Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vaytiêu dùng

Một phần của tài liệu 0178 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Để giảm thiểu rủi ro tài chính, nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng tiêu dùng dành cho khách hàng là các nhân và hộ gia đình, việc quyết định cho vay, giải ngân phải đảm bảo đúng thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định CVTD của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam và đúng pháp luật, cụ thể:

Đối với bộ phận quản lý rủi ro: cần phân tích chuyên sâu các vấn đề về

rủi ro ngành nghề của khách hàng vay vốn tiêu dùng, so sánh với các trường hợp vay vốn tương tự để nhận định về rủi ro và khả năng trả nợ vay của khách hàng. Để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro cần thiết phải tăng cường tiếp cận thực tế, năm bắt thông tin chung về nền kinh tế, thông tin về ngành nghề hoạt động của khách hàng, thông tin về các trường hợp gian lận, lừa đảo, những lỗ hổng về chính sách trong hoạt động tín dụng CVTD để tăng chất lượng công tác tham mưu cho lãnh đạo.

Đối với bộ phận quản trị tín dụng: Bộ phận này chịu trách nhiệm tiếp

nhận, kiểm soát và lưu trữ hồ sơ tín dụng, bao gồm việc giải ngân cho các khoản vay và thu nợ theo đề xuất của bộ phận quan hệ khách hàng. Để góp phần vào quy trinh kiểm soát rủi ro tín dụng, bộ phận này cần thiết phải đảm bảo tính nguyên tắc của hoạt động tín dụng. Đối với các trường hợp xử lý linh

hoạt, cần kiểm soát chặt chẽ việc bổ sung hồ sơ CVTD; chỉ áp dụng biện pháp này đối với các trường hợp thực sự cần thiết và cấp bách và phải được sự phê duyệt của Ban lãnh đạo.

Thực hiện tốt việc phân tán rủi ro trong cho vay tiêu dùng: việc phân

tán rủi ro CVTD cần thực hiện theo hướng.

Mở rộng danh mục sản phẩm CVTD để phân tán rủi ro.

Thực hiện nghiêm túc các quy dịnh về tài sản đảm bảo, nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng.

Bên cạnh việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng với quyết định 493 và Thông tư 18 của NHNN thì chi nhánh cần có một số biện pháp kỹ thuật là:

Cần có phương án về việc trích lập dự phòng rủi ro theo cách cách có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế của ngân hàng. Viêc trích lập dự phòng tín dụng không chỉ theo kế hoạch từng quý đã nộp NHNN mà có thể thực hiện trích lập dự phòng theo kỳ hạn ngắn hoặc dài hơn tuỳ thuộc vào hoạt động CVTD của ngân hàng miễn là đảm bảo được kế hoạch nộp NHNN về trích lập dự phòng.

Thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng, với các công cụ tài chính như: sử dụng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hơn đồng tương lai...

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải tiên hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp các điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Ví dụ: Ngân hàng cần có những quy định riêng về quy trình cho vay đối với khách hàng thường xuyên và có uy tín trong việc thanh toán nợ vay. Cụ

thể: Ngân hàng thỏa thuận cấp một mức dư nợ tối đa cho khách hàng trong thời hạn nhất định. Căn cứ vào mức dư nợ, khách hàng chỉ phải làm một lần các thủ tục cần thiết như hợp đồng tín dụng, biên bản cầm cố; thế chấp tài sản,.. .Những lần vay tiếp theo khách hàng chỉ cần làm giấy nhận nợ và giấy rút tiền. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian cho Ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu 0178 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)