trưởng sẽ liên hệ với ngân hàng, đồng thời tổ trưởng cũng hướng dẫn các hộ này làm các giấy tờ cần thiết khác. Cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thẩm định điều kiện vay của từng hộ, thông báo quyết định đến tổ trưởng. Tổ trưởng báo cho các hộ theo đúng ngày ra ngân hàng lĩnh tiền va y. Sau khi vay vốn, tổ trưởng cũng sẽ có trách nhiệm theo dõi đôn đốc thúc các hộ trả nợ cùng với ngân hàng.
1.4. CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
1.4.1. Khái niệm về chất lượng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vayhộ sản xuất hộ sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một loại sản phẩm nào sản xuất ra cũng phải là sản phẩm mang tính cạnh tranh. Điều này có nghĩa là mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải có chất lượng. Các nhà kinh tế đã nhận xét: “ Chất lượng là sự phù hợp mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hoá nào đó”.
Như vậy , chất lượng hoạt động cho vay được thể hiện qua các quan điểm sau:
-Đối với khách hàng : Hoạt động cho vay đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng về lãi suất (giá sản phẩm), kỳ hạn, phương thức thanh toán, thủ tục đơn giản thuận tiện tuy nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc cho vay của ngân hàng.
-Đối với ngân hàng : Ngân hàng đưa ra các hình thức cho vay phù hợp với phạm vi, mức độ, giới hạn, của bản thân ngân hàng để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lợi nhuận.
-Đối với nền kinh tế : Chất lượng cho vay thể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế xã
hội đạt được của quốc gia, ở mức tăng trưởng tổng sản phẩm của xã hội, tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động , thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất
Hiện nay hoạt động cho vay vẫn chiếm khoảng 60-70% trong tổng tài sản có của ngân hàng thương mại. Vì thế sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc vào cho vay và chất lượng hoạt động cho vay. Việc đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ở các ngân hàng hiện nay thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
a. Chỉ tiêu định tính:
•Đảm bảo nguyên tắc cho vay:
Mọi tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên những nguyên tắc nhất định.
Do đặc thù của ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước do vậy có các nguyên tắc khác nhau. Trong đó nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng một khoản vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không?
Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số : 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Tại điều 6 nguyên tắc cho vay quy định rõ khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
-Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
-Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản vay nào cũng phải đảm bảo.
• Cho vay đảm bảo có điều kiện:
Trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số : 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Tại điều 7, điều kiện vay vốn: Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho khách hàng vay khi đủ điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài
Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
Điều kiện 2: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Điều kiện 3: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tu, phuơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều kiện 5: Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và huớng dẫn của Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam.
•Quá trình thẩm định
Thẩm định cho vay là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tu. Thẩm định là quá trình phân tích đánh giá dự án trên cơ sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ cho đua ra quyết định cho vay..
b. Chỉ tiêu định lượng:
Chỉ tiêu định luợng giúp cho ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặt chất luợng cho vay, giúp các ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời những khoản vay kém chất luợng. Các chỉ tiêu cụ thể mà ngân hàng thuờng dùng là:
-Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất : Doanh số cho vay càng lớn thì quy mô cho vay HSX càng lớn, doanh số cho vay HSX qua các năm tăng thì cho vay HSX đã đuợc mở rộng, hoạt động cho vay HSX của ngân hàng là mở rộng khi tốc độ tăng truởng doanh số cho vay HSX là duơng và nguợc lại, tốc độ tăng truởng của doanh số cho vay qua các năm càng cao thì tốc độ mở rộng cho vay HSX càng nhanh. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách chính xác về việc cho vay HSX của ngân hàng.
-Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất
Du nợ cho vay HSX
Tỷ trọng du nợ cho vay = --- x 100%
HSX Tổng du nợ cho vay HSX
cho vay của ngân hàng. Dư nợ HSX chỉ là một phần trong tổng dư nợ của ngân hàng, để phản ánh chất lượng cho vay HSX thì người ta còn quan tâm đến tỷ lệ dư nợ HSX trên tổng dư nợ của ngân hàng. Tổng dư nợ phản ánh quy mô ngân hàng , tổng dư nợ thấp phản ánh chất lượng tín dụng thấp, ngân hàng không mở rộng được hoạt động tín dụng, không thu hút được khách hàng. Mặt khác, tổng dư nợ cao thì chưa chắc chất lượng cho vay đã tốt vì dư nợ cho vay còn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng. Do vậy, phải xem xét tổng dư nợ trong mối quan hệ với việc phân tích câc yếu tố khách quan lẫn chủ quan đã ảnh hưởng dến chất lượng cho vay của ngân hàng.
-Tỷ trọng thu nợ hộ sản xuất
Doanh số thu nợ HSX
Tỷ trọng thu nợ = --- x 100%
HSX Tổng dư nợ cho vay HSX
Nếu doanh số thu nợ của hộ sản xuất cao thì rủi ro tín dụng thấp, việc thu hồi nợ cho vay đối với hộ sản xuất tốt hay không tốt tùy thuộc vào việc thẩm định, sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không của khách hàng và định kỳ trả nợ của cán bộ tín dụng.
Ngoài ra việc thu hồi nợ của hộ sản xuất tùy thuộc rất nhiều vào các điều
kiện tự nhiên như: Thiên tai, dịch bệnh, đây là rủi ro lớn nhất cho ngân hàng mà con người thường không kiểm soát được, hiện nay việc cho vay hộ sản xuất
theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn một phần nào đó đã giúp ngân hàng có giải pháp cụ thể để xử lý vấn đề này, để đồng vốn vay ngân hàng có thể được đến tay người nông dân như tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 của Nghị
hiện hành, đồng thời căn cứ dự án, phương án của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn; 2. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền (Như UBND tỉnh, Bộ Y tế hoặc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài việc xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định tại khoản 1 điều này, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể
đối với tổ chức, cá nhân vay vốn bị thiệt hại nặng, không có khả năng trả nợ. Tổ chức tín dụng cho vay được thực hiện khoan nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện tại còn tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh được công bố tại địa phương. Thời gian khoan nợ tối đa là 2 năm và số lãi tổ chức tín
dụng đã khoan cho khách hàng được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng”
Để tính được số thu hồi nợ cho vay đối với HSX có tốt hay không tốt thường được tính toán trong một thời gian, ví dụ tháng, quý, năm và tính trên số nợ gốc, lãi đến hạn hoặc là tính toán vào cuối kỳ dựa vào số nợ quá hạn gốc,
lãi phát sinh trong kỳ đó.
Tóm lại chỉ số về tỷ lệ thu hồi nợ đối với hộ sản xuất phản ánh về chất lượng cho vay đối với đối tượng này, tỷ lệ càng nhỏ phản ánh việc cấp tín dụng
đối với khách hàng hộ sản xuất là tốt, tỷ lên này lớn phản ánh chất lượng cấp tín dụng của tổ chức tín dụng kém (ngoại trừ các nguyên nhân khách quan nêu trên), tổ chức tín dụng cần phải xem xét lại quy trình cấp tín dụng, cách thức quản lý cũng như trình độ của cán bộ tín dụng cho vay đối với đối tượng này để
năm 2005 của Thống đốc NHNN Quyết định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tại khoản 5 Điều 2 có nêu“Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”
Nợ quá hạn đuợc phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau để làm căn cứ xây kế hoạch thu hồi vốn trong từng truờng hợp cụ thể :
Căn cứ vào thời gian quá hạn: - Nợ quá hạn duới 180 ngày
- Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày - Nợ quá hạn trên 360 ngày
Căn cứ theo khả năng thu hồi:
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100% - Nợ quá hạn có khả năng thu hooig 1 phần - Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi Căn cứ theo thời hạn của khoản vay:
- Nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn
- Nợ ngăn hạn của các khoản vay trung và dài hạn
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối Ngân hàng cũng thuờng xuyên sử dụng các chỉ tiêu nhu:
-Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn HSX
Du nợ quá hạn HSX
Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100%
HSX Tổng du nợ của HSX
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất luợng cho vay HSX. Du nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất luợng cho vay càng cao.
Để tính đuợc nợ quá hạn đối với hộ sản xuất, cũng nhu tổng du nợ của hộ sản xuất thì ngân hàng phải phải tích hợp trong phần mềm quản lý để
thuận lợi cho việc thống kê, báo cáo và khai thác đánh giá số liệu. Đối với khách hàng là hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì việc quản lý, phân loại trên hệ thống phần mềm IPCAS, do vậy việc lấy số liệu thống kê để đánh giá chất luợng tín dụng cho hộ sản xuất là rất chính xác.
Hoạt động Ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do đó việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng tác động trực tiếp đến sự tồn tại của các Ngân hàng.
-Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu HSX
Nợ xấu HSX
Tỷ lệ nợ xấu = --- x 100%
HSX Tổng du nợ của HSX
Tỷ lệ nợ xấu HSX là dấu hiệu trực tiếp cho biết nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Tỷ lệ này càng lớn thì Ngân hàng sẽ khó có khả năng thu hồi đuợc vốn vay, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng. Theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc NHNN “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định”
Nợ Nhóm 3 (Nợ duới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Nợ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Nợ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất von)bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đã được cơ cấu lại; -Tỷ lệ thu lãi:
Ngoài ra để đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất ngân hàng còn đánh giá bằng chỉ tiêu tỷ trọng thu lãi. Cho vay từ hộ sản xuất so với tổng thu lãi cho vay của ngân hàng.
Số lãi thu từ cho vay HSX Tỷ lệ thu lãi từ cho vay = --- x 100%
HSX Tổng số lãi thu từ cho vay
Tỷ trọng này càng cao thể hiện việc cho vay hộ sản xuất của ngân hàng có hiệu quả , phản ánh chất lượng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng.