Những điểm rút ra nhằm nâng cao chất lượng đầu tư kinh doanh trái phiếu

Một phần của tài liệu 0222 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại sở giao dịch NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 105)

phiếu cho NHTM tại Việt Nam

Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động của các NHTM trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu trên thế giới hiện nay, chúng ta có thể rủt ra được những kinh nghiệm và những ưu điểm để áp dụng cho hệ thống NHTM tại Việt Nam như sau:

- Cơ cấu bộ máy hoạt động về lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu theo hướng chuyên nghiệp, có đầy đủ các bộ phận thực hiện và hỗ trợ nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu (bao gồm các bộ phận front offices, bộ phận kiểm soát rủi ro, bộ phận nghiên cứu, và bộ phận xử lý giao dịch). Đồng thời phải tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận này phải nhịp nhàng và thống nhất.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm, công cụ giao dịch hiện đại hoạt động trên cơ sở thời gian thực (real-time) và đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu (quản lý rủi ro, quản lý danh mục trái phiếu v.v..)

- Quản trị rủi ro cần phải có hiệu quả cùng với việc thiết lập đầy đủ các hạn mức cần thiết trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu. Bên cạnh đó, yêu cầu cần phải sử dụng các công cụ phân tích đánh giá mức độ biến động và rủi ro của từng trái phiếu và của cả danh mục trái phiếu đầu tư (Duration, Convexity, PV01 ...).

- Đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình đầu tư kinh doanh.

- Xây dựng chế độ khen thưởng - kỷ luật rõ ràng, nghiêm minh để vửa tạo nên động lực phấn đấu, vừa tạo nên sự răn đe cho các hoạt động vi phạm và phạm pháp.

- Xây dựng và phân tích các chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu trong khoảng thời gian xác định. Việc phân tích này cần phải thực hiện thường xuyên (theo tháng/quý/năm) để có thể nhận biết sớm được thực trạng của chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng, và đưa ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động.

Kết luận chương

Trên đây là một số khái niệm và kiến thức cơ bản thường được đề cập đến khi nghiên cứu về chất lượng hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu tại NHTM. Trên cơ sở đó, chương 2 sẽ nghiên cứu và đề cập đến thực trạng chất lượng hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1Một số nét về hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu tại NHNo&PTNT Việt Nam

Tại NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu được thực hiện tại Sở Giao Dịch và các chi nhánh (loại 1, loại 2) trong hệ thống. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam, Sở Giao Dịch và các chi nhánh (loại 1, loại 2) chỉ được chủ động đầu tư, kinh doanh các loại trái phiếu nội tệ gồm:

- Các loại Trái phiếu phát hành theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài Chính, bao gồm: Tín phiếu Kho Bạc, Trái phiếu Kho Bạc, Trái phiếu công trình Trung ương, Công trái xây dựng tổ quốc, Trái phiếu được Chính phủ Bảo lãnh

- Tín phiếu, Trái phiếu do NHNN phát hành

Còn đối với các loại trái phiếu bằng loại ngoại tệ khác, hoặc do địa phương, đơn vị khác phát hành, căn cứ tình hình thực tế, khi có nhu cầu cần mua, Giám đốc Sở giao Dịch, các chi nhánh theo quy định có văn bản đề nghị

Tổng Giám Đốc (qua Ban Kế Hoạch-Tổng Hợp) phê duyệt từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu giữa Sở Giao Dịch và các chi nhánh khác có sự khác biệt dựa trên chức năng, nhiệm vụ được NHNo&PTNT quy định. Cụ thể:

- Sở Giao Dịch là đơn vị duy nhất được NHNo&PTNT Việt Nam ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của toàn hệ thống. Chức năng đặc biệt này đã được ủy quyền cho Sở Quản Lý, Kinh doanh Vốn NHNo&PTNT Việt Nam (1 đơn vị trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam) thực hiện trong thời gian trước tháng 02/2009. Từ tháng 02/2009, Sở Giao Dịch được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam (cũ) và Sở Quản Lý Kinh doanh Vốn NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời được ủy quyền thực hiện chức năng trên. Trên cơ sở đó, hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu là một trong những hoạt động chủ yếu của Sở Giao Dịch nhằm đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu tại Sở Giao Dịch còn phụ thuộc vào thông báo hạn mức kinh doanh, đầu tư hàng năm của Tổng Giám Đốc.

- Các Chi nhánh (loại 1, loại 2) hoạt động chủ yếu là đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở tổng hạn mức kinh doanh, đầu tư được Tổng Giám đốc thông báo kèm theo Kế hoạch kinh doanh năm phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định hiện hành của NHNN, các chi nhánh sẽ không tham gia đầu tư vào một số loại trái phiếu được phát hành thông qua hệ thống đấu thầu thị trường mở tại NHNN: Tín phiếu Kho Bạc, Tín phiếu, Trái phiếu do NHNN phát hành, hoặc đầu tư kinh doanh các loại trái phiếu này trên thị

trường thứ cấp. Mặt khác, nhìn chung hiện nay, hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu tại các chi nhánh chưa phát triển, chủ yếu tập trung ở một số ít Chi nhánh có tiềm lực nguồn vốn dồi dào và thực hiện chiến lược đa dạng hóa danh mục tài sản. Nguyên nhân là do hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu đòi hòi tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi tương đối lớn và nguồn nhân lực trong lĩnh vực này phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt, nhiều chi nhánh hiện chưa đáp ứng được. Danh mục trái phiếu mà các Chi nhánh nắm giữ chủ yếu bao gồm: Trái phiếu Chính phủ (Công trái giáo dục), Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và Trái phiếu doanh nghiệp.

2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu

tại Sở

Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam

2.2.1 Giới thiệu chung về Sở Giao Dịch

Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay được thành lập tháng 2/2009 theo quyết định số 62/QĐ/HĐQT-TCCB của NHNo&PTNT trên cơ sở sắp xếp Sở Quản Lý Kinh Doanh Vốn và Ngoại Tệ NHNo&PTNT Việt Nam và Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam (cũ). Do đó, Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam (viết tắt là Sở Giao Dịch) có một số chức năng hoạt động của một chi nhánh thông thường, đồng thời là đơn vị đại diện theo ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam trong 1 số lĩnh vực và nghiệp vụ, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là đơn vị có con dấu, hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo Quy chế do Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam quy định.

Mặt khác, trong cơ cấu hoạt động hiện nay của Sở Giao Dịch bao gồm các hoạt động của Sở Quản Lý, Kinh doanh Vốn và Ngoại tệ trước kia, trong

đó có hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu. Hơn nữa, với chức năng của 1 chi nhánh thông thường, giai đoạn từ 2005-2009 Sở Giao Dịch không có hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu. Do vậy, việc phân tích thực trạng và chất lượng hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu của Sở Giao Dịch trong khoảng thời gian từ năm 2005-2009 thực chất là phân tích thực trạng và chất lượng hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu với vai trò là một trong những nghiệp vụ nhằm hỗ trợ cho chức năng quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam , bao gồm hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu của Sở Quản Lý, Kinh doanh Vốn và Ngoại tệ (trong giai đoạn từ 2005 đến trước tháng 02/2009) và hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu của Sở Giao Dịch (từ tháng 02/2009 đến nay)

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch 2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

* Thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống:

- Quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của NHNo&PTNT Việt Nam đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống và nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn.

- Quản lý và kinh doanh vốn, thực hiện lệnh điều chuyển vốn trên tài khoản tiền gửi nội, ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác, lệnh điều vốn cho các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đại diện cho NHNo&PTNT Việt Nam tham gia giao dịch trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn liên ngân hàng trong nước và quốc tế, thị trường mở, thị trường đấu thầu Tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá khác. - Trực tiếp thực hiện việc vay tái cấp vốn, vay thấu chi và vay vốn của các

tổ chức tín dụng khác theo lệnh của Tổng giám đốc. Kiểm tra, theo dõi các giao dịch vốn của Chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác, đảm bảo

Phòng Quản Lý, Kinh doanh Vốn Phòng Ngân hàng đại lý

Phòng Dịch Vụ Kiều Hối Phòng Điện toán

việc giao dịch thực hiện đúng quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, và duy trì an toàn thanh toán của hệ thống.

- Kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, chứng khoán vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Các chức năng, nhiệm vụ đầu mối khác được NHNo&PTNT Việt Nam ủy quyền thực hiện.

* Một số chức năng nhiệm vụ của chi nhánh

- Các nghiệp vụ huy động vốn: nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, nhận tiền gửi của cá nhân và các tổ chức v..v..

- Các nghiệp vụ tín dụng cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ và các loại cho vay khác theo quy định

- Các nghiệp vụ bảo lãnh. - Các hoạt động khác. 2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc và các phó giám đốc - 14 Phòng nghiệ_p vụ:

2.2.3.1. Mục đích đầu tư, kinh doanh trái phiếu

- Như đã trình bày ở phần trên, hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu được coi là một trong những nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng trong việc quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của NHNo&PTNT Việt Nam

trên cơ sở đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống và nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn.

- Giảm bớt rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng: Hiện nay, hoạt động cho vay trong các ngân hàng vẫn là chủ yếu, chiếm trên 70% tổng tài sản có. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được cải thiện song vẫn ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên. Như vậy, hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu với danh mục đầu tư an toàn ít rủi ro (bao gồm: TPCP hoặc Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) sẽ góp phần giảm bớt dòng vốn nhàn rỗi đầu tư vào kênh tín dụng và trên cơ sở đó sẽ giảm bớt rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

- Tìm kiếm lợi nhuận: Trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống, Sở Giao Dịch thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu chủ yếu từ nhận lãi Coupon định kỳ hoặc chênh lệch giá mua và bán lại trái phiếu, hoặc chênh lệch lãi suất từ việc repo, cầm cố trái phiếu với lãi suất thấp (chẳng hạn với NHNN) để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn cùng kỳ hạn.

- Tăng vị thế cạnh tranh, mở rộng thị phần hoạt động và nâng cao thương hiệu trong thời kỳ hội nhập thế giới: Hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp của Sở Giao Dịch dựa trên cơ sở phân tích, theo dõi tình hình biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước để đưa ra quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, với phương châm đa dạng hóa hình thức đầu tư, Sở Giao Dịch chính là nơi được triển khai thử nghiệm những sản phẩm, nghiệp vụ mới liên quan đến trái phiếu như các nghiệp vụ trái phiếu phái sinh. Sở Giao Dịch cũng tích cực đa dạng hoá đối tác giao

dịch, danh mục đầu tư trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn và tìm kiếm lợi nhuận tối đa.

2.2.3.2 Các hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu của Sở Giao Dịch.

Hiện nay, Sở Giao Dịch chủ yếu thực hiện nghiệp vụ mua hẳn, bán hẳn, repo (bán mua lại) trái phiếu với NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Bên cạnh đó, Sở Giao Dịch còn nghiên cứu triển khai và thực hiện thí điểm những giao dịch khác như đầu tư mua hẳn trái phiếu ngoại tệ, cầm cố trái phiếu vay vốn NHNN, repo trái phiếu với các tổ chức tín dụng (TCTD) khác trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Những nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu kể trên hiện đang được thực hiện và chịu trách nhiệm bởi phòng Quản lý kinh doanh vốn.

Hoạt động mua hẳn trái phiếu trên thị trường sơ cấp

Đối với các loại Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ/hoặc được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện chủ yếu qua hai kênh, đó là kênh bảo lãnh hoặc đấu thầu trái phiếu như sau:

- Bảo lãnh phát hành (chủ yếu tại Kho bạc Nhà nước) - Đấu thầu qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. - Đấu thầu qua hệ thống thị trường tiền tệ của NHNN.

Trong những năm qua, Sở Giao Dịch là một trong những thành viên tham gia thường xuyên, tích cực vào việc đầu tư trái phiếu qua các kênh phát hành trên.

Đối với các loại trái phiếu khác được đầu tư từ việc mua trực tiếp từ việc phát hành lần đầu của tổ chức phát hành thông qua việc thỏa thuận hoặc chấp nhận khối lượng, lãi suất và các yếu tố khác giữa Sở Giao Dịch và tổ chức phát hành.

Nhìn chung hoạt động mua hẳn trái phiếu trên thị trường sơ cấp nhằm đa dạng danh mục đầu tư, đa dạng hình thức đầu tư trong trường hợp nguồn vốn khả dụng của NHNo&PTNT Việt Nam không bị thiếu hụt.

Thị trường giao dịch tập trung:

Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam tham gia với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán các loại trái phiếu được niêm yết và được phép giao dịch tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà nội. Các đối tác của Sở Giao Dịch bao gồm: các NHTM, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư tại Việt Nam. Hoạt động mua bán trái phiếu trên thị trường này được thực hiện như sau:

Khi phát sinh nhu cầu mua bán trái phiếu, Sở Giao Dịch và các đối tác thỏa thuận thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu bằng hình thức ký hợp đồng hoặc thực hiện qua hệ thống giao dịch Reuters Dealing (hệ thống giao dịch tiền gửi, tiền vay, trái phiếu trên thị trường liên ngân hàng đạt chuẩn quốc tế và được sử dụng phổ biến tại các NHTM tại Việt Nam). Tiếp theo, hai bên sẽ đặt lệnh mua hoặc bán trái phiếu với khối lượng và giá cả như đã thỏa thuận tại công ty chứng khoán mà mỗi bên mở tài khoản giao dịch và lưu ký chứng khoán, hoặc giao dịch đặt lệnh trực tiếp qua hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà nội trong trường hợp là thành viên giao dịch trực tiếp. Sau khi giao dịch được hoàn tất, bên mua sẽ nhận được số lượng trái phiếu đặt mua và bên bán nhận được tiền bán trái phiếu.

Thị trường giao dịch phi tập trung

Do hầu hết TPCP được phát hành tập trung đều được niêm yết và giao dịch qua Sở giao dịch chứng khoán, vì vậy hàng hóa được giao dịch trên thị trường phi tập trung chủ yếu là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành nhưng chưa niêm yết và các loại công trái được người mua (thường là những người mua cá nhân) bán lại cho Kho bạc Nhà nước hoặc các NHTM.

Tính đến nay,Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam hầu như chưa tham

Một phần của tài liệu 0222 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại sở giao dịch NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w