Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0178 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 90)

Tại đa số các nước, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc phát triển loại hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay chung của họ. Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển. Tính đến nay, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loại hình rủi ro tương đối thấp, góp phần ổn định thu nhập cho các ngân hàng, nhất là tại các nước có khu vực công ty làm ăn kém hiệu quả.

- Những hiểu biết của người dân về các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và chất lượng của hoạt động này.

- Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi các ngân hàng phải có quy định, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng (trước, trong và sau khi cấp tín dụng) chặt chẽ, tỉ mỉ, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng đầy đủ, cập nhật do hình thức cho vay này chủ yếu là các món vay nhỏ và không có tài sản bảo đảm.

- Để phát triển hình thức cho vay này và bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng trung ương, các tổ chức

cho vay và các cơ quan quản lý hành chính khác.

- Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước trong khu vực hiện gặp phải những khó khăn như: thu nhập của người dân không ổn định; hệ thống thông tin tín dụng cá nhân chưa phát triển; các chính sách, quy định pháp lý liên quan đến cho vay tiêu dùng chưa hoàn thiện; cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sự tham gia ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng (tổchức, cá nhân) trong một thời gian nhất định, với một khoản chi phí nhất định do bên khách hàng phải trả cho ngân hàng. Trong đó, cho vay tiêu dùng là một hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân, hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, như: nhu cầu mua sắm nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, chi phí học hành, giải trí,...

Chương 1 đã khái quát được những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng: khái niệm, nguyên tắc tín dụng và vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế. Ngoài ra chương này nêu lên đối tượng và đặc điểm đặc thù của cho vay tiêu dùng từ đó đi vào cụ thể một số hình thức cho vay tiêu dùng cụ thể. Ngoài ra, chương 1 còn đưa ra một số bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại hàng đầu về bán lẻ của các nước trong khu vực lân cận Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển bán lẻ cho các ngân hàng thương mại của nước ta.

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng mạnh, mức sống người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng trở nên đa dạng và phong phú. Thị trường cho vay tiêu dùng là một thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng thương mại phải tập trung mở rộng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CN HÀ NỘI 2.1.Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt

Nam- Chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam (Maritime Bank) hi ện nay là một trong những ngân hàng thực hiện sớm nhất việc chuyên biệt hóa các phân khúc khách hàng. Theo đó, có 4 ngân hàng chuyên doanh được thành lập bao gồm: Ngân hàng Định chế Tài chính; Ngân hàng Doanh nghi ệp lớn; Ngân hàng Doanh nghiệp và Ngân hàng Cá nhân. Ngoài ra, Maritime Bank cũng đã lên kế hoạch đưa vào hoạt động thí điểm mô hình Trung tâm Tài chính Cộng đồng và Ngân hàng Giao dịch. Với việc phân tách từng nhóm đối tượng khách hàng và xây dựng đội ngũ nhân viên có tính chuyên biệt cao, Maritime Bank đạt được sự chủ động hơn trong việc nghiên cứu thiết kế từng loại sản phẩm dịch vụ, tăng tính cạnh tranh thông qua sự khác biệt hóa, đồng thời linh hoạt hơn trong việc triển khai phương án kinh doanh trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động khó dự đoán.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Maritimebank Hà Nội) là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 52/HDQT do hội đồng quản trị Ngânhàng TMCP Hàng Hải cấp ngày 17/8/1991. Chi nhánh được đặt tại 71 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động với tư cách là Ngân hàng cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Là một trong những Chi nhánh được thành lập sớm nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Maritimebank Hà Nội đã có những bước phát triển vững chắcvới sự phát triển toàn diện về mọi mặt: huy động vốn, tăng trưởng đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay và các hoạt động khác.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội là thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) Maritimebank Hà Nội có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ Ngân hàng quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện, công nghệ ngân hàng hiện đại nhất. Với phương châm “Tạo lập giá trị bền vững”, các hoạt động của chi nhánh ngân hàng Hàng Hải luôn hướng tới khách hàng, luôn nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, coi sự thành công của khách hàng như sự thành công của mình. Trong những năm qua, chi nhánh đã góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu củaNgân hàng Hàng Hải Việt Nam cả trong nước và quốc tế. Sau 26 năm không ngừng phát triển, Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, sau khi chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ngày 12/8/2015, với giá trị tổng tài sản 104.311 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam - Chi nhánh Hà Nội là một đơn vị độc lập trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và mở Tài khoản giao dịch tại NHNN của cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Hiện nay, Maritimebank Hà Nội có gần 100 cán bộ công nhân viên, bao gồm các phòng ban: Ban giám đốc, Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng khách hàng Doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng. Hệ thống Maritimebank đã chuyển từ mô hình quản lý phân tán sang mô hình quản lý tập trung theo ngành dọc:

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Hà Nội

2.1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc:

Giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của chi nhánh và dựa trên những ủy quyền của Tổng Giám đốc NHHH Việt Nam, giám đốc Chi nhánhthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình về các mặt nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc về các quyết định của mình. - Đề nghị Tổng Giám đốc về các việc quyết định thành lập, sáp nhập,

giải thể các Điểm giao dịch; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Trưởng phòng, phó phòng, các tổ điểm giao dịch...

2.1.2.2. Phòng dịch vụ khách hàng:

- Phòng dịch vụ khách hàng là nơi tư vấn, cung cấpcác sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng tới từng khách hàng. Tổ chức và xây dựng các kênh thông tin để khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng các sản phẩm, chương trình ưu đãi mới tại ngân hàng.

- Tổ chức ghi nhận, tổng hợp các ý kiến khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ ngân hàng để đưa lên ban lãnh đạo để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

- Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng (CIF), hồ sơ tài khoản tiền gửi thanh toán và các dịch vụ gia tăng theo đúng quy trình, quy định cung cấp dịch vụ hiện hành của MSB

- Thực hiện tư vấn, bán kèm, bán chéo các sản phẩm dịch vụ của đối tác phù hợp đối với khách hàng đến giao dịch tại quầy.

2.1.2.3. Phòng khách hàng cá nhân:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân.

Nhiệm vụ của phòng khách hàng cá nhân

- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của NHNN và NHHH Việt Nam.

- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHHH Việt Nam; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHHH Việt Nam đến các khách hàng cá nhân.

- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHHH Việt Nam.

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh, chiến lược huy động vốn cá nhân tại địa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh trên địa bàn.

2.1.2.4. Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp.

Nhiệm vụ của phòng KHDN

- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp.

- Thực hiện tiếp thu, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHHH Việt nam; làm đầu mối bán các sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng là các doanh nghiệp; nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho doanh nghiệp.

- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHHH Việt nam.

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch liên quan đến vay vốn, bảo lãnh...

- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHHH Việt nam

- Phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc Chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên.

- Lưu, quản lý hồ sơ doanh nghiệp.

- Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn bản nghiệp vụ tín dụng, tổ chức tập huấn, hội thảo thi tay nghề cho CBTD.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước.

- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các Chi nhánh trên địa bàn, đầu mối thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, đồng thời tổng hợp viết báo cáo các chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ quy định.

2.1.2.5. Phòng tổ chức hành chính

- Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến tổ chức của chi nhánh trong công tác thi tuyển, tiếp nhận, bố trí cán bộ theo đúng nguyên tắc quy chế tổ

chức.

- Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách đến làm việc.

- Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của Hành chính, văn thư, đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản theo yêu cầu của Ban Giám đốc, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan...

- Thực hiện công tác quản lý sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn phòng phẩm....

2.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

* Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Do đó, trong nhiều năm qua, Maritimebank Hà Nội đã khai thác triệt để những lợi thế của mình như uy tín Thương hiệu, chất lượng phục vụ, trình độ chuyên nghiệp của cán bộ phục vụ, thế mạnh về chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn... nên Chi nhánh Hà Nội luôn hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch, đồng thời luôn duy trì được nguồn vốn huy động ổn định, điều đó đã giúp Ngân hàng chủ động được nguồn vốn để phục vụ các hoạt động tín dụng, đầu tư của bản thân ngân hàng và thực hiện

1.Tổng thu điều chuyển vốn về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam để hỗ trợ vốn cho7.249 7.010 7.481 8.079

các chi nhánh khác trong hệ thống.

* Hoạt động sử dụng vốn:

Hoạt động cho vay vốn của Maritimebank Hà Nội tiếp tục được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn, bảo đảm cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Với lợi thế nguồn vốn huy động dồi dào, Maritimebank Hà Nội chủ động mở rộng hoạt động cho vay nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế thông qua hai kênh sử dụng vốn chính là đầu tư cho vay trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời của Maritimebank Hà Nội luôn đạt mứctừ 90%-93.5%trong nhiều năm qua.

* Kinh doanh ngoại tệ:

Ngoài lượng vốn huy động bằng ngoại tệ, Ngân hàng luôn chủ động có chính sách khuyến khích khách hàng là các tổ chức kinh tế bán ngoại tệ cho ngân hàng như áp dụng tỷ giá ưu đãi. Từ đó góp phần giảm sự lệ thuộc vào nguồn mua từ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ với Ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn mở rộng việc mua bán ngoại tệ đối với các khách hàng cá nhân có mục đích sử dụng ngoại tệ chính đáng.

* Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng :

Sự liên minh thẻ được thiết lập giữa NH TMCP Hàng Hải và các ngân hàng khác là điều kiện thuận lợi để Maritimebank Hà Nộiphát triển doanh số phát hành các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp qua các hình thức thanh toán cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm... Ngoài ra thẻ ATM của Maritime có lợi thế về hạn mức rút tiềnkhá cao từ 10-30 triệu/lần, 100- 250 triệu/ngày (cao nhất trong các ngân hàng) nên khá thuận tiện cho lượng lớn khách hàng khi sử dụng.

Số lượng tài khoản mở tại ngân hàng, đặc biệt là tài khoản cá nhân liên tục tăng, góp phần thúc đẩy các hoạt động thanh toán như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chuyển tiền, trả lương tự động, đã tạo thêm nhiều tiện ích trong giao dịch, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, góp phần mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Ngoài ra, ngân hàng còn có các hoạt động khác như trả lương qua tài khoản; cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán; quản lý ngân quỹ; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý;...

2.1.3. Kết quả kinh doanh

Trong những năm qua Maritimebank Hà Nội dựa trên sự chỉ đạo của NH

Một phần của tài liệu 0178 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 90)