Hoàn thiện phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu 0242 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 86)

Các phương pháp thẩm định dự án SeABank thường áp dụng là NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, một số dự án có tiến hành phân tích độ nhạy một chiều. Rất ít dự án được đánh giá độ nhạy nhiều chiều (theo sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào cùng lúc) hay phân tích tình huống. Nhieu dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức độ biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra. Đến nay chưa có dự án nào áp dụng phân tích bất định (Phân tích mô phỏng) sử dụng công cụ xác suất thống kê toán. Điều này dẫn đến chưa đánh giá được toàn diện các rủi ro của dự án.

SeABank cần có những quy định cụ thể mang tính thống nhất trên toàn hệ thống về các nội dung và phương pháp thẩm định dự án. Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tùy theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp, với mỗi phương pháp lựa chọn sẽ có các nội dung thẩm định tương ứng tuy nhiên cách tính toán các chỉ tiêu thì phải nhất quán.

Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự án phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thường nên tiến hành cả phân tích tình huống và phân tích mô phỏng (sử dụng công cụ xác suất thống kê).

Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, khi thẩm định DAĐT, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề thị trường của dự án. Trong đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là rất quan trọng. Do vậy, cần nghiên cứu các nhà sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm cùng loại trên thị trường để xác định xu hướng, mức độ cũng như đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường. Có thể nghiên cứu khả năng cạnh tranh dưới hai nội dung:

- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh trực tiếp là xem xét đánh giá sản phẩm của dự án so với sản phẩm hiện có trên thị trường về quy cách, chất lượng, giá cả, bao bì, mẫu mã, phương thức thanh toán. để thấy được ưu điểm của sản phẩm mình hơn hẳn sản phẩm khác.

- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh gián tiếp là đánh giá so sánh uy tín, kinh nghiệm.. .của chủ đầu tư với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Ngân hàng không chỉ nghiên cứu khả năng cạnh tranh hiện tại mà còn cả trong tương lai vì khả năng cạnh tranh trong tương lai mới là yếu tố quyết định khả năng trả nợ. Doanh nghiệp sử dụng công cụ cạnh tranh nào và phương thức hỗ trợ gì cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, ngân hàng cần đánh giá khối lượng sản phẩm dự kiến, thời gian thực hiện của dự án xem có phù hợp với vòng đời của sản phẩm hay không, trong thời gian hoạt động có những cải tiến, nâng cấp gì.

Đối với ngân hàng, thẩm định về phương diện tài chính là quan trọng nhất. Thẩm định về phương diện thị trường, kỹ thuật, công nghệ. là những tiền đề quan trọng và cần thiết cho thẩm định về phương diện tài chính. Tất cả những phân tích đánh giá về thị trường đầu ra của sản phẩm, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án, nội dung về phương diện kỹ thuật. nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Để phân tích hiệu quả tài chính của dự án, trước hết cán bộ thẩm định phải dự trù thu nhập, chi phí, thực chất là xác định các dòng tiền đặc trưng phát sinh. Có thể nói đây là bước quan trọng những cũng khó khăn nhất trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Xác định luồng tiền liên quan đến nhiều biến số mà chúng ta phải cân nhắc, chẳng hạn như:

- Các dòng chi điển hình: Vốn đầu tư ban đầu để hình thành Tài sản cố định; Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm; Chi phí sửa chữa bảo trì, bảo dưỡng; Chi phí hoạt động tăng thêm; Chi phí cơ hội.

- Các dòng thu điển hình: Lợi nhuận ròng do dự án mang lại; Khấu hao Tài sản cố định; Giá trị thanh lý của tài sản cố định khi kết thúc dự án; Vốn lưu động được giải

phóng khi kết thúc dự án,

Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể:

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.

- Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền, máy móc thiết bị, công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh

nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

- Chế độ thuế hàng năm, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được một hệ thống các chỉ tiêu tài chính cụ thể. Việc vận dụng tính các chỉ tiêu này cần đúng và đủ song quan trọng hơn là cán bộ thẩm định phải đưa ra được những đánh giá kết luận từ các chỉ tiêu đó và lựa chọn tiêu chuẩn chấp nhận dự án một cách chính xác, phù hợp với từng loại ngành nghề, đôi khi có sự ưu tiên về một khía cạnh nào đó của dự án.

Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu tài chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể gồm có:

- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của dự án: + NPV

+ IRR

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: + Nguồn trả nợ hàng năm

+ Thời gian hoàn trả vốn vay.

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực,vv... sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể.

Một phần của tài liệu 0242 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w