- Cần xây dựng một DMĐT trái phiếu phù hợp với đặc điểm và điều kiện của Sở Giao Dịch nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung. Chính sách DMĐT phải gắn liền với chính sách quản lý tài sản Nợ-Có
của NHNo&PTNT Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng chính sách DMĐT phải dựa trên:
+ Kết quả đánh giá chính xác về độ nhạy cảm lãi suất của tài sản Nợ-Có. + Phối hợp đầu tư, kinh doanh với kế hoạch thanh khoản của ngân hàng. + Mức độ rủi ro mà Sở Giao Dịch có thể chấp nhận được.
- Mặt khác, căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển ngân hàng từng thời kỳ, kế hoạch, quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu được xây dựng trên cơ sở cân đối hài hòa giữa tài sản Nợ-Có.
- DMĐT trái phiếu cần được đa dạng hóa và có cơ cấu hợp lý giữa các loại trái phiếu. Bên cạnh đó, Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam có thể mở rộng danh mục trái phiếu trên cơ sở tăng dần tỷ trọng của các loại trái phiếu do các doanh nghiệp có mức xếp hạng tín nhiệm cao, lãi suất hấp dẫn phát hành.
- Phân bổ hợp lý kỳ hạn trái phiếu trong DMĐT. Hiện nay các ngân hàng thương mại đều có xu hướng lựa chọn chiến lược Barbell - đó là sự kết hợp hai chiến lược kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài. Ngân hàng thực hiện chiến lược này một mặt đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn (1 năm, 2 năm), mặt khác đầu tư vào trái phiếu dài hạn (5 năm, 7 năm, 10 năm...). Như vậy, DMĐT gồm có trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu dài hạn. Trái phiếu ngắn hạn cung cấp khả năng thanh khoản cho ngân hàng, trái phiếu dài hạn tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng.
- Sử dụng tốt công cụ quản lý rủi ro trong quản lý danh mục đầu tư: Một số công cụ quản lý rủi ro quan trọng mà Sở Giao Dịch cần sử dụng để quản lý DMĐT trái phiếu của mình là kỳ hạn hoàn vốn (Duration), độ lồi (Convexity), PV01 v..v.. Các công cụ này sẽ gợi cho nhà quản lý ngân hàng các phương pháp giảm thiểu thiệt hại về thu nhập do sự thay đổi của lãi suất gây ra.