Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0242 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 109)

Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nói riêng không thể thiếu sự chỉ đạo quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đối với hoạt động đầu tư dự án thì vai trò chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định về quy chế cho vay đối với khách hàng; tham gia thẩm định các dự án với tư cách là thành viên Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước và theo dõi thực hiện nghiệp vụ này trong hệ thống NHTM. Với vai trò là cơ quan quản lý, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh như: ban hành các công văn, văn bản hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý mới để các NHTM hoạt động đúng hướng; thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các sai phạm tại các NHTM. Nhờ đó, chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM đã có nhiều chuyển biến.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động cho vay dự án nói riêng tại các NHTM (trong đó có SeABank), trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt một số điểm sau:

- Thực hiện chức năng chỉ đạo, định hướng và xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng nhiều chiều có chất lượng cao có thể cung cấp cho các NHTM. Hiện nay, nguồn thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) chủ yếu do các NHTM báo cáo. Thông tin tại CIC thường không được cập nhật, chất lượng không cao chủ yếu do việc thực hiện chế độ báo cáo của các NHTM không nghiêm chỉnh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thông tin tại CIC, cần có các định chế bắt buộc các NHTM thực hiện nghiêm

chỉnh việc cung cấp các thông tin cập nhật, kịp thời về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng... của các doanh nghiệp với các ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ các NHTM phát triển đội ngũ nhân viên, đồng thời trợ giúp về mặt thông tin và kinh nghiệm thẩm định dự án.

- Tăng cường các hoạt động giám sát và thanh tra đối với các NHTM. Tập trung trọng điểm vào các địa bàn thành phố lớn và các chi nhánh có biểu hiện yếu kém trong hoạt động tín dụng. Xử lý nghiêm khắc những sai phạm của các NHTM

- Yêu cầu các thành viên trong Hiệp hội ngân hàng trên các địa bàn phải thực hiện đúng cam kết đã ký như các vấn đề về đồng tài trợ, cạnh tranh lành mạnh. Tránh tình trạng ngân hàng tìm mọi biện pháp để lôi kéo khách hàng dẫn đến việc đầu tư tràn lan kém hiệu quả. Xác định hướng đầu tư cho các NHTM trong từng thời kỳ theo quy hoạch định hướng phát triển kinh tế của đất nước để định hướng hoạt động đầu tư của các NHTM như cần tập trung vào ngành nào, thành phần kinh tế nào, khu vực nào.

Ket luận chương 3: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt là nội dung thẩm

định dự án tại SeABank, chương 3 Luận văn đã đưa ra 9 giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại SeABank và những kiến nghị hết sức cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nói riêng.

KẾT LUẬN

Chất lượng thẩm định dự án đầu tư luôn là yếu tố trọng tâm quyết định chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.

Nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả. Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định DAĐT là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên

quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ bản Luận văn này, tác giả đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ vấn đề cơ bản về công tác thẩm định dự án tại các NHTM.

Thứ hai, đánh giá đúng mức thực trạng chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á trên 2 khía cạnh: Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Đây thực chất là những vấn đề bức xúc về chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cần tập trung giải quyết.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Ngoài ra, Luận văn cũng đưa ra được một số kiến nghị đối với Chính Phủ, các Bộ, Ngành và với Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo đảm tính khả thi của các giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

Mặc dù Luận văn đã đạt được những kết quả nhất định, song không tránh khỏi có những hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự phản biện, tư vấn khách quan để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Như Minh đã tận tình hướng dẫn em trong việc nghiên cứu và hoàn thành để tài này, xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học - Học viện Ngân hàng, Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã tạo điều kiện về thời gian và tài liệu nghiên cứu hoàn thành Luận văn này.

* Nội dung thẩm định về chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu

khu vực phía Bắc công suất 100.000m3/năm

a. Tư cách pháp lý:

Chủ đầu tư dự án - Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí có trụ sở tại số 148 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân đầy đủ được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103021668 do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày 28/12/2007.

Ngành nghề SXKD: Sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học và các dịch vụ có liên quan; Đầu tư phát triển kinh doanh vùng cây nguyên liệu phục vụ sản xuât nhiên liệu sinh học; Sản xuất và kinh doanh phân bón hoá học, phân vi sinh, vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành nông, lâm nghiệp; Đại lý kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu nhớt, chất đốt, gas, khí hoá lỏng; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hoá dầu, dầu mỡ bôi trơn, dung môi các loại.

b. Lịch sử phát triển

Công ty được thành lập vào cuối năm 2007 với phần vốn chủ yếu thuộc tập đòan dầu khí Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Công ty là tiến hành xây dựng và đưa nhà máy sản xuất Ethanol đi vào hoạt động hiệu quả. Các cổ đông lớn của Công ty đều thuộc tập đòan dầu khí Việt Nam nên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có khá nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành xây dựng và điều hành nhà máy.

c. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính

Qua số liệu tính tóan cho thấy

- Ve hoạt động sản xuất kinh doanh: Từ khi thành lập đến nay, trong quá trình thu xếp thủ tục pháp lý và lựa chọn nhà thầu ký Hợp đồng EPC, công ty tiến hành kinh doanh sắn và các nguyên liệu đầu vào sản xuất Ethanol, một mặt có được doanh thu cho công ty, mặt khác để tích lũy kinh nghiệm buôn sắn phục vụ cho việc kinh doanh của nhà máy sau này.

- Quy mô tài sản của Công ty phản ánh đúng tiến độ đầu tư của công ty vào dự án đang được triển khai. Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2008 là 55.464 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 36.530 triệu đồng và tài sản dài hạn là 18.933 triệu đồng.

- Hàng tồn kho: 2.732 triệu đồng tập trung chủ yếu ở vật tư hàng hoá: Dầu nhờn công nghiệp và sắn lát; cồn 99,5% và Gashol E5

- Tài sản dài hạn: 18.933 triệu đồng trong đó tài sản cố định hữu hình là 2.343 triệu đồng, Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 15,7 tỷ đồng là chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhà máy tại Phú Thọ.

- Nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2008 là 55.464 triệu đồng, chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu do các cổ đông góp trong năm 2008. Đến 31/12/2008, công ty đang trong giai đoạn đàm phán với các tổ chức tín dụng để tiến hành thủ tục vay đầu tư dự án nên trên bảng cân đối chưa phản ánh khoản mục nợ vay Ngân hàng.

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 54.231 triệu đồng, đây là số tiền do các cổ đông đóng góp. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2008 là 27,5 lần, khả năng thanh toán nhanh là 24,87 lần cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Doanh nghiệp bắt đầu thành lập cuối năm 2007 và doanh thu chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Lợi nhuận sau thuế /doanh thu và Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu thấp, lần lượt là 1,92%; 0,31% là do công ty mới được thành lập từ cuối năm 2007 nên trong năm 2008 công ty chưa hoạt động nhiều, tập trung chủ yếu vào việc quản lý dự án nhà máy sản xuất Ethanol.

Vùng nguyên liệu Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung

Bộ Tổng

Sản lượng (tấn/năm) 719,61

3 400,200 3 492,43 1,612,246 Sản lượng sắn thu mua

(tấn/năm) 0 334,76 186,170 0 229,07 0 750,00

Sản lượng sắn lát khô tương

ứng 0 111,59 62,060 76,360 250,010

PHỤ LỤC 2

Hồ sơ pháp lý của dự án:

- Báo cáo Dự Án do Công ty PVB lập tháng 01/2009;

- Giấy chứng nhận đầu tư số 181023000138 do UBND tỉnh Phú Thọ cấp lần đầu ngày 12/08/2008;

- Báo cáo kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư Dự Án của Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng - Bộ Xây dựng ngày 15/02/2009.

- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở số 73a/TĐTKCS-CT của Sở Công thương - UBND tỉnh Phú Thọ ngày 25/02/2009.

- Quyết định số 02a/QĐ-HĐQT ngày 26/02/2009 của Hội đồng quản trị PVB về việc Phê duyệt Dự Án.

- Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 03/03/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ v/v thu

hồi và giao đất cho Công ty PVB thuê đất.

- Quyết định số 500/QĐ-UBND ngày 04/03/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

PHỤ LỤC 3

Vùng nguyên liệu cung cấp sắn cho nhà máy

Sản lượng (tấn/năm) 649,38 9

702,55

7 1,351,946

Sản lượng mía thu mua từ nhà máy

đường để gia công nước mía (tấn/năm) 240,17 0

259,83

0 0 500,00

Tỷ trọng giữa các vùng 48.03% 51.97% 100.00

STT Tên Nhà máy Địa chỉ Công suất (m3/năm)

Tổng vốn đầu tư (tỷ

đồng)

Suất đầu tư (1.000 đồng/L) 1 NM etanol NLSH khu vực phía Bắc của Cty PVB Tam Nông, Phú thọ 100.000 1.317 13,2 2 NM etanol Đại Tân của Công ty Đồng Xanh

Quảng Nam 100.000 600 6,0

3 NM của Cty CP etanol Việt Nam

Đắc Lắc 66.000 700 10,6

4 NM etanol NLSH miền Trung của TĐ Dầu khí VN

Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi

100.000 1.472 14,7 5 NM etanol của Cty TNHH Đại Việt KCN Tam Thắng, Đắc Nông 50.000 600 12,0 6 NM etanol của Cty Tùng Lâm

Xuân Hoà, Xuân

Lộc, Đồng Nai 60.000 700 11,7 7 NM sx etanol của

Bộ CN, mỏ và Năng lượng CPC

tỉnh Kampong

Speu, Căm-pu-chia 36.000 40 triệu

USD 20,0

PHỤ LỤC 4

ĐÁNH GIÁ SO SÁNH SUẤT ĐẦU TƯ CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ETHANOL NHIÊNLIỆU SINH HỌCTRONGVÀNGOÀI NƯỚC

Cơ sở cân nhắc đầu tiên trong việc đánh giá khả thi việc xây dựng Nhà máy sản xuất etanol nhiên liệu sinh học là công suất và giá xây dựng của Nhà máy. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc nhiều vào hãng bản quyền công nghệ, xuất xứ thiết bị, lãnh thổ nơi đặt Nhà máy và rất nhiều yếu tố khác. Dưới đây là bảng so sánh suất đầu tư tại một số nhà máy tại Việt nam và trong khu vực:

8 NM etanol của Cassava Agro Industries Service Nigeria 200.000 115 triệu USD 10,3 9 NM etanol của LBL Network Co. Ltd Indramayun Sumedang, West Java, Indonesia 200.000 100 triệu USD 9 10 NM của Tianguan Ethanol Chemical Group Co., Ltd Nanyang, Henan,

Trung quốc 300.000 155 triệu

USD 9,3

Trong bảng trên, hầu hết các Nhà máy đều dùng thiết bị Trung quốc. Nhà máy ở Căm-pu-chia có xuất xứ Hàn Quốc có suất đầu tư cao hơn, tuy nhiên, hiệu suất không cao, chi phí đầu vào lớn và phần lớn toàn là các nhà máy của tư nhân. Nhà máy etanol nhiên liệu sinh học miền Bắc và miền Trung sử dụng công nghệ Delta-T (Mỹ) do nhà thầu Alfa Laval Ản độ xây dựng nhà máy chính. So với các nhà máy công nghệ Trung quốc thì suất đầu tư của Nhà máy của PVB có cao hơn nhưng so với suất đầu tư của các nhà máy tại Mỹ thì thấp hơn do các nhà máy của Mỹ có nguồn nguyên liệu đầu vào là ngô.

Đối với nhà máy sản xuất etanol từ sắn thì thông thường suất đầu tư phải cao hơn dùng nguyên liệu ngô do sự phức tạp hơn trong việc chuyển hoá nguyên liệu thô thành bột, xử lý nước thải và các chất thải khác. Theo các so sánh trên thì nhà máy của PVB tương đối đạt các tiêu chí đầu tư và nằm trong khoảng chấp nhận được do dùng thiết bị của các nước G7. Từ các phân tích trên, có thể thấy là mức đầu tư cho nhà máy của PVB thoả mãn các điều kiện cần thiết để đạt được hiệu quả mong muốn trong báo cáo đầu tư (DFS).

Một phần của tài liệu 0242 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w