop loss): Hạn mức ngắt lỗ (hạn mức lỗ) là mức lỗ tối đa mà một giao dịch viên (hoặc một tập thể) được phép lỗ trong đầu tư kinh doanh trái phiếu. Hạn mức ngắt lỗ phản ánh trực tiếp khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro về đầu tư kinh doanh trái phiếu của một ngân hàng. Đây là hạn mức dễ bị vi phạm nhất bởi vì để tính được lãi lỗ của những giao dịch trái phiếu thì phải sử dụng giá thị trường liên tục đánh giá đối với những trạng thái đang phát sinh. Giá trái phiếu trên thị trường lại biến động liên tục theo thời điểm. Hạn mức lỗ được đặt cho từng giao dịch viên theo ngày, theo tháng, theo quý và theo năm.
- Hạn mức đầu tư (Hạn mức trạng thái): tỷ trọng tối đa của từng loại trái phiếu trong tổng danh mục, tỷ trọng tối đa về khối lượng danh mục được phép đầu tư trong tổng nguồn vốn huy động đối với giao dịch viên (hoặc một tập thể) khi đầu tư kinh doanh trái phiếu. Hạn mức này giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát và tránh được rủi ro khi giao dịch viên (hoặc một tập thể) tập trung đầu tư kinh doanh quá nhiều vào lĩnh vực trái phiếu hoặc một loại trái phiếu nào đó.
Bên cạnh đó, các Ngân hàng thường xuyên sử dụng các công cụ để đo lường và cụ thể hóa sự biến động giá của từng trái phiếu nói riêng và của danh mục đầu tư trái phiếu mà Ngân hàng nắm giữ nói chung khi có sự thay đổi của lãi suất. Các công cụ phổ biến bao gồm:
- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là hệ số đo thời gian đáo hạn bình quân gia quyền của các dòng tiền của trái phiếu. Nó phản ánh sự biến động của giá trái phiếu khi thay đổi lãi suất. Hay nói cách khác, Duration giúp Ngân hàng đánh giá sự thay đổi về giá trị của trái phiếu
khi có sự thay đổi 1% về lãi suất. Như vậy, đây được coi là công cụ hỗ trợ trong việc so sánh mức độ rủi ro giữa các trái phiếu khác nhau về lãi suất Coupon và kỳ hạn đáo hạn trong danh mục đầu tư của NHTM. Chẳng hạn, Duration có thể giúp chúng ta đánh giá được rằng loại trái phiếu Coupon 10% kỳ hạn 11 năm có rủi ro hơn loại trái phiếu Coupon 2% kỳ hạn 10 năm không?
Công thức tính Duration của từng trái phiếu bao gồm:
Macauley Duration: n Y PV (CFt )*t t =1 ___________ P
PV(CFt) : Giá trị hiện tại của dòng tiền tại thời
điểm t.
P: Giá trái phiếu.
n: Thời gian đáo hạn của trái phiếu
MD (Modified duration) là thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh được tính bằng:
MD = -(-M-
ʌ *
MacauleyDuration
y : lãi suất trái phiếu
k: số lần thanh toán lãi trong năm.
Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh có thể được hiểu là thay đổi giá tính gần đúng theo tỷ lệ % khi lãi suất thay đổi 1%. Nếu giả định: MD của một trái phiếu là 10, điều đó có nghĩa là nếu lãi suất thay đổi 1% thì giá tr ái phiếu sẽ thay đổi xấp xỉ 10% theo chiều ngược lại.
Dựa trên cơ sở việc tính toán thời gian đáo hạn bình quân đối với từng trái phiếu trong danh mục, Ngân hàng có thể tính toán thời gian đáo hạn bình quân của toàn bộ danh mục trái phiếu dựa trên công thức
w1.D1+ w2.D2+ w3.D3 +....+ wk.Dk
Trong đó
w∣ : Tỷ trọng của trái phiếu i trong danh mục trái phiếu (tính theo giá trị thị trường- market value)
Di: Thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu i k: số lượng trái phiếu trong danh mục.
Việc áp dụng thời gian đáo hạn bình quân để tính toán sự thay đổi giá của trái phiếu khi lãi suất thay đổi như sau:
% thay đổi giá = -MD x % Thay lãi suất x 100
Theo công thức trên có thể thấy rõ trái phiếu/danh mục trái phiếu có MD càng dài thì sự biến động giá trái phiếu càng lớn và sự biến động này có hướng ngược chiều với sự biến động của lãi suất. Điều này cũng có nghĩa rằng rủi ro càng tăng. Tuy nhiên, các công thức ở trên chỉ đem lại số ước tính gần đúng của sự biến động giá khi có sự bíến động của lãi suất. Khi độ biến động của lãi suất càng lớn, kết quả tính mức dao động của giá trái phiếu sẽ càng kém chính xác. Vì vậy, các Ngân hàng thường sử dụng thêm công cụ phân tích độ lồi trái phiếu (Convexity)
- Độ lồi (Convexity): Độ lồi của trái phiếu là tỷ lệ biến động của lãi suất trái phiếu khi xảy ra biến động giá cả. Công thức tính như sau:
P = Giá trái phiếu y = Lãi suàt chiết kháu
T = Thời gian đáo han của trái phiếu CFt= Dòng tién thu đưoc từ trái phiếu tại
thời điếm t
T
c°"v"fty ■ p×(i1÷yy∑ l(∏⅛t'2 + rt]
C=I ■
Với Convexity có thể tính % thay đổi giá trái phiếu khi lãi suất biến động:
~ _ .x (Ay)2 „ .
% Thay đói giá =—y— × Convexity
- Price Value of a Basic Point (PV01 hay PVBP): là công cụ miêu tả sự thay đổi thực tế của giá trái phiếu nếu lãi suất thay đổi 1 điểm cơ bản_0.01% (basic point).
PV01 = | Giá trái phiếu ban đầu - Giá trái phiếu khi lãi suất thay đổi 0.01%|
Như vậy trái phiếu nào có PV01 càng cao thì càng có sự biến động và có nhiều rủi ro.
Hiện nay các Ngân hàng thường sử dụng phối hợp các công cụ phân tích trên để phân tích biến động giá và mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình. Mặc dù việc tính toán, công thức khi áp dụng công cụ này vào việc đánh giá thường là phức tạp, tuy nhiên trong thực tiễn chúng đã được lập trình tự động trong các phần mềm, chương trình quản lý của các Ngân hàng và giúp cho các giao dịch viên (dealer), các nhà quản lý (managers) kiểm soát và đưa ra những quyết định đúng đắn và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu có hiệu quả.
1.3.4.5 Cơ chế khen thưởng - kỷ luật
Mức thu nhập của các cán bộ trái phiếu chủ yếu phụ thuộc vào mức lợi nhuận chung của cả ngân hàng và của từng nhóm giao dịch. Nếu thị trường biến động thuận lợi, mức tiền thưởng của các cán bộ có thể lên đến con số rất lớn. Ngược lại nếu tình hình thị trường khó khăn, họ có thể chẳng nhận được đồng thưởng nào hoặc thậm chí bị sa thải. Những cán bộ giao dịch nào tạo ra các khoản lỗ trong năm hoàn toàn có thể bị sa thải bất kỳ lúc nào
Bên cạnh đó, nếu cán bộ giao dịch vi phạm các hạn mức quy định hoặc giao dịch nội gián sử dụng các thông tin nội bộ thì sẽ bị sa thải ngay lập tức hoặc có thể dẫn đến xử lý hình sự.
1.3.4.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cơ bản có tầm quan trọng đặc biệt trong việc quản lý hoạt động nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản bao gồm: thị phần hoạt động, lợi nhuận, tỷ trọng đầu tư kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản v.v... Nhìn chung các chỉ tiêu này được phân tích bằng cách so sánh giữa các năm hoặc với các đối thủ
Bank of America 15% 14% 16.8% 15.6%
Bank of New York Mellon 17% (*) 19.5% (*)
Scotiabank 17.4% 23.5% 18% 24.8% Standardchartered Bank 15.9% 17% 17.5% 19%
ING BANK 19.3% 18% 19.7% 18.7%
RZB 15% 18% (**) 16.5% 20%
HSH Nordbank 16.5% 17.2%(**) 17.9% 19%(**)
cạnh tranh và bình quân ngành trên cơ sở biến động của nền kinh tế và các yếu tố khác v.v.. để đánh giá chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng. Tuy nhiên, qua thống kê, ở một số nước phát triển trong lĩnh vực trái phiếu (chẳng hạn Mỹ, Trung Quốc ...) thì tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu trong cơ cấu tài sản có và nguồn vốn huy động của các NHTM trước đây chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể, nay đã chiếm khoảng 15%-20%.
Bảng 1.1: Quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của một số NHTM ở các quốc gia khác