Cũng giống như các NHTM khác, SeABank áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản đầu tư cho vay. Các biện pháp bảo đảm tiền vay mà SeABank hiện đang áp dụng bao gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3; bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay, SeABank có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay nêu trên.
- Yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ thống quán triệt và thực hiện nghiêm túc các
chỉ đạo của SeABank về đảm bảo tiền vay: Các dự án cho vay mới nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Các hợp đồng thế chấp, cầm cố phải qua công chứng (nếu pháp luật quy định), đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.
- Khi nhận tài sản thế chấp, cầm cố ngoài các thủ tục về giấy tờ, cần đi kiểm tra thực tế từng tài sản để xác định chính xác quyền sở hữu tài sản của khách hàng vay vốn, mối quan hệ của chủ tài sản và bên vay nhằm ngăn chặn và tránh hiện tượng lừa đảo làm giả các giấy tờ sở hữu.
- Tài sản đảm bảo thế chấp phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý và kinh tế theo quy định hiện hành, đảm bảo không có tranh chấp. Khi thực hiện nội dung này, ngân hàng cần yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
- Nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro dài hạn. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tài sản bổ sung đối với các khoản cho vay dự án chưa đủ tài sản thế chấp theo quy định.
- Tài sản nhận bảo đảm phải được phép giao dịch và có tính thanh khoản cao, khi xử lý thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng.
3.2.8. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định dự án
Để đảm bảo quy trình, quy chế thẩm định được tuân thủ đúng đắn, đầy đủ, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Hội sở chính cũng như các chi nhánh SeABank đối với nghiệp vụ này. Công tác này phải được tiến hành cùng với các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến khi kết thúc quá trình thẩm định, bao gồm 3 giai đoạn:
- Kiểm soát trước: Giai đoạn này dựa vào dự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra, mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện, cụ thể: CBTD đã hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành chưa?; Hồ sơ vay vốn có chắc chắn do khách hàng tự lập không?; CBTD chỉ giải thích hay hướng dẫn, không được làm thay; Bộ hồ sơ khách hàng đã đầy đủ và hợp lệ chưa?; CBTD đã tiến hành điều tra, thu thập đủ thông tin cần thiết chưa?
- Kiểm soát trong: tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ, sai sót về thủ tục... nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại sau này, việc kiểm tra nên tập trung vào: CBTD đã thẩm định khách hàng cẩn thận chưa?; Phương án hoặc dự án vay vốn có được đánh giá kỹ lưỡng không?; Trong quá trình thẩm định, CBTD có những khó khăn nào cần sự phối hợp nghiệp vụ, đã có hướng giải quyết khó khăn chưa?; CBTD có kết hợp thẩm định trên giấy tờ với kiểm tra thực tế không?; Thẩm định tài sản cầm cố, thế chấp có gì sơ hở, thiếu cảnh giác không?
- Kiểm soát sau: được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Mục đích, phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hòan thành, đảm bảo tính đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay.
Yêu cầu đối với người làm công tác kiểm tra, kiểm soát phải là người có kinh nghiệm, nắm rõ tường tận quy chế, quy trình thẩm định, có óc quan sát tinh tế, là người thận trọng và khéo léo bởi kiểm tra, kiểm soát nhưng phải tránh được dự phiền hà. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải có ý nghĩa dự phòng nhiều hơn là xử phạt.
3.2.9. Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư dự án
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là khó khăn do thiếu vốn, thiết bị, công nghệ lạc hậu, thiếu kinh nghiệm quản lý trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và vươn lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh. Khó khăn lớn nảy sinh trong hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm thế nào để lập được dự án một cách đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu thực hiện đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Do đó vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư là hết sức cần thiết. Vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư được thực hiện ở chỗ: Giúp chủ đầu tư xây dựng một dự án, tính toán nguồn tài trợ cho dự án với lãi suất như thế nào, tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiến quá trình kinh doanh, thu lợi sẽ diễn ra trong tương lai, đồng thời có cảnh bảo đối với chủ đầu tư về những rủi ro mà dự án có thể gặp phải để chủ đầu tư đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, SeABank phải tiến hành đồng thời các giải pháp nêu trên. Tuy nhiên, để đạt được điều đó còn phải có sự đóng góp của các nhân tố khác không thuộc phạm vi kiểm soát của ngân hàng. Đó là sự quan tâm, phối hợp của các cấp các ngành có liên quan trong việc ban hành các chính sách cũng như các quy chế cho toàn ngành.
3.3. Kiến nghị
Để hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay, bên cạnh những nỗ lực của bản thân các NHTM còn cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Tác giả xin nêu một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Cần có định hướng phát triển đối với từng ngành, từng địa phương cho phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế. Do từ trước tới nay, nước ta đều có định hướng phát triển với từng vùng kinh tế, từng địa phương nhưng việc định hướng chưa thực sự có
hiệu quả nên dẫn đến việc đầu tư tràn lan, nhiều sản phẩm dư thừa không tiêu thụ được. - Cần có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khóan phát triển là điều kiện cần thiết để xác định giá trị của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xác định đúng chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó xác định đúng tỷ lệ chiết khấu của dự án. Đồng thời, phát triển thị trường chứng khoán cũng góp phần giảm sức ép về vay vốn trung dài hạn đầu tư theo dự án của doanh nghiệp.
- Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực lập và thẩm định các DAĐT.
- Cần có các văn bản quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định dự án. Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt DAĐT.. Các bộ, Tổng công ty, Sở, UBND tỉnh, Thành phố khi xem xét phê duyệt DAĐT cho các doanh nghiệp cần phân tích thật kỹ lưỡng mọi mặt của dự án, tránh để tình trạng xem xét sơ qua sau đó phê duyệt mang tính hình thức, không tập trung, không mang tính khả thi để ngân hàng mất nhiều thời gian thẩm định nhưng kết quả lại không cho vay vì sự án không có tính hiệu quả kinh tế. Nếu cơ quan phê duyệt đầu tư có trách nhiệm về việc đánh giá tình hiệu quả của dự án thì sẽ là cơ sở để cán bộ thẩm định yên tâm hơn khi thẩm định tính khả thi của dự án.
- Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và hoàn thiện hơn nữa một số điều khoản trong các bộ luật. Nhà nước cần phải có một cơ chế chính sách ổn định để tạo tâm lý yên tâm làm ăn cho mọi nhà đầu tư, thu hút thêm các nhà đầu tư mới. Cải cách thủ tục hành chính, để tránh rắc rối, phiền toái cho các nhà đầu tư là hết sức cần thiết.
- Thiết lập một hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả. Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế tóan thống kê và thông tin báo cáo, số liệu kế tóan phải trung thực đầy đủ. Cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết tóan của các doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm tóan phải được tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả tài chính của chủ đầu tư phải được kiểm soát trước, trong và sau quá trình thẩm định dự án. Có như vậy, cán bộ thẩm định
mới có thể nhận được các thông tin trung thực, cần thiết cho quy trình thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin trong quá trình đầu tư dự án. Cần quy định rõ các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nghiêm trong các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả.
3.3.2. Đối với các Bộ, Ngành
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành: Hệ thống này sẽ giúp cho các ngân hàng trong công tác thẩm định dự án được hoàn thiện hơn bởi có các chỉ tiêu để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu của dự án với mặt bằng chung của toàn ngành.
- Củng cố các cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn, cơ quan cung cấp thông tin: Việc củng cố các cơ quan tư vấn để đáp ứng nhu cầu của các NHTM được thuận tiện khi cần có ý kiến của các chuyên gia tư vấn. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các bên tư vấn.
- Các Bộ và cơ quan chủ quản cần nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý; Kết quả thẩm định dự án này là căn cứ quan trọng để các ngân hàng bám sát, sử dụng trong quá trình thẩm định dự án.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự xây dựng, lập dự án đầu tư; kịp thời xây dựng và công bố rộng rãi quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ. để định hương các dự án đầu tư và khu vực, ngành, chương trình kinh tế ưu tiên và có hiệu quả, phục vụ phát triển đất nước.
- Bộ tài chính cần tham mưu Quốc Hội, Chính phủ ban hành các khung pháp lý, yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch tài chính để phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp cung như vay vốn tại ngân hàng. Bộ cần phối hợp thường xuyên với Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng thường xuyên, định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, dự án đầu tư lớn. nhằm có được các thông tin tin cậy về tình hình tài chính và tuân thủ các quy định về tài chính của Nhà nước.
- Hàng năm, các Bộ chủ quản như Bộ công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng cần ban hành các định mức giá, định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư. có tính đến mức lạm phát từng năm cho ngành
lĩnh vực cụ thể do Bộ ngành quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng thẩm định dự án, ngân hàng, tổ chức tài chính... có căn cứ khoa học và tin cậy trong việc lập DAĐT., tính toán chi phí đầu tư, xác định tổng mức vốn đầu tư, dự trù chi phí, kế hoạch sản xuất, doanh thu hàng năm. hợp lý, xác thực hơn. Do vậy, đề nghị các Bộ thường xuyên hệ thống hóa các thông tin ngành quản lý và công bố thông tin rộng rãi trên mạng, phương tiện thông tin đại chúng, trên trung tâm dữ liệu ... để chủ đầu tư và ngân hàng thuận tiện trong việc tra cứu và thảm khảo phục vụ hoạt động chuyên môn.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á nói riêng không thể thiếu sự chỉ đạo quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đối với hoạt động đầu tư dự án thì vai trò chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định về quy chế cho vay đối với khách hàng; tham gia thẩm định các dự án với tư cách là thành viên Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước và theo dõi thực hiện nghiệp vụ này trong hệ thống NHTM. Với vai trò là cơ quan quản lý, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh như: ban hành các công văn, văn bản hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý mới để các NHTM hoạt động đúng hướng; thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các sai phạm tại các NHTM. Nhờ đó, chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM đã có nhiều chuyển biến.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động cho vay dự án nói riêng tại các NHTM (trong đó có SeABank), trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt một số điểm sau:
- Thực hiện chức năng chỉ đạo, định hướng và xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng nhiều chiều có chất lượng cao có thể cung cấp cho các NHTM. Hiện nay, nguồn thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) chủ yếu do các NHTM báo cáo. Thông tin tại CIC thường không được cập nhật, chất lượng không cao chủ yếu do việc thực hiện chế độ báo cáo của các NHTM không nghiêm chỉnh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thông tin tại CIC, cần có các định chế bắt buộc các NHTM thực hiện nghiêm
chỉnh việc cung cấp các thông tin cập nhật, kịp thời về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng... của các doanh nghiệp với các ngân hàng.
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ các NHTM phát triển đội ngũ nhân viên, đồng thời trợ giúp về mặt thông tin và kinh nghiệm thẩm định dự án.
- Tăng cường các hoạt động giám sát và thanh tra đối với các NHTM. Tập trung trọng điểm vào các địa bàn thành phố lớn và các chi nhánh có biểu hiện yếu kém trong hoạt động tín dụng. Xử lý nghiêm khắc những sai phạm của các NHTM
- Yêu cầu các thành viên trong Hiệp hội ngân hàng trên các địa bàn phải thực hiện đúng cam kết đã ký như các vấn đề về đồng tài trợ, cạnh tranh lành mạnh. Tránh tình trạng ngân hàng tìm mọi biện pháp để lôi kéo khách hàng dẫn đến việc đầu tư tràn lan