Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0232 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 65)

2.2.1.1. Phân loại nợ

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn

cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá RRTD của một ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đó là nợ xấu. Điều đó có nghĩa, việc phân tích quản lý RRTD trong NHNo&PTNT Việt Nam cũng là việc phân tích tình hình nợ xấu tại ngân hàng.

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Theo quy định của NHNN, các khoản vay được phân nhóm nợ thích hợp nhằm phản ánh tính chất, mức độ xảy ra của khoản vay đó từ đó NH có thể trích lập dự phòng hay xử lý rủi ro để giảm thiểu hậu quả đối với hoạt động kinh doanh. Trong các nhóm nợ thì các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 là các khoản nợ có mức độ rủi ro cao nhất (hay còn gọi là nợ xấu) và có nguy cơ dẫn đến mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Đối với các khoản nợ xấu, các tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu/Dư nợ

50

Bảng 2.3: Phân loại nợ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ xấu 97.374 166.514 146.833

Trong đó:

Ngắn hạn 48.325 106.179 59.066 Trung và dài hạn 49.049 60.335 87.767

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm -NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh chất lượng các khoản vay là khá tốt, tỷ lệ nợ xấu nằm trong phạm vi cho phép của NHTW. Tốc đô tăng của tổng dư nợ khá đều, tuy nhiên sự thay đổi của các nhóm nợ có sự khác biệt giữa các năm. Nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao (trung bình là 96%) và đáng chú ý là các khoản nợ nhóm 5 có dấu hiệu tăng lên.

Qua bảng 2.3 ta thấy các năm 2010, 2011, 2012 số nợ xấu gia tăng về mặt tuyệt đối. Cụ thể: năm 2010 là 97.374 triệu đồng; năm 2011 tăng lên 166.514 triệu đồng đến năm 2012 đã giảm xuống còn 146.833 triệu đồng. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản lý RRTD, đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai. Nợ nhóm 4 năm 2011 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010. Nợ nhóm 5 có xu hướng tăng với giá trị tương đối lớn qua các nă m. Về mặt tương đối, tỷ trọng nợ xấu có sự thay đổi ko đều trong đó tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể là năm 2010 nợ xấu chiếm 1,89%

51

trong tổng dư nợ, năm 2011 là 2,99% nhưng năm 2012 đã giảm xuống còn 2,25%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu luôn nằm trong mức an toàn của NHTW. Đó là mặt tích cực cũng như là sự nỗ lực hết sức mình trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh để hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

2.2.1.2. Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Việc phân loại nợ xấu cụ thể hơn nhằm xác định định hướng bước đi của toàn Chi nhánh trong thời gian tới.

Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Trong đó:

Doanh nghiệp tư nhân 3.653

Công ty cổ phần, TNHH 60.320 116.073 100.203

Hộ cá thể 33.401 50.441 46.630

Nguồn: Báo cáo công tác trích lập và xử lý RRTD NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2011 và có xu hướng giảm vào năm 2012 tuy nhiên về mặt tuyệt đối thì giá trị nợ xấu ngắn hạn vẫn lớn, tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2012 với tỷ lệ tăng 45% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khó khăn chung của nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng, các doanh nghiệp làm ăn lỗ, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng bên cạnh đó, dịch bệnh chăn nuôi cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.3: Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

2.2.1.3. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nợ xấu ở khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm tỷ trọng 60% - 70% và có xu hướng tăng so với năm 2010 trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2011 và có sự giảm nhẹ vào năm 2012. Nợ xấu khu vực thành phần kinh tế hộ cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng cũng có xu hướng tăng giống khu vực doanh nghiệp. Có thể thấy công tác sàng lọc trước cho vay vẫn chưa được thực hiện triệt để.

Bảng 2.5. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Qua số liệu trên có thể thấy thách thức trong công tác quản lý RRTD và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững đối với NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng.

Biểu đồ 2.4: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.2.1.4. Một số nguyên nhân của những rủi ro tín dụng

- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh để đầu tư bất động sản hoặc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn...). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng có đặc điểm sau:

+ Hạn mức cho vay không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khác hàng. Việc thẩm định KH lỏng lẽo dẫn đến không kiểm soát được vốn vay của KH.

+ Dùng tiền vay đề bổ sung nguồn thu dự kiến tuy nhiên gặp rủi ro trong quá trình thực hiện nguồn thu.

54

+ Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động của KH.

+ Thời hạn cho vay dài hơn so với mức cần thiết dẫn đến KH sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

- KH có hệ số nợ rất cao, trường hợp có thể vay để đáo hạn ngân hàng.

- Không đánh giá đúng tình trạng thực tế KH: Báo cáo tài chính của KH giả mạo hay báo cáo lỗ tuy nhiên giá trị các khoản phải thu, hàng tồn kho

tăng và giá trị lớn...)

- KH dùng quá nhiều tài sản bảo đảm là bất động sản để thể chấp tuy nhiên NH không kiểm soát được mức độ đầu cơ của KH, nguồn trả thường thu được từ chệnh lệch giá bất động sản.

Một phần của tài liệu 0232 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w