Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Thanh tra

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bắc ninh đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 94)

NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

3.3.1.1. Đổi mới việc bố trí, phân công cán bộ thanh tra chi nhánh

Thành lập Tổ Giám sát, phân tích độc lập thuộc Thanh tra chi nhánh: Hoạt động của Tổ Giám sát, phân tích được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của một Phó Chánh Thanh tra. Tổ này bao gồm các đồng chí thanh tra viên, cán bộ thanh tra có trình độ vi tính, có kỹ năng phân tích tổng hợp tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở, đủ sức tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra và Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh trong việc quản lý, giám sát các Tổ chức tín dụng, đặc biệt là các QTDND cơ sở trên địa bàn.

Tổ Giám sát trên cơ sở khai thác thông tin từ chương trình giám sát từ xa, khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường trong hoạt động của các QTDND cơ sở thì phải kịp thời thông báo và phối với các cán bộ thanh tra được phân công chuyên quản QTDND cơ sở đó để làm rõ nguyên nhân và báo cáo lãnh đạo cho hướng xử lý kịp thời. Trường hợp cần thiết, chủ động đề xuất tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất.

hiện theo đúng quy trình: Ket quả Giám sát từ xa là cơ sở, là tiền đề khi tiến hành thanh tra tại chỗ. Kết thúc thanh tra tại chỗ lại cung cấp nguồn thông tin cho Giám sát từ xa.

3.3.1.2. Nâng cao tính chủ động trong hoạt động thanh tra

- Chủ động trong việc thực hiện chương trình công tác thanh tra: Chương trình này được xây dựng trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra do Chánh Thanh tra NHNN Việt Nam xây dựng và chương trình công tác thanh tra của NHNN tỉnh Bắc Ninh. Do hàng năm, việc thực hiện các chương trình thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam là rất lớn (Như thanh tra, kiểm tra về hỗ trợ lãi suất, về cho vay theo lãi suất thỏa thuận, về hoạt động mua bán ngoại tệ... hoặc các chương trình thanh tra theo pháp nhân của Thanh tra NHNN Việt Nam) nên Thanh tra chi nhánh phải chủ động thực hiện xen kẽ chương trình công tác của NHNN tỉnh đã đề ra trong những khoảng thời gian chưa có chỉ đạo của NHNN Việt Nam, đảm bảo hoàn thành đúng chương trình, kế hoạch thanh tra đã đề ra.

Định kỳ hàng quý phải sơ kết, rút kinh nghiệm và báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc NHNN tỉnh và Chánh Thanh tra NHNN Việt Nam để có hướng chỉ đạo kịp thời.

- Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất hoạt động của các QTDND cơ sở: Việc kiểm tra đột xuất phải tiến hành trên diện rộng, ra quân đồng loạt và trong khoảng thời gian ngắn nhất để đối tượng được kiểm tra không có tâm lý chuẩn bị và đối phó trước. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo chuyên đề như về chất lượng tín dụng, việc phân loại nợ, công tác thu chi tài chính hoặc an toàn ngân quỹ. Có như vậy mới có khả năng phát hiện những tồn tại, sai phạm mà các QTD thường tìm cách che giấu mà qua những cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ, có thông báo trước thường không thể phát hiện được.

3.3.1.3. Xây dựng hồ sơ QTDND cơ sở

Hồ sơ QTDND cơ sở được thiết lập từ khi QTDND cơ sở bắt đầu được thành lập. Hồ sơ QTDND cơ sở bao gồm các thông tin về tổ chức bộ máy, tình hình hoạt động và các vụ việc tồn tại phát sinh. Việc quản lý, theo dõi hồ sơ QTDND cơ sở nào do chính cán bộ chuyên quản QTDND cơ sở đó đảm nhận. Việc cập nhật, bổ sung thông tin vào hồ sơ QTDND cơ sở được tiến hành định kỳ và đột xuất. Định kỳ 1quý 1 lần, cán bộ chuyên quản tổng hợp và cập nhật kết quả giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và việc thực hiện chỉnh sửa các kiến nghị của các cuộc thanh tra, kiểm tra vào hồ sơ QTD. Đột xuất khi có biến động về nhân sự, bộ máy hoặc phát sinh các vụ việc tồn tại, sai phạm, cán bộ chuyên quản theo dõi và cập nhật kịp thời vào hồ sơ theo quy định.

Việc lập hồ sơ QTD sẽ giúp lưu giữ tập trung, đầy đủ thông tin của QTD, những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những vấn đề còn phải tiếp tục theo dõi của QTD. Đây là nguồn thông tin ban đầu cung cấp cho các Đoàn khi tiến hành Thanh tra, kiểm tra QTD. Còn trong trường hợp thay đổi lại cán bộ chuyên quản, việc nghiên cứu hồ sơ QTD sẽ là cam nang giúp cán bộ mới nhanh chóng nắm bắt được thông tin và có cái nhìn toàn diện về đơn vị mình quản lý.

Bên cạnh đó, thanh tra chi nhánh cũng cần quan tâm đến việc hoàn thiện tủ sách thanh tra: Thanh tra chi nhánh hiện đã có tủ sách thanh tra. Tuy nhiên, tủ sách còn chưa phong phú và chưa được cập nhật thường xuyên. Trong khi đó, chính sách chế độ thường xuyên có sự thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung và có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các TCTD (là đối tượng thanh tra). Vì vậy, Thanh tra, giám sát chi nhánh phải tăng cường việc sưu tập, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để làm cẩm nang tra cứu khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bắc ninh đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 94)

w