Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý RRTD thực hiện tại các NHTM ở một số nước trên thế giới, một số bài học kinh nghiệm sau mà các NHTM Việt Nam có thể xem xét để vận dụng:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD; đồng thời xây dựng phương án xử lý nợ xấu theo quy định NH Nhà nước.
Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, phương án vay vốn nhằm mục đích lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả để cấp TD. Phân tách bộ phận trong quy trình giải quyết cho vay thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận thẩm định TD nhằm mục đích thẩm định TD khách quan, chuyên nghiệp; tăng cường biện pháp giám sát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ ba, nâng cao vai trò chủ lực về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là mục tiêu số 1 của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Thứ tư, xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ tài sản có, quản lý vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng các quy trình TD hiện đại và sổ tay TD theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại TD hữu hiệu.
41
thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống NH, quản lý nguồn vốn, tài sản,
quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên
NH, hệ thống giao dịch điện tử giám sát từ xa.
Thứ sáu, hoàn thiện hoạt động của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM Trung ương để quản lý và khai thác các khoản vay.
Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH, đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn của các NH hiện đại, kỹ năng làm việc ngày một tốt hơn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, tôi đã tổng kết được những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. ... Quản lý rủi ro tín dụng có tác dụng rất quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng cho vay có hiệu quả cũng có nghĩa là khách hàng sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao, qua đó Ngân hàng cũng có khả năng thanh toán lãi cho người gửi tiền. Như vậy nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới đã rút ra được bài học cho Việt Nam nói chung và ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh nói riêng để thực hiện việc quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn thông qua việc đánh giá thực trạng của ngân hàng, tìm ra nguyên nhân và những hạn chế còn tồn tại tại
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH
2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông
nghiệp và
Phát triển nông thôn Hà Tĩnh
Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh là đơn vị thành viên Ngân hàng cấp I trong hơn 100 chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam. Ngân hàng có Trụ sở chính tại Nhà số 1 Đường Phan Đình Phùng - Thị xã Hà Tĩnh. Tiền thân của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh là chi nhánh NHNo Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 115/NHQĐ ngày 24 tháng 8 năm 1991 của Thống đôc NHNN Việt Nam (thành lập cùng thời điểm tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Ngày 04 tháng 06 năm 1998, Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 198/1998-QĐ/NHNN5 về việc thành lập Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh.
Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: vừa trực tiếp kinh doanh vừa quản lý các Ngân hàng cấp III trực thuộc 11 huyện, thị xã là: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Thị xã Hà Tĩnh, Can lộc , Thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, hoạt động trên địa bàn kinh tế hàng hóa phát triển chậm, đời sống đại bộ phận nhân dân ở mức thấp; không biết bao khó khăn vất và, thử thách mà các thế hệ cán bộ Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh đã trả qua, đã đổ mồ hôi công sức để đưa Chi nhánh vượt qua giai đoạn chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, vượt qua sự
43
nghiệt ngã của cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển.